« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Sinh viên nỗ lực rất nhiều để không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhằm có được một công việc thích hợp sau khi ra trường.
- Trên cơ sở dữ liệu thu thập trực tiếp 400 sinh viên ở các Khoa tại Trường Đại học Cần Thơ và mô hình Probit, bài viết này “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ”.
- Kết quả cho thấy rằng, thu nhập của sinh viên, năm mà sinh viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ..
- Hiện nay, việc làm thêm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để có được một công việc thích hợp sau khi ra trường..
- Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải cho việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp.
- Rất nhiều sinh viên không còn xem mục đích quan trọng nhất của việc đi làm thêm là thu nhập nữa.
- Việc học tập và rèn luyện bốn năm tại trường cung cấp những kiến thức lý thuyết và còn thực hành chưa được nhiều, nên kinh nghiệm đối với một sinh viên khi tốt.
- Việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế đối với sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Cần Thơ nói riêng.
- Đặc biệt, khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, đề tài “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Cần Thơ” được chọn nghiên cứu..
- Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ.
- Sử dụng phân tích phân biệt, kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên.
- Sau khi phân tích nhân tố tác giả gom nhóm lại được 3 nhóm nhân tố đó là kinh nghiệm - kỹ năng, chi tiêu của sinh viên và kênh thông tin tìm việc.
- Bên cạnh đó, dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, điều tra trực tiếp 400 sinh viên của tất cả các Khóa thuộc các Khoa, Viện và Bộ môn của Trường Đại học Cần Thơ.
- Tiến hành thu thập số liệu bao gồm 400 mẫu sinh viên Trường Đại học Cần Thơ để phân tích..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng Probit.
- Dựa vào kết quả phân tích nghiên cứu đề xuất giải pháp năng cao hiệu quả việc làm thêm của sinh viên ĐHCT..
- 3.1.1 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo giới tính.
- Trong 400 sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đã điều tra có 172 sinh viên nam chiếm tỷ lệ 43%, 228 sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 57%.
- Mặc dù có sự chênh lệch tỷ lệ giữa sinh viên nam và nữ nhưng mức độ chênh lệch không cao nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu..
- 3.1.2 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo Khoa.
- Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo khoa, chọn 3 khoa có số sinh viên chiếm tỷ lệ cao là khoa Kinh tế, Sư phạm và Công nghệ chia thành nhóm thứ 1 vì những sinh viên của những khoa này có nhiều đặc điểm tương đồng với nhau đối với quyết định đi làm thêm và các khoa còn lại chia thành nhóm thứ 2.
- Nhóm thứ 1 phỏng vấn 204 sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 51%, nhóm thứ 2 phỏng vấn 196 sinh viên chiếm tỷ lệ 49%..
- Bảng 1: Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo Khoa.
- 3.1.3 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khóa học.
- Để có được cái nhìn tổng quan về sinh viên được phỏng vấn, Bảng 2 thể hiện cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo Khóa học..
- Bảng 2: Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khóa học.
- Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy tỷ lệ sinh viên khóa 38, khóa 39 và khóa 40 tương đối đồng đều và chiếm tỷ trọng cao với tỷ trọng lần lượt là 31,3%.
- Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên khóa 37 và khóa 37 trở về trước chiếm tỷ trọng khá thấp với tỷ lệ là 13,3% và 2%..
- 3.2 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- 3.2.1 Tình hình đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Bảng 3 thể hiện số lượng sinh viên có hoặc không tham gia công việc đi làm thêm..
- Bảng 3: Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Trong tổng số mẫu điều tra thì có 50,3% sinh viên trả lời là có đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường.
- Điều này cũng dễ hiểu vì ngày nay sinh viên rất năng động, họ muốn học hỏi thêm kinh nghiệm mà lại còn có thể tạo ra thu nhập để giúp đỡ gia đình..
- Bên cạnh việc làm thêm, phần lớn sinh viên không tham gia công việc làm thêm cần được quan tâm.
- Nguyên nhân sinh viên không tham gia đi làm thêm được thể hiện ở Bảng 4..
- Bảng 4: Nguyên nhân sinh viên không đi làm thêm.
