« Home « Kết quả tìm kiếm

Việt Nam học ở Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam học theo các chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam.
- VIỆT NAM HỌC (VIETNAMOLOGY) hay NGHIÊN CỨU VIỆT NAM (Vietnamese Studies), cũng như Đông phương học (Orientalism) hay Nghiên cứu phương Đông (Oriental Studies) với tư cách là các ngành khoa học thực sự chỉ được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang mở rộng bành trướng và chiếm đoạt các nước phương Đông..
- Việt Nam học ở phương Tây vì thế cũng đã manh nha từ thế kỷ XVI và bước sang thế kỷ XVII đã xuất hiện nhiều tác phẩm của các tác giả như Alexandre de Rhodes, Cristophoro Borri, Jean Baptiste Tavernier, William Dampier, Samuel Baron.
- Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp thì Việt Nam học của phương Tây (mà thực chất và chủ yếu là Việt Nam học của Pháp) mới thực sự trở thành một ngành học với các học giả nổi tiếng như Henry Maspéro, Léonard Aurousseau, Paul Pelliot, Léopold Cadière, Emile Gaspardonne, André Geoges Haudricourd, Madelein Colani, Pierre Gourou.
- Năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp thành lập, có trụ sở và thư viện chính đặt tại Hà Nội, đã trở thành trung tâm quan trọng nhất tập hợp các nhà Việt Nam học Pháp và phương Tây.
- Điều có thể dễ dàng nhận thấy là các tác giả này đều là các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc hay Ấn Độ chuyển sang nghiên.
- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển..
- cứu Việt Nam, nên họ nghiên cứu Việt Nam trong mối quan hệ đối sánh với Trung Hoa hay Ấn Độ và nhìn chung là chưa thoát ra khỏi quan niệm lấy châu Âu làm trung tâm.
- Việt Nam học thời kỳ Pháp thuộc được phát triển trong sự phát triển chung của nền Đông phương học phương Tây, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền học thuật lớn là Trung Quốc học và Ấn Độ học, tuy có đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về đất nước, con người Việt Nam, nhưng thực chất nó chính là công cụ của thực dân Pháp cho việc hoạch định các chính sách đô hộ và khai thác thuộc địa ở Việt Nam..
- Đã từ lâu trong lịch sử Việt Nam từng xuất hiện những nhà bác học lỗi lạc như Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,… với những tác phẩm bất hủ về đất nước, con người Việt Nam.
- Hoàn toàn có thể coi những công trình này là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng của Việt Nam học.
- Đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở nền học thuật truyền thống, nhiều trí thức Việt Nam tiếp thu được tri thức và phương pháp khoa học tiên tiến từ phương Tây đã nâng tầm các công trình khoa học của mình.
- Rồi ngay sau đó, hầu hết các nhà trí thức đó bằng nhiều con đường khác nhau đã đến với con đường cách mạng, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và trở thành những chuyên gia đầu ngành của nền khoa học xã hội nhân văn Việt Nam.
- Họ chính là những người khai sáng ra nền Việt Nam học Việt Nam hiện đại..
- Việt Nam học lúc đầu được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuyên ngành khoa học (chủ yếu là khoa học xã hội và nhân văn) nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam như Lịch sử Việt Nam, Văn hoá Việt Nam, Văn học Việt Nam, Nghệ thuật Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam, Kinh tế Việt Nam, Luật pháp Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Môi trường Việt Nam.
- Trên tinh thần ấy có thể lấy ngày khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45 thiết lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội làm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Việt Nam học Việt Nam hiện đại.
- Năm 1953, với sự ra đời Ban Văn Sử Địa và tiếp đó là sự thành lập các viện nghiên cứu, các khoa khoa học xã hội thuộc các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm và từ năm 1995 đến nay là các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu các bước phát triển mới của Việt Nam học Việt Nam theo hướng chuyên ngành..
- Phải khẳng định trong thời kỳ đầu mới xây dựng, Việt Nam học không thể không dựa vào các chuyên ngành nghiên cứu về Việt Nam có trước làm cơ sở nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển của mình.
- Sự trưởng thành của mỗi một ngành học cụ thể nghiên cứu về Việt Nam ở cả trong nước và ngoài nước đều có thể xem là một cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam học.
- Việt Nam học ở đâu thì cũng là nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam.
- Tuy nhiên Việt Nam học Việt Nam hiện đại khác căn bản so với Việt Nam học thời kỳ đầu mới hình thành ở phương Tây là ở chỗ các nhà Việt Nam học Việt Nam nghiên cứu Việt Nam với.
- mục đích và yêu cầu tự thân, nghiên cứu mình là để hiểu mình, để tìm ra cái mạnh, cái yếu của mình nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển của chính đất nước và con người Việt Nam..
