« Home « Kết quả tìm kiếm

Về việc giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển


Tóm tắt Xem thử

- Sau hơn hai mươi năm mở cửa, Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới và cũng ngày càng được thế giới biết đến và quan tâm đến nhiều hơn..
- Điều này thể hiện rất rõ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật.
- Một thế hệ mới các nhà Việt Nam học trẻ người nước ngoài đầy nhiệt huyết đang kế thừa một cách xuất sắc thế hệ các nhà Việt Nam học gạo cội của những thế hệ đi trước.
- Số người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và làm việc ở Việt Nam có nhu cầu học tiếng Việt cũng nhiều hơn bao giờ hết.
- Theo đó, nghiên cứu cách giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài sao cho có hiệu quả nhất là việc cần thiết.
- Bởi, trong một chừng mực nhất định, có thể nói, ngôn ngữ chính là công cụ có vai trò như một chiếc cầu nối, là chìa khoá giúp họ – những người nước ngoài đến từ những nền văn hoá khác đến với Việt Nam, đi sâu vào nghiên cứu Việt Nam..
- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (IVIDES) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 03 năm 2004, đến nay mới được gần năm năm.
- Tuy nhiên, tuổi đời thực của Viện thì lại được tính từ ngày ra đời của Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hoá – tiền thân của Viện hiện nay (ngày 11 tháng 11 năm 1988).
- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển..
- qua, Viện vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu toàn Đại học Quốc gia trong việc thu hút, tập hợp các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng như các học giả từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đến học tập, làm việc và nghiên cứu về Việt Nam..
- Đối tượng học viên học tiếng Việt tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Ngay từ ngày đầu thành lập, Viện đã có Trung tâm dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài.
- Cần phải nói ngay rằng, đối tượng học viên học tiếng Việt tại đây cũng có những đặc thù khác với nhiều cơ sở dạy tiếng Việt khác.
- Viện chúng tôi chủ trương đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Việt chủ yếu cho những người nước ngoài có kế hoạch, ý định nghiên cứu hoặc đã và đang nghiên cứu về Việt Nam..
- Phần nhiều trong số họ là các nghiên cứu sinh đang trong quá trình thu thập, đọc tài liệu để viết luận án có liên quan đến Việt Nam.
- Số lớn khác là các sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Việt, hoặc Việt Nam học tại một số trường đại học ở chính quốc (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Ngoại ngữ Seoul, Đại học Ngoại ngữ Pusan, Đại học Chungwoon, Đại học Amsterdam.
- Lại cũng có những người học là những học giả, những nhà Việt Nam học thành danh như:.
- Yêu cầu và mục đích học tiếng Việt của nhóm đối tượng “chọn lọc” này không giống với nhóm đối tượng đông đảo (nhân viên công ty, người làm kinh doanh nhỏ, khách du lịch.
- đăng ký học tiếng Việt tại nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo khác như chúng ta vẫn thường thấy.
- Nói như thế không có nghĩa chúng tôi từ chối các học viên thuộc nhóm đối tượng này, nhưng cần phải nói ngay rằng đây không phải là đối tượng học viên chính của Viện.
- Và chúng tôi cũng không chủ trương khuếch trương, quảng cáo để thu hút nhóm đối tượng này..
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Việt tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Với đặc thù của đối tượng học viên như đã nói ở trên, nhiệm vụ của bộ phận giảng dạy tiếng Việt tại Viện là giúp họ nâng cao trình độ tiếng Việt để, trước hết, họ có thể giao tiếp được trong hội thoại hàng ngày, sau đó là đủ khả năng để trao đổi học thuật, tham dự các khoá học, các lớp học cùng sinh viên Việt Nam do các giáo sư, giảng viên Việt Nam giảng dạy.
- Để đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu, lãnh đạo Viện đã có quy định rất chặt chẽ trong việc tuyển chọn giáo viên dạy tiếng Việt.