- Kết quả thống kê cho thấy sinh viên không đi làm thêm với nhiều lý do khác nhau nhưng đa số vì gia đình không cho phép, không có thời gian hoặc không muốn ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- 3.2.2 Công việc làm thêm của sinh viên Bảng 5 thể hiện thứ tự công việc làm thêm mà sinh viên Đại học Cần Thơ ưa thích.
- Sinh viên lựa chọn nhiều nhất chiếm 40,2%, công việc tiếp theo mà sinh viên yêu thích tương đương nhau đó là gia sư (15.
- Bên cạnh đó, có một số công việc ít được các bạn sinh viên lựa chọn như tự kinh doanh (6,9.
- Bảng 5: Công việc làm thêm của sinh viên Việc làm Tần số Tỷ trọng.
- 3.2.3 Tiền công (thù lao) đi làm thêm.
- Bảng 6 thể hiện tiền công (thù lao) mà sinh viên nhận được.
- Số sinh viên nhận được tiền công (thù lao) ở mức <.
- 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,2% hầu hết sinh viên được khảo sát chủ yếu làm nhân viên phục vụ.
- Bên cạnh đó, chỉ một số ít sinh viên nhận được số tiền công (thù lao) cao >.
- Bảng 6: Tiền công (thù lao) đi làm thêm của sinh viên.
- Dựa trên mô hình và dữ liệu phân tích, Bảng 7 thể hiện kết quả các nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ..
- Bảng 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.
- Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ được thể hiện trong Bảng 7.
- Những sinh viên học năm 3, năm 4 thì đi làm thêm nhiều hơn do đã quen thuộc với môi trường sống, môi trường học tập và môi trường làm việc nơi đây để vận dụng lý thuyết đã được học vào thực tế, rèn luyện tính tự lập, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng sống để chuẩn bị hành trang cho công việc tương lai sau khi tốt nghiệp..
- Thu nhập: với mức ý nghĩa 5%, hệ số ước lượng âm nên biến thu nhập có tác động ngược chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên..
- Trái với kì vọng, những sinh viên có thu nhập từ gia đình chu cấp cao có xu hướng ít đi làm thêm so với sinh viên có mức chu cấp gia đình thấp..
- Nguyên nhân là do đa số sinh viên đều có hoàn cảnh gia đình khá giả nên mục đích chính của việc đi làm thêm không phải là vì thu nhập mà là vì những nguyên nhân khác.
- Chi tiêu: với mức ý nghĩa 1%, hệ số ước lượng âm nên biến chi tiêu có tác động ngược chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên.
- Trái với kì vọng, những sinh viên đủ nhu cầu chi tiêu lại đi làm thêm ít hơn.
- Nguyên nhân là do với mức thu nhập mà gia đình chu cấp thì đa số sinh viên đều.
- đủ chi tiêu nên số lượng sinh viên không đủ chi tiêu rất ít mà số lượng sinh viên đi làm thêm thì lại rất nhiều nên biến chi tiêu tác động ngược chiều đến quyết định đi làm thêm..
- Với chương trình học theo thể chế tín chỉ, thời gian lên lớp của sinh viên được rút ngắn.
- Do đó, sinh viên sẽ có nhiều thời gian rãnh để nghiên cứu và tự học.
- Vì vậy, những sinh viên có nhiều thời gian rãnh sẽ đi làm thêm nhiều hơn vì biết cách quản lý tốt quỹ thời gian của mình.
- Kinh nghiệm-kỹ năng sống: với mức ý nghĩa 1%, hệ số ước lượng dương nên biến kinh nghiệm- kỹ năng sống có tác động cùng chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên.
- Đúng như kỳ vọng ban đầu, những sinh viên cần học hỏi kinh nghiệm- kỹ năng sống thì đi làm thêm nhiều hơn vì những nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ yêu cầu sinh viên phải có năng lực học tập tốt mà còn đồi hỏi sinh viên phải năng động, sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm sống để làm việc tốt.
- Kết quả học tập là yếu tố quan trọng hàng đầu làm cho sinh viên phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định đi làm thêm.
- Đúng với kỳ vọng, những sinh viên có kết quả học tập cao thì đi làm thêm nhiều hơn, những sinh viên có kết quả học tập thấp sợ không có nhiều thời gian để học tập nên đa số quyết định không làm thêm để tập trung cho việc học..