- Việt Nam học liên ngành: Quá trình ra đời và những bước đi đầu tiên.
- Yêu cầu phát triển của khoa học là quá trình chuyên môn hoá, chuyên ngành hoá phải đồng thời với quá trình mở rộng liên kết, thâm nhập vào nhau, hoà quyện lẫn nhau giữa các chuyên ngành khoa học.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành (Inter-disciplinary) nảy sinh trong bối cảnh như thế và càng ngày càng trở thành xu thế quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Cùng với sự phát triển của phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp khu vực học (Area Studies).
- Khu vực học lấy không gian văn hoá - xã hội bao gồm các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu.
- Việt Nam học là một ngành khoa học “nghiên cứu một Việt Nam trong tính tổng thể của nó”, một ngành khoa học “nghiên cứu về một vùng đất, về con người ở vùng đất ấy với tất cả mối quan hệ với thiên nhiên, với lịch sử và xã hội về mọi mặt, làm nổi rõ những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam” 1 .
- Một ngành khoa học như thế sẽ khó có thể phát triển, thực hiện được đúng mục tiêu và chức năng của nó nếu như nó vẫn giữ nguyên các phương pháp tiếp cận chuyên ngành truyền thống và không chủ động chuyển dần sang hướng tiếp cận liên ngành và khu vực học.
- Như thế, có thể hình dung Việt Nam học Việt Nam bắt đầu được hình thành từ các khoa học chuyên ngành về Việt Nam, trưởng thành trong môi trường nghiên cứu chuyên ngành, rồi từ thành tựu của các khoa học chuyên ngành hay trên bệ đỡ của các khoa học chuyên ngành mà dần dần hướng tới liên ngành và khu vực học..
- Nói như thế, cũng cần phải loại trừ các khuynh hướng cực đoan coi Việt Nam học trùm lên các khoa học hay coi tất cả các chuyên ngành nghiên cứu, tất cả những đề tài, dự án có liên quan đến Việt Nam đều là Việt Nam học.
- Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng Việt Nam học trở thành một ngành khoa học đích thực trong phạm vi của học thuật, có đối tượng và phương pháp nghiên cứu cụ thể, rõ ràng..
- cứu Việt Nam và cử GS Phan Huy Lê làm Giám đốc, đứng ra xây dựng ngành Việt Nam học theo hướng nghiên cứu liên ngành.
- Qua gần một chục năm hoạt động, Trung tâm đã hoàn thành được nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, nhiều chương trình khoa học và đào tạo liên ngành, đặt quan hệ giao lưu và hợp tác với hầu hết các tổ chức nghiên cứu Việt Nam tại các trường đại học trên thế giới.
- Hàng năm, Trung tâm tiếp nhận hàng trăm thực tập sinh, nghiên cứu sinh và nhà khoa học nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và trao đổi khoa học, trong đó hàng chục người đã bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ.
- Qua quan hệ giao lưu, hợp tác, Trung tâm đã giới thiệu kết quả nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam ra nước ngoài.
- Trên cơ sở đó, Trung tâm đã đề xuất và đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất vào các ngày tháng 7 năm 1998 tại Hà Nội.
- Đây “thực sự là một cuộc hội tụ quốc tế quy mô lớn nhất của đại gia đình các nhà Việt Nam học toàn thế giới, giữa các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài cùng nghiên cứu về Việt Nam” 2 .
- Từ khi Việt Nam học được hình thành đã có nhiều cuộc hội thảo mang tính khu vực hay quốc tế như Hội thảo Euro-Viet ở châu Âu 3 , hội thảo hàng năm của Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản, hội thảo hàng năm của Hội Nghiên cứu Á châu của Mỹ hay Hội thảo về Việt Nam của Trung tâm Việt Nam của Đại học Công nghệ Texas.
- nhưng chưa có cuộc hội thảo nào đạt đến quy mô toàn thế giới và đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Việt Nam học như cuộc Hội thảo này.
- Đặc biệt, trong cuộc Hội thảo, lần đầu tiên các chuyên gia Việt Nam học không chỉ chia sẻ cho nhau quan niệm học thuật, phương pháp tiếp cận, mà xích lại gần nhau hơn trong mục tiêu nghiên cứu, thái độ hữu nghị, hợp tác.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét hết sức xác đáng rằng: “Đã từng có thời các công trình nghiên cứu Việt Nam có thể nhằm vào những mục đích từ bên ngoài (cai trị, xâm lược, truyền giáo, thăm dò thị trường.
- nhưng giờ đây, chúng ta tin tưởng rằng những thành tựu nghiên cứu của giới Việt Nam học quốc tế ngày càng hướng vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường sự hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển.