- Người tham gia dự tuyển phải là sinh viên tốt nghiệp khoa hoặc chuyên ngành Ngôn ngữ học loại giỏi, nói giọng Hà Nội, không có khuyết tật về nói năng, có khả năng tự soạn bài, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc.
- Người trúng tuyển chỉ được nhận làm giáo viên chính thức sau một thời gian dạy thử và nhận được sự phản hồi tích cực từ phía học viên..
- Từ trước đến nay, tuy số lượng giáo viên dạy tiếng Việt tại Viện không nhiều nhưng chúng tôi cũng đã làm được một số việc đáng tự hào.
- Trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, chúng tôi đã biên soạn được nhiều sách, tài liệu giảng dạy tiếng Việt thuộc nhiều trình độ khác nhau cho người nước ngoài.
- Trong số đó, có những quyển đã được chọn làm tài liệu chính sử dụng rộng rãi ở tất cả các cơ sở đào tạo tiếng Việt cả trong nước lẫn nước ngoài và đã được tái bản nhiều lần, như:.
- 1) Thực hành Tiếng Việt B, Thực hành Tiếng Việt C (NXB Thế giới, 2001, tái bản có sửa chữa, 2005)..
- 2) Tiếng Việt trình độ A, tập I, tập II (NXB Thế giới, 2004, tái bản có sửa chữa, 2008)..
- 4) Bài đọc tiếng Việt nâng cao (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004)..
- Hiện nay, chúng tôi đã viết xong một cuốn giáo trình tiếng Việt dành riêng cho học viên cao học là người nước ngoài theo học ngành Việt Nam học tại Viện và đang chuẩn bị xuất bản..
- Hình thức lớp học tiếng Việt cho học viên nước ngoài tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Thủ tục nhập học tại Viện nói chung là đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho học viên.
- Người học có thể đăng ký học qua thư điện tử hoặc đến đăng ký trực tiếp ở Viện.
- Sau khi đăng ký, nếu người học đã biết tiếng Việt, họ sẽ được làm thử một bài kiểm tra trình độ (dianogstic test) cho cả bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết).
- Học viên được xếp lớp phù hợp với kết quả của bài kiểm tra trình độ và bắt đầu khoá học..
- Cũng do đối tượng học phần nhiều là người làm nghiên cứu nên hình thức lớp học chủ yếu là 1 sinh viên – 1 giáo viên.
- Bởi mỗi nghiên cứu sinh cũng như mỗi học giả có phạm vi quan tâm riêng, tài liệu riêng cần đọc..
- Trong trường hợp các học viên cùng trình độ, có cùng quan tâm thì họ có thể nhóm với nhau học cùng lớp với nhau (2 người, 3 người, hoặc nhiều hơn).
- Thời gian học cũng linh hoạt để tạo điều kiện tối đa cho học viên.
- Học viên sẽ phải làm hai bài kiểm tra cho mỗi trình độ: giữa kỳ và cuối kỳ.
- Toàn bộ bài kiểm tra được chúng tôi soạn theo một kiểu thống nhất tương tự như dạng bài thi TOEFL, với thang điểm tối đa là 100 điểm.
- Khi tiếng Việt của học viên đã đạt đến trình độ nhất định, người học có.
- thể mang tài liệu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của họ đến lớp đề nghị giáo viên hướng dẫn đọc hiểu.
- Hoặc theo đề nghị của nhiều học viên, Viện sẽ giới thiệu các giáo sư, các chuyên gia Việt Nam dạy chuyên môn cho họ bên cạnh việc học tiếng..
- Ngoài thời gian học trên lớp, học viên được tạo điều kiện thuận lợi để mượn sách từ thư viện của Viện, được sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có.
- Đặc biệt, học viên còn có thể tham gia các hoạt động khoa học cũng như ngoại khoá của Viện.
- Chính tại Hội thảo Việt Nam học lần này đã có khá nhiều nghiên cứu sinh Nhật Bản, Mỹ và các chuyên gia Hà Lan, Đức đang theo học tiếng Việt tại Viện tham gia báo cáo.
- Trong đó, một số người có thể viết báo cáo toàn văn bằng tiếng Việt với chất lượng tốt..
- Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
- Như chúng ta đều biết, ở các nước phát triển mà ngôn ngữ của nước đó đã được dùng phổ biến trên thế giới, trở thành ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp, từ lâu, họ đã có các tổ chức, các viện chuyên nghiên cứu về vấn đề dạy tiếng, ra đề thi, cấp chứng chỉ quốc tế đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên nước ngoài nói tiếng nước họ như một ngoại ngữ.
- Theo đó, họ đã có những phương pháp, thậm chí là công nghệ dạy tiếng rất hiện đại.
- Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, chúng ta không khó để tiếp cận được với những phương pháp, lý thuyết về vấn đề dạy tiếng của họ.
- Tuy nhiên, việc áp dụng không phải là đơn giản vì còn tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên, cơ chế giáo dục.
- Đây là vấn đề quá rộng, cũng không phải là điều mà chúng tôi có thể đề cập sâu hơn trong báo cáo này.
- Nói đến điều này, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nếu như chúng ta không thể làm được như họ, hoặc giả cũng không cần làm như vậy thì chí ít, chúng ta cũng phải có ý thức xây dựng cho được một hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ theo một chuẩn nhất định nào đó cho sinh viên nước ngoài có nhu cầu theo học tại các trường đại học ở Việt Nam cho dù số đối tượng này hiện nay chưa phải là lớn..
- Đây cũng chính là điều trăn trở của những người làm công tác dạy tiếng Việt tại Viện chúng tôi.
- Và trên thực tế, trong phạm vi Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, chúng tôi, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm giảng dạy cũng như qua tham khảo các hệ thống bài kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của các tổ chức quốc tế, đã cố gắng soạn được một bộ bài thi đầu vào, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ theo một “form” thống nhất, mang tính chuyên nghiệp cao..
- Trong quá trình giảng dạy, do đối tượng phần nhiều là người nghiên cứu nên yêu cầu mà họ đặt ra cũng không dễ dàng.
- Người dạy, ngoài việc thông hiểu, có thể giải thích được các hiện tượng ngôn ngữ còn phải có những kiến thức, hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hoá xã hội.
- lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện tối đa cho học viên được nói, được hỏi;.
- kích hoạt đến mức tối đa những gì họ được học từ giáo trình, giúp họ biến những từ ngữ có trong sách vở thành ngôn ngữ trong hành chức, tức là trong tư duy và giao tiếp.
- Phương pháp dạy tiếng hiện đại rất chú trọng đến việc lồng ghép các đặc trưng văn hoá của cộng đồng sử dụng thứ tiếng đó vào quá trình giảng dạy.
- Nói cách khác, dạy ngôn ngữ đồng thời là dạy văn hoá, đặc biệt là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đức tin.
- gắn với ngôn ngữ đó, bởi ngôn ngữ, về một phương diện nào đó, chính là tấm gương phản ánh các đặc trưng văn hoá dân tộc.
- Nói một cách hình ảnh, “thế giới tự nhiên được ánh xạ vào cái ống kính vạn hoa là ngôn ngữ của mỗi dân tộc, nơi định hình cái nhãn quan mang bản sắc của dân tộc đó”..
- Trên thực tế, có không ít nghiên cứu sinh, nhà nghiên cứu, ban đầu đến với tiếng Việt chỉ vì “phải” học để có công cụ đọc tài liệu, nhưng sau một thời gian thì họ trở nên thích, mê tiếng Việt, rồi mê cái đẹp và đôi khi là cả cái sắc mắc, huyền ảo đến “lạ lùng” của văn hoá Việt Nam mà họ tìm thấy được qua việc học tiếng..
- Về phương diện này, có thể nói, ngôn ngữ đôi khi là chiếc cầu nối quan trọng đưa nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đến với Việt Nam, và gắn bó với ngành Việt Nam học.