« Home « Kết quả tìm kiếm

Xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam-Những bài học từ các kinh nghiệm quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- Xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam - Những bài học từ các kinh nghiệm quốc tế.
- Hiện nay, Việt Nam - một đất nước với hơn 80 triệu người – đang đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực giáo dục.
- Những thách thức này bao gồm quản lý giáo dục không hiệu quả.
- phương tiện học tập nghèo nàn, tài liệu giáo dục không phù hợp và khả năng có được nền giáo dục chất lượng cao với chi phí hợp lý.
- Chính phủ Việt Nam đã đáp ứng những thách thức này bằng cách đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục- điều mà quốc tế thường gọi là Đối tác Công-Tư (public-private partnerships = PPP)- là cách để cải thiện tài chính và mở rộng quy mô giáo dục.
- Báo cáo đưa ra các kết luận với một số bài học cho việc đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa giáo dục tại Việt Nam.
- Việt Nam có một lịch sử lâu dài về phổ cập giáo dục và kế hoạch hóa tập trung, và giáo dục được cung cấp gần như hoàn toàn bởi chính phủ.
- Tuy nhiên, khi bắt đầu chuyển đổi từ một nền kinh tế theo định hướng kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường trong các thập niên 1980 và 1990, Việt Nam phải chứng kiến sự suy thoái trong việc cung cấp giáo dục trong khi hệ thống giáo dục phải cố gắng để thích ứng hoàn cảnh mới.
- Là một phần của việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục từ năm 1989, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách, trong đó có một cuộc cải cách nhằm phát triển một hệ thống giáo dục và đào tạo "phi-nhà nước" song song với hệ thống nhà nước.
- Hội nghị lần thứ tư của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản năm 1992 đã đưa ra các quyết định quan trọng cho sự phát triển tương lai của ngành giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
- Trong đó bao gồm các kế hoạch củng cố giáo dục công, việc hợp pháp hoá các tổ chức giáo dục tư nhân và xã hội hóa giáo dục..
- Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam.
- Xã hội hóa giáo dục do đó liên quan đến việc huy động toàn xã hội, đó là, tất cả các cơ quan nhà nước liên quan và các tổ chức cũng như cộng đồng, các lực lượng xã hội, tổ chức quần chúng, để phát triển và thực hiện giáo dục theo hướng dẫn Nhà nước.
- Kết quả là một sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục, và các loại trường học, kết hợp giáo dục chính quy, không chính quy và không chính thức và sự phát triển của các trường bán công, tư thục, và dân lập bên cạnh giáo dục công.
- Đáng chú ý là Việt Nam cũng đang phi tập trung hóa việc lập kế hoạch và quản lý giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục và khuyến khích toàn xã hội tham gia nhiều hơn trong việc cung cấp giáo dục.
- Xã hội hóa giáo dục đã mang lại một số kết quả tích cực.
- Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 một hệ thống giáo dục thống nhất và đa dạng đã được xây dựng ở các cấp từ giáo dục mầm non đến đào tạo tiến sĩ.
- cơ sở hạ tầng các trường đã được cải thiện, có các trường nội trú hoặc bán nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Đa dạng hóa giáo dục đã dẫn đến gia tăng số lượng sinh viên nhưng năng lực của các cơ sở giáo dục vẫn còn thiếu.
- Điều này gây nên các vấn đề về chất lượng giáo dục.
- Một vấn đề khác là sự lo ngại rằng người nghèo có thể bị bỏ rơi vì xu hướng thương mại hóa giáo dục (Nguyễn Lộc, 2006)..
- Những hiểu biết về mô hình Đối tác Công-Tư (PPP) trong bối cảnh quốc tế Trên toàn cầu, cho đến cuối thập niên 1980 giáo dục là mảng độc quyền của nhà nước.
- Kể từ đó, các chính phủ bắt đầu nhận ra rằng các nguồn lực nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản cung cấp giáo dục có chất lượng cho tất cả trẻ em.
- Do đó, đã có sự thay đổi trong chính sách cung ứng giáo dục hướng về khu vực tư nhân là khu vực đang trở thành đối tác quan trọng của nhà nước trong việc cung ứng giáo dục.
