« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề - Trường hợp nghiên cứu ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu học nghề của lao động và đưa ra các giải pháp đào tạo nghề trên địa bàn xã với mục đích nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu này tập trung vào các đối tượng là lao động trong nông hộ trên địa bàn xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để phân tích những yếu tố có tác động đến nhu cầu học nghề của lao động qua cách tiếp cận điều tra xã hội học..
- Kết quả phân tích mô hình hồi qui Binary Logistic cho thấy, yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu học nghề là Thông tin giới thiệu đào tạo nghề (Hệ số B = 1,346), thứ hai là yếu tố Số lao động trong nông hộ (Hệ số B = 1,291) và cuối cùng là Số nhân khẩu trong nông hộ (Hệ số B.
- Song, thực tế hiện nay lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp.
- Hầu hết kiến thức của người lao động sử dụng đều được đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất của bản thân hay là sự truyền lại từ thế hệ trước.
- Cùng với mức sống thấp, thiếu việc làm và quá trình đô thị hóa càng làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, một bộ phận lớn lao động ồ ạt di chuyển đến các thành phố để tìm kiếm việc làm..
- Để giải quyết vấn đề lao động này thì việc tạo ra việc làm cho lao động nông thôn luôn gắn chặt với đào tạo nghề cho họ để hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế - việc làm cho khu vực nông thôn là điều rất cần thiết..
- Xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là một trong những địa phương có nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống, dân cư sinh sống chủ yếu ở địa bàn nông thôn, nguồn lực lao động trẻ dồi dào nhưng công tác đào tạo nghề trên địa bàn chưa thật sự phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động.
- Người lao động ở nông thôn còn xem nhẹ công tác đào tạo nghề, chưa thật sự hiểu rõ vai trò của ngành nghề được đào tạo.
- Việc đánh giá nhu cầu lao động của người học và thị trường lao động chưa thật sự sâu sát dẫn đến lao động được đào tạo sau khi tốt nghiệp bỏ nghề hoặc việc làm không ổn định, mức thu nhập không cao.
- từ đó, làm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của đại bộ phận lao động nông thôn trong công tác đào tạo nghề ở nông thôn hiện nay.
- Vì vậy, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thực hiện nhằm giúp cho địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo lao động nông thôn dài hạn và khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo nghề để từ đó có những giải pháp hợp lý nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nghề nông thôn..
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động của Phòng Lao động Thương binh &.
- Thêm vào đó là sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo (cross – tabulation) ở mức ý nghĩa 5% để phân tích có hay không có về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Phương pháp phân tích hồi quy (Binary Logistic) được sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có hay không có nhu cầu học nghề của lao động nông thôn..
- Trong phạm vi nghiên cứu này, độ tuổi lao động được chia ra thành 3 nhóm tuổi khác nhau: Nhóm 1 gồm những lao động có độ tuổi từ 16 đến 25 chiếm tỷ lệ 22,2%, nhóm 2 gồm những lao động có độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm tỷ lệ 45,6%, kế tiếp là nhóm tuổi thứ 3 bao gồm những lao động có độ tuổi từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ 32,2% (Hình 1).
- Tại địa bàn lao động có nhóm tuổi từ 25 đến 35 chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Qua đó cho thấy, lao động ở đây có độ tuổi tương đối trẻ rất phù hợp với nhu cầu lao động hiện nay, đồng thời cũng rất thích hợp cho mục tiêu đào tạo nghề tại địa phương..
- Hình 1: Tỷ lệ độ tuổi lao động của mẫu điều tra (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 90 nông hộ tại xã Vị Tân Giới tính.
- Tuy nhiên, qua quá trình thu thập số liệu điều tra cho thấy nữ giới cũng rất năng động, họ luôn có nhu cầu trong học tập và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác, để họ có thể tạo được thêm thu nhập cho gia đình, nâng cao được kĩ năng cũng như kiến thức, từ đó giảm bớt gánh nặng cho những lao động chính trong gia đình, giúp nông hộ phát triển..
- Kết quả phân tích Hình 2 cho thấy, tất cả lao động nông thôn tham gia phỏng vấn điều biết chữ, trong đó số lao động có trình độ cấp 2 (từ lớp 6 đến lớp 9) là 42 người (chiếm tỷ lệ 46,7%) có tỷ lệ cao nhất.
- Tại địa bàn nghiên cứu, trong quá trình khảo sát cho thấy người lao động tại đây cho rằng trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu học nghề của họ.
- Trình độ học vấn hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đối với công tác đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là chất lượng đào tạo cho đội ngũ lao động nông thôn trong tương lai..
- 3.1.4 Tình trạng học nghề của lao động nông thôn.
- Qua khảo sát 90 lao động cho thấy, phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề (chiếm 76,7%)..
- Lao động qua đào tạo nghề vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp (23,3.
- Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ dân trí còn thấp, trình độ học vấn cao nhất chỉ ở cấp 3 không có lao động nào đạt trình độ cao đẳng hay đại học, nên khả năng nhận thức về việc học nghề chưa cao.
- Điều đó là mặt rất hạn chế đối với nguồn lực lao động trên địa bàn xã hiện nay..
- Bảng 1: Tình trạng học nghề của lao động nông thôn.
- Tình trạng học nghề Tần số Tỷ trọng.
- Đã được học nghề 21 23,3.
- Chưa qua học nghề 69 76,7.
- 3.1.5 Hiệu quả đào tạo nghề qua nhận thức của lao động nông thôn.
- Nghiên cứu tiến hành phân tích hiệu quả đào tạo nghề tại địa phương trong những năm gần đây qua nhận thức của lao động nông thôn.
- Kết quả thể hiện trên Hình 3 cho thấy, có 15,6% lao động cho rằng hiệu quả đào tạo nghề rất tốt, 42,2% cho rằng hiệu quả đào tạo tốt.
- Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn lao động nông thôn không đánh giá được hiệu quả đào tạo nghề tại địa phương trong thời gian qua, họ cho rằng không biết gì về hiệu quả đào tạo nghề nên không thể đánh giá được (chiếm tỷ lệ 33,3%) và đánh giá không tốt (chiếm 8,9.
- Kết quả nghiên cứu này cũng phản ánh rằng, còn một bộ phận lớn lao động nông thôn thờ ơ với công tác đào tạo nghề, họ cho rằng việc đào tạo nghề và đánh giá có hiệu quả hay không là do chính quyền địa phương hay là việc của các cán bộ Nhà nước, do vậy họ không cần phải quan tâm đến công tác đào tạo nghề.
- Hình 3: Hiệu quả đào tạo nghề qua nhận thức của lao động (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 90 nông hộ tại xã Vị Tân Nhận thức của lao động về nhu cầu học.
- (2012) cho thấy nhận thức của lao động nông thôn trong việc học nghề và lựa chọn nghề nghiệp có sự phát triển hơn so với trước đây..
- Kết quả Hình 4 cho thấy phần lớn lao động được hỏi không có nhu cầu học nghề (chiếm tỷ lệ 64,4.
- Nhận thức của lao động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và học nghề có liên quan đến sự hỗ trợ thông tin ban đầu từ các Trung tâm đào tạo nghề.
- sát tại địa bàn nghiên cứu các lao động tại đây cho rằng hiệu quả đào tạo của các chương trình dạy nghề trong thời gian qua còn thấp, đa phần lao động thất nghiệp sau khi tốt nghiệp, không tìm được việc làm hoặc có việc làm tại nhà thì không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
- Tại địa bàn nghiên cứu, hầu hết là lao động nông thôn tham gia vào.
- lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập chính cho gia đình, do vậy nếu họ dành thời gian để học nghề sẽ mất đi lao động trong gia đình, không tạo được thu nhập trong thời gian tham gia học nghề.
- Đây cũng là một trong những yếu tố cản trở sự tham gia học nghề của lao động nông thôn..
- Hình 4: Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 90 nông hộ tại xã Vị Tân, 2016) Kết quả khảo sát lý do lao động không tham gia.
- học nghề trên Hình 5 cho thấy, phần lớn lao động cho rằng phí thời gian trong việc học nghề, để thời gian đó đi làm thuê kiếm thêm thu nhập (chiếm tỷ lệ 21,1.
- nguyên nhân thứ hai là họ đã có việc làm ổn định nên không có nhu cầu học nghề (chiếm 19,5.
- Bên cạnh đó, vẫn còn có những nguyên nhân mà các lao động không có nhu cầu học nghề như hiệu quả đào tạo không chất lượng hay chất lượng thấp (chiếm 17,3.
- có việc làm (chiếm 12%) cũng là nguyên nhân khiến các lao động không thể tham gia vào các lớp đào tạo nghề.
- Kết quả nghiên cứu của Hồng Lê Thọ (2008) cho rằng đào tạo nghề chưa thu hút và tạo sự tin tưởng với người dân, lao động nông thôn còn nhiều lúng túng trong chọn nghề và học nghề do thiếu thông tin tìm kiếm việc làm sau khi học..
- Do đó, sự đầu tư về công tác này còn thiếu chiều sâu, chất lượng đào tạo còn thấp, đào tạo thừa lao động nhưng lại thiếu lao động có tay nghề..
- 3.1.7 Xu hướng chọn nghề của lao động Theo nhận định của Trương Thị Ngọc Chi và ctv.
- (2012) trong nghiên cứu đánh giá lực lượng lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ, nhu cầu đào tạo nghề của người dân nông thôn trong thời gian tới là khá phức tạp do khác biệt về trình độ học vấn, nhu cầu học nghề và tính chất lao động khác nhau.
- Kết quả phân tích cho thấy xu hướng học nghề của lao động nông thôn nghiêng về lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn so với các lĩnh vực khác, cụ thể:.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Lao động có nhu cầu học nghề chiếm tỷ lệ cao (33,7.
- do trên địa bàn xã hoạt động nông nghiệp là chủ yếu nên lao động tại đây có xu hướng chọn học nghề thuộc lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Một số ngành nghề được lao động đề xuất như: kỹ thuật trồng trọt (trồng lúa, kỹ thuật trồng cây ăn quả.
- Lĩnh vực công nghiệp: Lao động có nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực này chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao 26,9%, trong đó bao gồm các ngành nghề như: cơ khí, điện tử, sửa xe, xây dựng,….
- Điều này cho thấy lao động tại xã cũng muốn học hỏi và phát triển các ngành công nghiệp tại đây để họ có được đầu ra tìm kiếm việc làm nhằm tăng thêm thu nhập.
- Hơn nữa, lao động sẽ có được kinh.
- Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Lao động có nhu cầu trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ 23,5%.
- Ở địa bàn nghiên cứu, nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lục bình, tre, lát được lao động ưa chuộng góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ.
- Mặc dù thu nhập từ nghề tiểu thủ công nghiệp không cao nhưng đã góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ nội trợ sẽ tận dụng được thời gian nhàn rỗi.
- Lĩnh vực dịch vụ: Lao động có nhu cầu học nghề trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ 15,9%, chủ yếu các ngành nghề kinh doanh, làm đẹp như: uốn tóc, hớt tóc,… Dịch vụ được xác định là một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển của một vùng hay một quốc gia.
- Trong xu thế hội nhập nền kinh tế chung châu Á và Việt Nam gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương) thì nhu cầu về lĩnh vực dịch vụ sẽ phát triển nên lao động có định hướng cần đào tạo về dịch vụ.
- Tuy nhiên, ở vùng nông thôn lao động chỉ có thể tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ như mua bán nhỏ lẻ, làm đẹp, cắt tóc, trang điểm,… Các lĩnh vực dịch vụ lớn hơn như sửa chữa, nhân viên phục vụ hầu như họ chưa có cơ hội tham gia..
- Hình 6: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của lao động (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 90 nông hộ tại xã Vị Tân, 2016).
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
- Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sử dụng mô hình hồi qui phi tuyến tính Binary Logictis dùng để xác định mức độ tác động của các yếu tố đến việc có hay không có nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
- Vế phải của phương trình gồm có 3 nhóm biến khác nhau bao gồm: (1) nhóm biến số về đặc điểm cá nhân của lao động tham gia học nghề (tuổi của lao động: X 1 , giới tính của lao động: X 2.
- (2) nhóm biến số về đặc điểm của nông hộ (nhân khẩu: X 3 , số lao động:.
- Ở mỗi biến sẽ giải thích cho sự tham gia của lao động có nhu cầu học nghề hay không có nhu cầu học nghề trong mô hình hồi qui này..
- X 4 Số lao động trong nông hộ.
- Nhóm chính sách của Nhà nước X 5 Thông tin giới thiệu đào tạo.
- nghiên cứu này cho thấy nếu chính sách đào tạo nghề của địa phương tập trung vào những đối tượng là lao động trẻ thì sẽ đào tạo được nguồn lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong tương lai, giải quyết được tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ và hạn chế một lượng lớn lao động trẻ di cư tìm kiếm việc làm ra thành phố lớn.
- Bên cạnh đó, nếu độ tuổi của lao động càng cao thì sẽ có nhiều cản trở hơn trong việc tham gia học nghề của họ như: tuổi càng cao thì càng khó tiếp thu các kiến thức trong quá trình đào tạo cũng như sự nhạy bén trong học tập của lao động, đối với những lao động có tuổi cao, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất thì việc thay đổi ngành nghề đối với họ cũng là vấn đề khó khăn khi lựa chọn, tuổi của lao động cao khó có thể xin việc.
- Trong những năm trở lại đây, các Trung tâm đào tạo nghề nông thôn không giới hạn cũng như không có sự hạn chế giới tính về việc học nghề..
- Bởi lẽ, hiện nay việc phân biệt về giới đã được cải thiện hơn rất nhiều, các bậc cha mẹ cũng có suy nghĩ thoáng hơn xưa nên việc lo cho con em có nghề nghiệp ổn định là một điều tất yếu, chính vì vậy quyền lợi được học nghề của lao động ở nông thôn cho cả nam và nữ là như nhau.
- (2012), vấn đề xác định ảnh hưởng của giới tính đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn hay không còn rất phức tạp bởi việc xác định rõ nhu cầu học nghề của họ cần phải xét theo từng nhóm ngành nghề mới có thể kết luận chính xác..
- Điều này cho thấy đối với những hộ gia đình có số lượng nhân khẩu càng đông, đặc biệt là nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động như trẻ em, người già,....
- Bên cạnh đó, nông hộ thiếu tư liệu sản xuất và việc làm không ổn định thì nhu cầu học nghề của lao động trong nông hộ càng cao.
- Biến số lao động trong nông hộ (X 4 ) cho kết quả Sig.
- 0,002 (α<0,05), hệ số B = 1,291 cho thấy đối với những hộ gia đình có lực lượng lao động đông, nhưng bộ phận lao động này trong gia.
- Biến số cung cấp thông tin về đào tạo nghề (X 5 ) có hệ số Sig.
- Tuy nhiên, thực tế thông tin về các lớp đào tạo nghề chưa thật sự gây được sự chú ý cho lao động nông thôn về việc học nghề trong thời gian qua.
- Nhưng trong những năm trở lại đây, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được nhiều địa phương thực hiện, nhiều cơ sở đào tạo nghề, nhiều lớp học nghề cho lao động nông thôn đã được mở ra.
- Nhiều thông tin tuyên truyền, cách thức vận động người dân đã được các địa phương thực hiện, từ đó số lao động tham gia học nghề đã không ngừng được cải thiện và tăng lên.
- Qua đó cũng khẳng định được tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng của thông tin tuyên truyền đến việc học nghề của lao động nông thôn.
- Trong quá trình phỏng vấn, nhiều lao động cũng cho biết rằng việc cung cấp thông tin giới thiệu về ngành nghề, dự định đào tạo, thông tin giới thiệu việc làm sau khi lao động hoàn thành khóa học, đóng vai trò cũng khá quan trọng đối với lao động học nghề..
- Điều này trên thực tế cũng hoàn toàn đúng, bởi do vấn đề học nghề cần phải có thông tin thì người lao động mới lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân họ, từ đó mới khơi gợi được hứng thú học nghề (yêu nghề) mà tham gia học nghề nhiều hơn..
- X 4 Số lao động trong nông hộ .
- X 5 Thông tin giới thiệu đào tạo .
- Kết quả khảo sát xu hướng học nghề của lao động nông thôn cho thấy, lao động nông thôn tại đây có xu hướng học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.
- Một số ngành nghề được lao động đề xuất như kỹ thuật trồng trọt (trồng lúa, trồng mía chất lượng cao, kỹ thuật trồng cây ăn quả.
- lĩnh vực công nghiệp được lao động nông thôn lựa chọn chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao 26,9% trong đó bao gồm các ngành nghề như cơ khí, điện tử, sửa xe, xây dựng.
- Bên cạnh đó, các ngành thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp như: đan lục bình, tre, lát được lao động ưa chuộng góp phần cải thiện thêm thu nhập cho nông hộ chiếm tỷ lệ 23,5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động lựa chọn ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ 15,9%, bao.
- Lao động có kỹ năng: Lỗ hổng nghiêm trọng trong sự phát triển ở Việt Nam.
- Đánh giá nhu cầu học nghề và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
- Đánh giá nguồn lực lao động và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