- Và chính cuộc Hội thảo hôm nay là một biểu tượng của sự hợp tác giữa các giới nghiên cứu Việt Nam và các học giả quốc tế” 4 .
- Cuộc Hội thảo đã mở ra một bước phát triển mới của Việt Nam học thế giới với vai trò trung tâm và chủ động của Việt Nam..
- Thật ra, thời kỳ từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, ngoài Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam cũng còn một số bộ môn, trung tâm, khoa của các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được mở ra và bước đầu cũng đã quan tâm đến Lịch sử, Văn hoá Việt Nam theo hướng liên ngành, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của các bộ môn, khoa và trung tâm này vẫn là giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài..
- Sau Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất, nghiên cứu liên ngành và khu vực học ở Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá đã bắt đầu trở thành phương hướng hoạt động chính.
- dạy tiếng Việt trước đây cũng bắt đầu tuyên bố sứ mệnh của mình là nghiên cứu và đào tạo cử nhân Việt Nam học như Bộ môn Việt Nam học thuộc Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Đông Nam Á học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ môn Việt Nam học của Trường Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng),....
- Trước nhu cầu phát triển của Việt Nam học cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức soạn thảo và ban hành Khung chương trình đào tạo Cử nhân Việt Nam học “cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học và Tiếng Việt” cho cả sinh viên nước ngoài và sinh viên Việt Nam.
- Trong Khung chương trình này, bên cạnh các môn học quen thuộc như Các dân tộc ở Việt Nam.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Thể chế chính trị Việt Nam.
- Địa lý Việt Nam.
- Việt Nam học ở Việt Nam từ sau Hội thảo quốc tế lần thứ nhất đã dần dần đi đúng vào quỹ đạo của sự phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của công cuộc Đổi mới, trở thành ngành khoa học có nhiều ưu thế phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển mới này của Việt Nam học, ngày Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với chức năng triển khai nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học về Việt Nam học theo hướng liên ngành và khu vực học..
- Thực hiện quyết nghị của Hội thảo khoa học quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất, với mục đích tập hợp, giới thiệu những thành tựu nghiên cứu về Việt Nam của các học giả trong nước và quốc tế, mở rộng hơn nữa các mối liên kết của các tổ chức và cá nhân cùng lấy Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu, nhìn nhận lại chặng đường đã qua và chuẩn bị cho chặng đường phát triển tiếp theo của Việt Nam học, tiến tới hình thành một cơ cấu liên kết giữa các nhà Việt Nam học trên toàn thế giới, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ hai được tổ chức vào các ngày tháng 7 năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh..
- Không giống như cuộc Hội thảo lần trước có tính chất như một đại hội biểu dương và tập hợp lực lượng, quan tâm đến tất cả các vấn đề, các lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam, cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ hai được khoanh gọn lại trong chủ đề Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại để các nhà Việt Nam học có điều kiện trình bày những nghiên cứu của mình theo hướng tập trung chuyên sâu.
- 212 báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam ở hầu hết các địa phương trong nước và 104 báo cáo của các nhà khoa học quốc tế đã đề cập đến tất cả những vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, lịch sử, văn học, ngôn ngữ Việt Nam.
- khoa học mang tính liên ngành hơn và Hội thảo đã dành riêng một tiểu ban Những vấn đề khu vực để các chuyên gia có điều kiện thảo luận sâu hơn về một lĩnh vực khoa học mới mẻ nhưng giữ vai trò cốt lõi của Việt Nam học là Khu vực học 5.
- Sau thành công của Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai, ngày Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Việt Nam học và giao cho Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển tổ chức thực hiện.
- Mục tiêu của chương trình đào tạo Thạc sỹ Việt Nam học là đào tạo những Thạc sỹ nắm vững và vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu khu vực, có kiến thức bao quát, toàn diện về các vấn đề liên quan đến Việt Nam nói riêng (chủ yếu là các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn), trên cơ sở đó có khả năng lý giải mối quan hệ tương tác giữa các hiện tượng xã hội, đồng thời có khả năng đi sâu nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về không gian văn hoá - xã hội từng vùng của Việt Nam với tư cách là một đối tượng nghiên cứu tổng hợp..
- Triển khai chủ trương này, đến nay, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tuyển được 4 khoá với gần 100 học viên cao học Việt Nam học, trong đó có hơn một chục học viên là người nước ngoài.
- Được sự đầu tư của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay Viện đang triển khai đề án nâng cao chất lượng đào tạo Thạc sỹ Việt Nam học ngang tầm với các cơ sở đào tạo Việt Nam học có uy tín hàng đầu thế giới.
- Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Viện cũng bắt đầu triển khai xây dựng khung chương trình và xin mở ngành đào tạo Tiến sỹ Việt Nam học từ năm 2010..
- Cùng với sự trưởng thành của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, nhiều cơ sở có nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam học trong thời gian qua cũng đang có những chuyển đổi căn bản.
- Bộ môn Việt Nam học thuộc Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2005 đã chính thức trở thành Khoa Việt Nam học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
- Tiếp theo Khoa Việt Nam học thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là 6 khoa khác thuộc các trường:.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm 2 (Xuân Hoà), Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế, Đại học Sài Gòn cũng được đổi thành Khoa Việt Nam học và tiến hành đào tạo Cử nhân Việt Nam học.
- Đồng thời trong khoảng thời gian này còn có 62 trường đại học và cao đẳng, trong đó phần lớn là các trường cao đẳng sư phạm ở hầu hết các tỉnh trên phạm vi cả nước vốn có các khoa đào tạo về du lịch và văn hoá đều đồng loạt mở ngành đào tạo Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn du lịch và văn hoá du lịch)..
- Như vậy có thể hình dung Việt Nam học ra đời từ nhu cầu của phương Tây nhưng dần dần lại trở thành một ngành học quan trọng của Việt Nam.
- Việt Nam học của Việt Nam cũng có cả một quá trình chuẩn bị lâu dài với nhiều thành tựu và các chuyên gia nổi tiếng theo từng chuyên ngành nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam.
- Tuy nhiên Việt Nam học với tư cách là một ngành khoa học theo nghĩa chặt.
- chẽ của khái niệm thì phải là Việt Nam học liên ngành.
- Từ tập hợp của các chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam sang Việt Nam học liên ngành là một bước chuyển biến căn bản của Việt Nam học Việt Nam hiện đại.
- Việt Nam học theo định hướng liên ngành gắn chặt với Khu vực học và khoa học phát triển thực ra mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ hơn chục năm nay, nhưng đã nhanh chóng xác lập được vị trí trong hệ thống nghiên cứu, đào tạo và đang trở thành một ngành khoa học mũi nhọn tham gia giải quyết nhiều vấn đề của khoa học và thực tiễn đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập..
- Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: Hội nhập là con đường phát triển của đất nước.
- Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề Việt Nam: Hội nhập và Phát triển sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá mức độ hội nhập hiện nay của Việt Nam, các điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập nhanh cũng như những cản trở và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Hội thảo cũng sẽ đặt ra và trao đổi kinh nghiệm của các nước đối với quá trình hội nhập của Việt Nam và dự báo tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam trong khoảng một thập kỷ tới..
- L ịch sử Việt Nam truyền thống .
- L ịch sử Việt Nam hiện đại .
- Văn hoá Việt Nam .
- Kinh t ế Việt Nam .
- Xã h ội Việt Nam .
- Pháp lu ật Việt Nam .
- Nông thôn, nông nghi ệp cổ truyền Việt Nam 28 16 03 9.
- Nông thôn, nông nghi ệp Việt Nam hiện nay .
- Văn học và Nghệ thuật Việt Nam .
- Các ngu ồn tư liệu phục vụ nghiên cứu Việt Nam và phương pháp khai thác, xử lý thông tin.
- Nh ững vấn đề về lý thuyết và phương pháp đào tạo Vi ệt Nam học trên Thế giới và Việt Nam.
- Nh ững nghiên cứu tổng hợp theo khu vực: Khu vực Thăng Long - Hà Nội, khu vực Nam Bộ và các khu v ực khác của Việt Nam.
- Quan h ệ quốc tế của Việt Nam với các nước và khu v ực.
- phân tích và đánh giá sâu sắc những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển.
- Đây là cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về Việt Nam học được tổ chức một cách bài bản, với những yêu cầu và nội dung cụ thể và trên quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
- Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc Hội thảo sẽ không chỉ góp phần cung cấp những hiểu biết khách quan, khoa học, toàn diện và xác thực về Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho mục tiêu Hội nhập và Phát triển của Việt Nam, mà còn trực tiếp nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam học ở cả trong nước và quốc tế, khẳng định vai trò trung tâm của Việt Nam học Việt Nam..
- 1 Việt Nam học (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất), tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000, tr.95..
- 2 Việt Nam học (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất), tập 1, sđd, tr.130.
- Toàn bộ nội dung cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ nhất đã được xuất bản thành 5 tập kỷ yếu Việt Nam học, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000..
- 4 Việt Nam học (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất), tập 1, sđd, tr.34..
- 5 Toàn bộ nội dung của cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ hai đã được xuất bản thành 4 tập kỷ yếu Việt Nam học, NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.