- Các tính chất phân biệt giữa việc cung cấp giáo dục do nhà nước và do tư nhân là giáo dục công được quản lý bởi nhà nước và tài trợ thông qua thu thuế.
- trong khi nguồn thu để thực hiện giáo dục tư nhân có nguồn gốc từ học phí và đóng góp của tư nhân..
- Theo truyền thống, khu vực tư nhân tham gia trong lĩnh vực giáo dục bằng việc cung cấp các dịch vụ giáo dục thông qua các trường phổ thông tư thục cũng như các trường trung cấp/cao đẳng/đại học tư.
- Các cách khác mà khu vực tư nhân có thể tham gia vào lĩnh vực giáo dục bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng như tòa nhà trường học, hay điều hành trường công theo hợp đồng hoặc cung cấp dịch vụ ăn uống, làm vệ sinh, bảo vệ, tuyển dụng và các dịch vụ hành chính khác..
- Tuy nhiên, mô hình Đối tác Công – Tư (PPP) có ý nghĩa vượt xa các hợp đồng giao dịch thông thường.
- Nó chứa đựng tinh thần đối tác và nhằm đạt được những giá trị và kết quả vượt xa những gì mà mỗi đối tác có thể cung cấp một mình.
- Đối tác Công - Tư nhân có thể được định nghĩa là 'một mô hình hợp tác phát triển, trong đó các thành viên từ khu vực tư nhân (công ty tư nhân, các quỹ tài chính, các nhóm hoặc các hiệp hội của doanh nghiệp) và khu vực công (Bộ Giáo dục, chính quyền địa phương và trường học) cùng nhau bổ sung kiến thức/kinh nghiệm và các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển.
- Bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân, PPP cũng có thể bao gồm các đối tác phi nhà nước.
- Quan hệ đối tác Công- Công chỉ bao gồm nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm cộng đồng và các doanh nghiệp/đơn vị phi lợi nhuận.
- Quan hệ đa đối tác liên quan đến tất cả ba khu vực: chính phủ, khu vực tư nhân và khu vực thứ ba - đôi khi được gọi Đối tác Công - Tư - Xã hội dân sự (public – private - civil society partnerships = PPCP).
- Các Mô hình Đối tác Công - Tư (PPP).
- Nói tổng quát thì PPP có thể được chia thành 3 loại, thể hiện những đặc điểm khác nhau trong mục đích và thiết kế, cũng như vai trò của các đối tác tương ứng:.
- PPP từ thiện sử dụng (quỹ) từ thiện của công ty • PPP hợp đồng dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa các cơ quan công và các đối tác tư nhân để cung cấp dịch vụ đổi lấy thù lao của chính quyền hoặc bằng cách tính phí người dùng • PPP thực thể là các thể chế, mới được thành lập hoặc tạo ra thông qua chuyển giao tài sản công, cùng quản lý tổ chức bởi cả lĩnh vực công và tư.
- Trường hợp để bảo trợ các trường học, các đối tác khu vực tư nhân thường cung cấp tiền mặt và nguồn lực hiện vật để bổ sung tài trợ của chính phủ cho các trường công.
- Các lĩnh vực hỗ trợ sẽ bao gồm việc cải thiện số lượng và chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng và sự tham gia của cộng đồng trong các trường công.
- Một đặc tính chung của các chương trình bảo trợ trường học là sự tập trung vào việc hỗ trợ các trường học công nghèo nhất..
- Loại hợp đồng Đầu vào liên quan đến các lĩnh vực tư nhân cung cấp dịch vụ quản lý khác nhau, từ quản lý trường học, ví dụ như quản lý nguồn nhân lực và tài chính, và dịch vụ hỗ trợ như các bữa ăn trường học và xây dựng duy trì các dịch vụ chuyên nghiệp bao gồm đào tạo giáo viên, thiết kế chương trình giảng dạy và bảo đảm chất lượng.
- Một ví dụ điển hình là việc thuê ngoài việc quản lý trường học, trong đó các nhà chức trách khu vực công trao quyền cho các nhà cung cấp tư hoặc phi nhà nước vận hành các trường công hoặc quản lý các mảng nhất định trong hoạt động của nhà trường.
- Một đặc điểm chính là mặc dù các trường này được tư nhân quản lý, các trường vẫn là sở hữu công và được chính phủ tài trợ.
- Đặc điểm khác là chất lượng được đảm bảo thông qua các hợp đồng quản lý có chi tiết hóa các mục tiêu hiệu quả, thời gian, giao thức về trách nhiệm giải trình và các thủ tục trọng tài/phân xử pháp lý..
- Một ví dụ về các hợp đồng PPP là Sáng kiến Tài chính Tư nhân (Private Finance Initiatives = PFI), trong đó khu vực tư nhân sẽ tài trợ, thiết kế, xây dựng và điều hành một cơ sở trường công lập trong một khoảng thời gian, 25-30 năm.
- PFIs đã được sử dụng rộng rãi tại Vương quốc Anh để xây dựng và duy trì các cơ sở giáo dục..
- Các hợp đồng PPP kiểu quá trình thường được sử dụng cho việc cung cấp các dịch vụ hoạt động trong giáo dục học sinh, quản lý nguồn nhân lực và tài chính, các dịch vụ nghề nghiệp và bảo trì xây dựng.
- Các nhà chức trách giáo dục có thể hợp đồng tổ chức tư nhân để vận hành toàn bộ một trường công.
- Trong những trường hợp này, các trường được phép tự quản với sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp địa phương, là những đối tác có thể góp phần vào việc xây dựng cơ sở vật chất, duy trì và vận hành nhà trường.
- Cuối cùng, các hợp đồng đầu ra thường liên quan đến hợp đồng với các trường tư cho các học sinh đặc biệt, thường là từ các cộng đồng người nghèo hoặc dân tộc thiểu số, ví dụ như thông qua chương trình Ngân phiếu (học tập) cung cấp quyền cho phụ huynh sử dụng để chi trả cho việc học của con em họ.
- Kiểu hợp đồng này cũng có thể bao gồm các chương trình (giáo dục) chính phủ mua thông qua hợp đồng với các trường tư để cung cấp giáo dục với giá bằng chi phí công dưới hình thức trợ cấp cho mỗi học sinh theo học (tại trường tư)..
- Sự ủng hộ và sự phản đối mô hình Đối tác Công – Tư PPP.
- Đối với những người ủng hộ PPP, họ tin rằng các lĩnh vực khác nhau trong xã hội - công, tư và xã hội dân sự - có các năng lực và các nguồn lực có khả năng bổ sung nhau để tạo nên một tổng thể tích cực lớn hơn tổng các phần riêng lẻ để tăng cường các khu vực khác nhau trong xã hội.
- Vai trò ngày càng tăng của khu vực tư nhân trong giáo dục do đó có thể có những lợi thế tiềm năng so với phương thức phân phối công truyền thống của ngành giáo dục.
- Gia tăng cạnh tranh trong thị trường giáo dục vì khu vực tư nhân có thể cạnh tranh với khu vực công về sinh viên, qua đó khuyến khích khu vực công cạnh tranh bằng cách tăng chất lượng cung cấp giáo dục của mình • Nâng cao chất lượng và giá trị của đồng tiền thông qua đấu thầu tự do cho các hợp đồng PPP.
- Linh hoạt nhiều hơn trong cân bằng giữa cung và cầu vì nói chung khu vực tư nhân có độ linh hoạt hơn trong việc thuê giáo viên và quản lý nhà trường so với khu vực công.
- Việc chia sẻ rủi ro giữa các khu vực chính phủ và tư nhân dẫn đến sự tin cậy hơn trong việc đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa.
- Chính phủ có thể được lợi từ một loạt các kinh nghiệm/kiến thức của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực như lập kế hoạch chiến lược, quản lý hiệu quả, thực hành sáng tạo, thị trường lao động và phân phối hiệu quả hàng hoá và dịch vụ giáo dục..
- Đối với những người phản đối Đối tác thì cũng có những nhược điểm lớn hơn những lợi ích mang lại.
- PPP cuối cùng sẽ dẫn tới việc tư nhân hoá giáo dục, do đó bào mòn giá trị của giáo dục như một loại hàng hóa công có tính phổ quát.
- Thương mại hóa giáo dục sẽ dẫn đến một hệ thống kép gồm các trường chất lượng cao hơn do tư nhân điều hành và các trường công chất lượng kém hơn và ít nguồn lực hơn, dẫn tới sự phân hóa kinh tế-xã hội lớn hơn.
- Các đối tác khu vực kinh tế tư nhân thường không phải là chuyên gia giáo dục và động lực để thu lợi tài chính từ vốn đầu tư hoặc để tối đa hóa lợi nhuận sẽ cản trở việc đạt được các mục tiêu giáo dục.
- Việc thực hành quản lý và thuê nhân lực linh hoạt và sẽ dẫn đến sự lạm dụng (abuse) nhân lực như giảm chi trả cho giáo viên, tăng cao khối lượng công việc và mất an ninh nghề nghiệp (người làm dễ bị mất việc)..
- Liệu mô hình Đối tác PPP có sử dụng được trong giáo dục.
- Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới về vai trò và tác động của Đối tác Công - Tư cho thấy việc áp dụng PPP tại các quốc gia khác nhau đã có những kết quả tích cực (World Bank 2009).
- Nói chung, các dữ liệu thực nghiệm cho thấy rằng khu vực tư nhân có thể cung cấp giáo dục chất lượng cao với chi phí thấp hơn so với khu vực công.
- Báo cáo của Ngân hàng Thế giới chỉ ra các nghiên cứu về các trường học được tư nhân quản lý tại Hoa Kỳ (Charter Schools), cho thấy ban đầu thành tích học sinh có giảm nhưng sau đó có xu hướng bằng hoặc tốt hơn trong một khoảng thời gian (khoảng 3 năm).
- Một nghiên cứu về mối liên quan giữa các thành tích học sinh và PPP trên 35 quốc gia cho thấy, hiệu quả học sinh học toán, học đọc và khoa học thấp hơn ở các trường quản lý công so với các trường chỉ được tài trợ công (và do tư nhân quản lý) (Woessmann 2005).
- Ẩn ý của những phát hiện của Woessmann là trường học được tài trợ công và tư nhân quản lý hoạt động cung cấp kết quả giáo dục tốt hơn so với các trường hoàn toàn tài trợ và quản lý hoặc công hoặc tư, cũng như các trường học tài trợ tư nhưng quản lý công (CfBT Education Trust 2008).
- Các Sáng kiến Tài chính Tư nhân (PFI) đã được sử dụng rộng rãi tại Anh.
- Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các trường học có dự án PFI có khả năng tốt hơn trong việc cải thiện kết quả giáo dục (ví dụ: KPMG 2008).
- Mặc dù chấp nhận rằng khu vực tư nhân có hiệu quả hơn trong sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận, chưa có bằng chứng rõ ràng nào rằng đề án PFI sẽ tiết kiệm được chi phí (cho chính phủ) về lâu dài, vì đề án PFI thường kéo dài một khoảng thời gian từ 20 đến 30 năm.
- Ngoài ra, các liên hệ ngẫu nhiên giữa đề án PFI và kết quả giáo dục cũng chưa được chứng minh..
- Cuối cùng, PPP trong giáo dục nhằm đạt được kết quả giáo dục tốt hơn bằng cách cung cấp trang thiết bị tốt hơn và quản lý hiệu quả, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập và tạo điều kiện cho sự tham gia của cộng đồng rộng lớn hơn.
- Một khuôn khổ pháp lý và chính sách mạnh mẽ, xác định vai trò và trách nhiệm của các đối tác, nhấn mạnh vào việc tạo điều kiện cho người nghèo và bảo đảm sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là phụ huynh và các nhóm cộng đồng • Năng lực của các cơ quan chính quyền trung ương trong việc rà soát và hoạch định chính sách và khả năng của cấp chính quyền địa phương để thực hiện, theo dõi và quản lý các hợp đồng PPP.
- Sự định hướng các quyền lợi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (corporate social responsibility = CSR) và thương mại khu vực kinh tế tư nhân đối với các chiến lược và chính sách giáo dục.
- Các thủ tục mua sắm cũng như quá trình giám sát hợp đồng phải được minh bạch Kết luận: Các bài học xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam Mặc dù giáo dục là đặc quyền của chính phủ, việc thiếu hụt tài chính và chuyên môn là những hạn chế lớn.
- Do đó, quan hệ đối tác với các khu vực tư nhân, tự nguyện hay cộng đồng để bổ sung nguồn lực nhà nước trong việc cung cấp giáo dục càng ngày càng được quan tâm.
- Nghiên cứu thực tế cho thấy rằng sự tham gia của các đối tác phi nhà nước thường dẫn đến kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc sử dụng các chuyên gia tư nhân để quản lý trường học.
- Đối với các nước đang phát triển và các nước trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam cũng có nhiều vấn đề cụ thể làm tăng nguy cơ thất bại của mô hình Đối tác Công – Tư PPP.
- Vì hệ thống giáo dục Việt Nam đang đa dạng hóa để đáp ứng quá trình toàn cầu hoá, việc xã hội hóa giáo dục có lẽ sẽ gia tăng.
- Việc chấp nhận mô hình PPP như một công cụ chính sách lớn để cung cấp kết quả giáo dục sẽ làm dịch chuyển vai trò của các cơ quan chính phủ ra khỏi việc quản lý giáo dục trực tiếp để tạo điều kiện cho sự huy động và tham gia của các đối tác không nhà nước..
- Các năng lực yếu kém của các Sở giáo dục địa phương để thực hiện các sáng kiến PPP cần phải được giải quyết.
- Thực hiện mô hình PPP đòi hỏi sự phát triển các kỹ năng mới để thiết kế, thương lượng tài chính, thực hiện, quản lý và giám sát các hợp đồng,.
- Công tác phòng chống các việc bảo trợ (quan hệ thân hữu) và tham nhũng là hết sức quan trọng để các kết quả giáo dục thành công và có chất lượng.
- Cần thiết phải phát triển năng lực của khu vực tư nhân và khu vực kinh tế phi nhà nước khác để tổ chức các mô hình PPP..
- Hiệu trưởng và giáo viên nhà trường sẽ cần phải thích ứng với nguồn nhân lực và tuyển dụng linh hoạt hơn và việc thực hành quản lý hiệu quả.
- Hiệu trưởng trường (và Hội đồng trường) sẽ cần phải áp dụng các nguyên tắc thương mại và thực hành quản lý của khu vực tư nhân.
- Chính phủ có thể và nên đóng vai chính trong việc xác định các mô hình PPP đáp ứng tốt nhất các mục tiêu chính sách giáo dục của mình.
- Một yếu tố quan trọng để thành công là cân bằng được nhu cầu của nhân dân muốn tiếp cận giáo dục công bằng cho tất cả mọi người với các lợi ích thương mại và bản chất cạnh tranh của khu vực tư nhân.
- Từ quan điểm của khu vực tư nhân, các đòi hỏi quá nghiêm ngặt và các thủ tục quan liêu kém rõ ràng là trở ngại để họ tham gia (vào các mô hình PPP mà chính phủ đưa ra)..
- Chương trình TIE được thiết kế để hỗ trợ trẻ em từ những gia đình có thu nhập thấp theo học một trường tư nhân, mang lại sự lựa chọn cho các gia đình gặp khó khăn trong việc cho con em học tập và nhằm nâng cao thành tích giáo dục trong các gia đình có thu nhập thấp.
- Theo đề án này, chính phủ tài trợ một số lượng nhỏ trẻ em (160 em) mỗi năm được đào tạo tại các trường tư.
- Với mỗi học sinh của chương trình TIE theo học, trường tư được nhận được 110% trăm của chi phí giáo dục trung bình tại trường công.
- Chương trình khuyến khích khu vực tư nhân làm đối tác với Sở Giáo dục để giải quyết các vấn đề như tình trạng thiếu phòng học, bàn làm việc và sách giáo khoa.
- để cung cấp các cơ chế cho phép khu vực tư nhân hỗ trợ nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống giáo dục Philippines.
- và mở rộng sự tiếp cận tới nền giáo dục có chất lượng và giảm số học sinh bỏ học.
- “Fe y Alegria" (FyA, hoặc Đức tin và Hạnh phúc), là một chương trình Công - Tư độc đáo được thiết lập ở Venezuela vào năm 1995 bởi các nhà giáo dục dòng Tên nhằm thành lập và quản lý trường học ở các vùng nghèo khó.
- Chính phủ có thể cung cấp một số tài trợ cho các trường FyA để đáp ứng chi phí thành lập hoặc vận hành.
- Một nghiên cứu cho thấy sự tiến bộ và tỷ lệ theo học trong các trường học FyA đạt 44%, cao hơn ở các trường công khác tới 11%