- 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả làm thêm của sinh viên.
- 3.4.1 Đối với sinh viên đang làm thêm.
- Đa số các bạn sinh viên đi làm thêm đều cho rằng khó khăn mà các bạn thường gặp phải là thời gian.
- Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
- 3.4.2 Đối với sinh viên có nhu cầu đi làm thêm.
- Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau.
- Nếu sinh viên muốn tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và không quan tâm nhiều đến mức lương thì nên chọn các công việc nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, thời gian linh hoạt như gia sư, cộng tác viên nghiên cứu thị trường, thông dịch viên, phát tờ rơi..
- Không nên làm những công việc trong môi trường phức tạp hay môi trường mập mờ đen tối, không phù hợp với lứa tuổi sinh viên.
- Ngoài ra, công việc bán thời gian giúp sinh viên chủ động hơn trong việc làm và việc học của mình..
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn sinh viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường chiếm tỷ lệ khá cao với 50,3%..
- Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết, trải nghiệm công việc lúc học tập, rèn luyện tính tự lập, kiếm thêm thu nhập,… nhưng đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng..
- Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rãnh, kinh nghiệm-kỹ năng sống và kết quả học tập..
- Từ kết quả nghiên cứu, một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đi làm thêm của sinh viên như sau:.
- Nhà trường nên thành lập một trung tâm hỗ trợ và tư vấn việc làm bán thời gian cho sinh viên có nhu cầu đi làm thêm trong phạm vi trường học để sinh viên yên tâm với công việc và nhà tuyển dụng vì không phải lo lắng bị lợi dụng hay lừa gạt..
- Nhà trường cần phải quản lý, kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình hình làm thêm của sinh viên..
- Nhà trường cần hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất lập kế hoạch sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ học.
- Đồng thời, kết hợp với các tổ chức đoàn thể để đưa ra một kết hoạch ngoài giờ lên lớp dài hạn để sinh viên có nhiều thời gian rãnh nghỉ ngơi và đi làm thêm được hiệu quả..
- Nhà trường nên kết hợp với nhà tuyển dụng cung cấp những công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành để giúp sinh viên bổ sung thêm kiến thức thực tế và không tốn nhiều thời gian để sinh viên vừa học tốt và vừa làm việc hiệu quả..
- Tăng cường liên hệ và kết hợp với doanh nghiệp để cung cấp các thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc nhằm giúp sinh viên có được thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành.
- Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực sinh viên qua học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội cũng nên có quy chế khuyến khích, hỗ trợ cho những sinh viên đi làm thêm, có thể bằng hình thức cộng điểm, thưởng điểm rèn luyện nếu có những công trình, đề án mang tính thực tiễn cao,….
- Liên kết với các trung tâm xúc tiến việc làm hoặc đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, tổ chức những buổi thảo luận, trao đổi với sinh viên về những hành vi lừa đảo của các công ty, nhà tuyển dụng.
- “ma” để các bạn nhận biết và không vấp phải, tổ chức các lớp học miễn phí cho sinh viên về các kỹ năng xin việc, làm việc sau khi tốt nghiệp..
- Các doanh nghiệp và các tổ chức nên chủ động liên hệ và kết hợp với nhà trường, các Khoa, liên kết các tổ chức đoàn thể để cung cấp các thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc nhằm giúp sinh viên có được thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành của các bạn..
- Đơn giản hóa thủ tục xin việc đối với sinh viên đi làm thêm chỉ cần chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên là được.
- Thực tế là sinh viên đi làm thêm thì không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ dự tuyển, hoặc do quê quán quá xa họ không thể trở về quê nhà công chứng các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục xin việc..
- Hạn chế việc cấm cản sinh viên đi làm thêm.
- Ngược lại, gia đình nên ủng hộ và khuyến khích con em mình đi làm thêm để học hỏi kinh nghiệm thực tế, rèn luyện tính tự lập, giúp sinh viên cảm thấy năng động và tự tin hơn khi giao tiếp.
- Bên cạnh đó, sinh viên không phải bị áp lực về tinh thần khi che giấu gia đình để đi làm thêm..
- Nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định trở về làm việc tại quê nhà của sinh viên Quảng Ngãi sau khi tốt nghiệp đại học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh