« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG TRẺ EM VỚI MẠNG QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THỨ TỰ


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG TRẺ EM VỚI MẠNG QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THỨ TỰ.
- Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu mô hình cho vấn đề ra chiến lược, chính sách đối với vấn đề dinh dưỡng trẻ em nhằm phục vụ cho công tác quản lý trên cơ sở tiếp cận mạng quyết định không thứ tự (LIMID), thí điểm tại tỉnh Đồng Tháp.
- Các kịch bản thử nghiệm được xây dựng trên cơ sở các tình trạng xảy ra một cách phổ biến tại các địa phương liên quan đến vấn đề dinh dưỡng trẻ em..
- Từ khóa: Mạng quyết định không thứ tự, LIMID, hỗ trợ quyết định, chính sách, chiến lược, độ lợi, dinh dưỡng trẻ em.
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hạn chế các bệnh mãn tính có liên quan đến yếu tố dinh dưỡng của trẻ em là những vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng hàng đầu đang được đặt ra như một thách thức lớn đối với nước ta trong những năm sắp tới, điều này thể hiện rõ nét trong các chỉ số, chỉ tiêu báo cáo liên quan (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2009) (Lê Thị Bích Sơn, 2009) (Nguyễn Công Khẩn, 2009).
- Nhiều vấn đề dinh dưỡng đang tồn tại làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em như tình trạng thiếu dinh dưỡng của bà mẹ mang thai và cho con bú, tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (Phạm Thị Tâm, 2009) (Nguyễn Công Cừu, 2001), (Lê Thị Hương, 2009) (Kim Thị Thu Ba et al., 2004) (Trần Văn Long et al., 2004)..
- Nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, trên thực tế, đã có nhiều chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng với nhiều biện pháp can thiệp như: chiến lược chăm sóc sớm, chiến lược ưu tiên đặc thù, chiến lược cải thiện dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời (Nguyễn Công Khẩn, 2009) (Lê Thị Bích Sơn, 2009) (Sở Y tế tỉnh Đồng.
- Khi các chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng được áp dụng cho các địa phương, tính phức tạp của các yếu tố ngẫu nhiên liên quan đến dinh dưỡng trẻ em có thể gây khó khăn cho người thực hiện trong quá trình quyết định trên các biện pháp can thiệp của chiến lược.
- Mặt khác, các chính sách dinh dưỡng lại được thực hiện đồng thời, do nhiều đơn vị phối hợp, tác động cùng lúc lên nhiều đối tượng, nhiều yếu tố ảnh hưởng để tạo ra hiệu quả tổng hợp, nên việc xác định các phương án tối ưu cho vấn đề này càng thêm khó khăn.
- Do tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng, nên bài toán dinh dưỡng trẻ em được đặt ra từ nhiều năm nay và đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà làm công tác dinh dưỡng về vấn đề này.
- Tuy nhiên, tựu trung lại, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ điều tra khảo sát và thống kê để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em, chứ chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào để hỗ trợ giải quyết có hiệu quả các chính sách của bài toán dinh dưỡng..
- Trong bài viết này chúng tôi đề xuất một hướng nghiên cứu mới sử dụng công cụ tin học để trợ giúp hỗ trợ hoạch định thực hiện các chính sách dinh dưỡng cho trẻ em trên cơ sở tiếp cận về mạng quyết định không thứ tự (Dennis Nilsson et al., 2000) (Steffen L.
- Cơ sở tri thức chuyên ngành (mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố và mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố đến tình trạng dinh dưỡng) thông qua các chuyên gia tại các đơn vị trong ngành y tế (Lê Thị Bích Sơn, 2009) (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2009) cũng như kế thừa từ các nghiên cứu trước đây (Phạm Thị Tâm, 2009) (Nguyễn Công Cừu, 2001), (Lê Thị Hương, 2009) (Kim Thị Thu Ba et al., 2004) (Trần Văn Long et al., 2004) (Nguyễn Công Khẩn, 2009) nhằm xây dựng mô hình hỗ trợ ra quyết định cho vấn đề dinh dưỡng trẻ em, phục vụ cho các chuyên gia dinh dưỡng xác định các chính sách tối ưu trong điều kiện thực tế.
- Mặt khác các chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em khi được áp dụng có mang lại hiệu quả hay không tùy thuộc vào việc ra quyết định trên các biện pháp can thiệp dinh dưỡng.
- Phần thứ nhất giới thiệu tầm quan trọng của vấn đề hỗ trợ ra quyết định cho chiến lược dinh dưỡng trẻ em hiện nay.
- Phần thứ ba đề cập đến vấn đề dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trẻ em theo góc độ y tế.
- Phần thứ tư xây dựng mô hình các chính sách dinh dưỡng trẻ em dựa trên tiếp cận về mạng quyết định không thứ tự.
- Phần thứ năm thể hiện các kịch bàn thường gặp trong công tác quản lý dinh dưỡng trẻ em.
- Một chiến lược bao gồm: (i) một tập các chính sách  i .
- 3 SUY DINH DƯỠNG VÀ CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG TRẺ EM 3.1 Suy dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể (Lê Thị Hương, 2009) (Phạm Thị Tâm, 2009) (Nguyễn Công Cừu, 2001) (Trần Văn Long et al., 2004).
- Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh.
- Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả hai cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao.
- Do đó, chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng (Nguyễn Công Khẩn, 2009) (Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, 2009) tập trung vào giải quyết hai cơ chế trên của vấn đề dinh dưỡng là xây dựng được các chính sách làm tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng - kích thích tính háu ăn của trẻ, nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn - và giảm thiểu lượng hấp thu không có lợi - do bệnh, do ký sinh trùng bám hút và do bệnh lý gây ra thất thoát..
- 3.2 Chiến lược dinh dưỡng trẻ em.
- Chiến lược dinh dưỡng trẻ em q là một giải pháp tổng thể gồm một tập các chính sách  i.
- nhằm mục tiêu làm giảm tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng theo hướng giảm thiểu tối đa dinh dưỡng tiêu hao và tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng.
- Mỗi chính sách có nhiều phương án thực hiện tuỳ thuộc vào thực trạng dinh dưỡng (Nguyễn Công Khẩn, 2009), mỗi chính sách đều mang lại một lợi ích..
- 3.2.1 Chính sách dinh dưỡng trẻ em.
- Một chính sách giảm suy dinh dưỡng là một giải pháp để giải quyết một quyết định trong chiến lược suy dinh dưỡng.
- 3.2.2 Chiến lược dinh dưỡng cho trẻ em.
- Hình 1: Chiến lược dinh dưỡng trẻ em.
- Để đạt được mục tiêu của chiến lược dinh dưỡng trẻ em, các chính sách có thể được thực hiện đồng thời, mỗi chính sách tác động tạo nên một hiệu quả nhất định, và cùng tạo ra một hiệu quả tổng hợp cho chiến lược, người hoạch định chiến lược có nhiệm vụ phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tính toán hiệu quả của từng phương án và cuối cùng là tổng hợp thành hiệu quả của chính sách (Lê Thị Bích.
- 3.2.3 Xác định hàm độ lợi của của chiến lược dinh dưỡng trẻ em.
- Độ lợi của chiến lược dinh dưỡng là tổng hợp độ lợi của các chính sách tại mỗi quyết định.
- với x{tập các quyết định trong chiến lược dinh dưỡng} và mục tiêu của của mô hình dinh dưỡng là tìm ra một chiến lược tối ưu q  làm tối đa hóa độ lợi kết hợp mong muốn..
- Một chính sách giảm suy dinh dưỡng  (xem Hình 2) cho một quyết định d là một tập các phương án X d để giải quyết một quyết định trong chiến lược dinh dưỡng, nó quy định một cấu hình lựa chọn duy nhất trong X d cho mỗi cấu hình có thể xảy ra của tập các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố đầu vào của quyết định d..
- Hình 2: Sơ đồ thực hiện một chính sách.
- 4 MÔ HÌNH CÁC CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG DỰA TRÊN MẠNG QUYẾT ĐỊNH KHÔNG THỨ TỰ.
- Bài toán quyết định cho chiến lược dinh dưỡng trẻ em gồm các thành phần chính là các yếu tố ngẫu nhiên để mô tả tính không chắc chắn có liên quan, các quyết.
- Một mô hình quyết định cho chiến lược dinh dưỡng trẻ em được xây dựng với các thành phần nói trên một cách phù hợp sẽ giúp nhà hoạch định chính sách dinh dưỡng xác định được các phương án tối ưu cho việc thực hiện các chính sách..
- 4.1 Chính sách “Giáo dục và phổ cập kiến thức về dinh dưỡng”.
- Việc thực hiện chính sách phổ cập kiến thức dinh dưỡng (xem Hình 3) cần có thông tin về các yếu tố tình trạng chăm sóc trẻ và tình trạng chăm sóc bà mẹ trước khi thực hiện chính sách.
- Mục tiêu của chính sách này là làm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho đối tượng chăm sóc trẻ (bà mẹ, cô giáo mầm non.
- Các phương án thực hiện được đưa ra như sau: (i) Đào tạo kiến thức dinh dưỡng chuyên sâu cho cán bộ hoạch định chính sách dinh dưỡng.
- Huấn luyện tập trung vào đối tượng cán bộ y tế làm công tác dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng khác;.
- (iii) Giáo dục và phổ cặp kiến thức dinh dưỡng cho cộng đồng, tập trung vào đối tượng bà mẹ và nữ thanh niên.
- Phối hợp với các đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng bằng nhiều hình thức..
- Hình 3: Mô hình chính sách phổ cập kiến thức dinh dưỡng.
- Hiệu quả của chính sách giáo dục và phổ cập kiến thức dinh dưỡng được xác định bởi hàm f 1 phụ thuộc vào các biến là phương án được chọn, các yếu tố tác động và các biến mục tiêu của nó, nếu gọi k[0, 100] là một số thực không âm, thì hàm f 1 được xác định như sau:.
- Trong đó CSM là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc bà mẹ, CST là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc trẻ, CS_PCKTDD là chính sách phổ cập kiến thức dinh dưỡng, TTMMT là yếu tố mục tiêu tình trạng mẹ mang thai, DDT là yếu tố mục tiêu dinh dưỡng trẻ..
- Giá trị hàm f 1 được xác định bởi tri thức chuyên gia, cụ thể hàm f 1 đạt giá trị cực đại khi độ lợi của chính sách là cao nhất, có nghĩa là, các yếu tố ảnh hưởng có tác động tiêu cực nhất đến mục tiêu dinh dưỡng khi áp dụng chính sách sẽ thu được yếu tố mục tiêu là cao nhất, và ngược lại cho trường hợp f 1 đạt cực tiểu.
- 4.2 Chính sách “Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng”.
- Chính sách phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cần có thông tin về các yếu tố tình trạng chăm sóc trẻ và tình trạng chăm sóc bà mẹ trước khi thực hiện chính sách.
- trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, chủ yếu là chất sắt, i-ốt và vitamin A cho bà mẹ và trẻ em góp phần làm giảm tiêu thụ dinh dưỡng do bệnh lý và do đó gia tăng dinh dưỡng.
- Các phương án thực hiện được đưa ra như sau: (i) Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm Vitamin A, chất sắt và i ốt cho bà mẹ và trẻ em.
- Hiệu quả của chính sách phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được xác định bởi hàm f 2 phụ thuộc vào các biến là phương án được chọn, các yếu tố tác động và các biến mục tiêu của nó, nếu gọi k[0, 100] là một số thực không âm, thì hàm f 2 được xác định như sau:.
- Việc thực hiện chính sách xã hội hoá dinh dưỡng và lồng ghép hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cần có thông tin về các yếu tố tình trạng chăm sóc trẻ, chăm mẹ trước khi thực hiện chính sách.
- Mục tiêu của chính sách này là làm cải thiện tình trạng dinh dưỡng mẹ và dinh dưỡng trẻ, đối tượng là bà mẹ và trẻ em.
- (ii) Thực hiện xoá đói giảm nghèo, tranh thủ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ lồng ghép hoạt động dinh dưỡng ở xã phường, khóm ấp và các cộng tác viên dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng.
- Hiệu quả của chính sách xã hội hóa công tác dinh dưỡng và lồng ghép hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu được xác định bởi hàm f 3 phụ thuộc vào các biến là phương án được chọn, các yếu tố tác động và các biến mục tiêu của nó, nếu gọi k[0, 100] là một số thực không âm, thì hàm f 3 được xác định như sau:.
- Trong đó CSM là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc bà mẹ, CST là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc trẻ, CS_XHH&CS là chính sách xã hội hoá và lổng ghép chăm sóc sức khỏe ban đầu, DDM là yếu tố mục tiêu dinh dưỡng mẹ, DDT là yếu tố mục tiêu tình trạng dinh dưỡng trẻ.
- Trong đó BMP là yếu tố ảnh hưởng bệnh mắc phải (có liên quan dinh dưỡng), CST là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc trẻ, CS_VSATTP là chính sách về vệ sinh và an toàn thực phẩm, TTDDTre là yếu tố mục tiêu tình trạng dinh dưỡng trẻ.
- 4.5 Chính sách “Dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng”.
- Việc thực hiện chính sách dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh liên quan tới dinh dưỡng cần có thông tin về các yếu tố tình trạng chăm sóc trẻ, bệnh mắc phải và tình trạng dinh dưỡng mẹ trước khi thực hiện chính sách.
- Mục tiêu của chính sách này là làm tăng cường chất lượng dinh dưỡng phù hợp với trẻ và phòng chống các bệnh về dinh dưỡng (như là khô mắt, bướu cổ, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp.
- Các phương án thực hiện được đưa ra như sau: (i) Tổ chức giám sát xu hướng các bệnh mạn tính, xây dựng mạng lưới tư vấn dinh dưỡng, phổ biến kiến thức dinh dưỡng bằng các hình thức.
- (iii) Xây dựng và triển khai các chế độ ăn bệnh lý thích hợp, phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho từng đối tượng khác nhau..
- Hiệu quả của chính sách dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng được xác định bởi hàm f 5 phụ thuộc vào các biến là phương án được chọn, các yếu tố tác động và các biến mục tiêu của nó, nếu gọi k[0, 100] là một số thực không âm, thì hàm f 5 được xác định như sau:.
- Trong đó BMP là yếu tố ảnh hưởng bệnh mắc phải, CST là yếu tố ảnh hưởng chăm sóc trẻ, DDM là yếu tố ảnh hưởng dinh dưỡng mẹ, CS_DD&BDD là chính sách dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh dinh dưỡng, TTDDTre là yếu tố mục tiêu tình trạng dinh dưỡng trẻ.
- Hình 4: Mô hình chiến lược dinh dưỡng trẻ em.
- Chúng tôi thực hiện xác định chính sách khi có tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn cao (DDT) do hệ quả của việc chăm sóc trẻ em không đúng cách (CST) xảy ra (e.g., trên dữ liệu của huyện Tháp Mười).
- Nhiều bà mẹ không cho con bú đủ sữa mẹ, không theo dõi biểu đồ tăng trưởng khi chăm sóc con, tuy nhiên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ thì khá tốt (TTMMT) do thực hiện tốt chế độ chăm sóc bà mẹ (CSM) (nghỉ tiền sản và hậu sản hợp lý, tăng bữa ăn trong thời gian mang thai...)..
- Với quyết định thứ nhất cho phổ cập kiến thức dinh dưỡng (PCKTDD) thì thực hiện theo phương án 3 do CSM=“Tốt” và CST= “Không đúng cách”.
- Với quyết định thứ hai theo hướng phòng chống vi chất dinh dưỡng (PCVCDD) thì nên chọn phương án 1 do CSM=“Tốt” và CST=“Không đúng cách”.
- Với quyết định thứ ba về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh về dinh dưỡng (DD&BDD) thì phương án thực hiện sẽ là 2 do CST=”Không đúng cách” và CSM= “Tốt”.
- Với quyết định thứ năm về xã hội hoá công tác dinh dưỡng lồng ghép với chăm sóc sức khỏe ban đầu (XHH&CS) thì thực hiện theo phương án 2 do CSM= “Tốt” và CST=”Không đúng cách”.
- Với quyết định thứ nhất về phổ cập kiến thức dinh dưỡng (PCKTDD) thì thực hiện theo phương án 2 do CSM=“Kém” và CST=“Không đúng cách”.
- Với quyết định thứ hai về phòng chống vi chất dinh dưỡng (PCVCDD) thì thực hiện.
- Với quyết định thứ ba về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh về dinh dưỡng (DD&BDD) thì thực hiện phương án 2 do BMP=“Có” và CST=“Không đúng cách”.
- Với quyết định thứ năm về xã hội hoá công tác dinh dưỡng lồng ghép với chăm sóc sức khỏe ban đầu (XHH&CS) thì thực hiện theo phương án 3 do CSM=“Kém” và CST=“Không đúng cách”.
- Chúng tôi thực hiện xác định chính sách khi có tình trạng chăm sóc trẻ đã cải thiện (e.g., trên dữ liệu của huyện Cao Lãnh, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em khá cao, nhưng nhờ có dự án dinh dưỡng Việt Nam – Hà Lan, Trung tâm Y tế dự phòng huyện đã triển khai các chương trình giáo dục chăm sóc trẻ em).
- Tuy nhiên, do đa phần các bà mẹ sống bằng nghề nông, điều kiện làm việc nặng nhọc, thu nhập thấp nên điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân không đảm bảo dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng mẹ ở mức cao, đặc biệt là các tình trạng bà mẹ mang thai còn kém..
- Với quyết định thứ nhất về phổ cập kiến thức dinh dưỡng (PCKTDD) thì thực hiện theo phương án 3 do CSM=“Kém” và CST=“Đúng cách”.
- Với quyết định thứ hai về phòng chống vi chất dinh dưỡng (PCVCDD) thì thực hiện phương án 1 do CSM=“Kém” và CST=“Đúng cách”.
- Với quyết định thứ ba về dinh dưỡng hợp lý và phòng chống các bệnh về dinh dưỡng (DD&BDD) thì thực hiện phương án 2 do BMP=“Có” và CST=“Không đúng cách” và yếu tố BMP không xác định;.
- Vấn đề chiến lược dinh dưỡng trẻ em là một bài toán ra quyết định trong một quá trình ngẫu nhiên, mà công việc tìm kiếm một giải pháp tối ưu (quyết định tối ưu và hiệu quả cao nhất) là một vấn đề khó khăn đối với các nhà hoạch định kế hoạch chính sách dinh dưỡng bởi sự tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng diễn ra rất phức tạp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau, các quyết định được tiến hành đồng thời và kết quả của nó có thể tác động lẫn nhau dưới điều kiện không chắc chắn..
- Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược dinh dưỡng trẻ em với các nhân tố ảnh hưởng, các chính sách nhằm làm giảm thiểu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng (và cả bà mẹ), các mục tiêu cho từng chính sách, mô hình hỗ trợ quyết định với các nút quyết định không thứ tự cho bài toán dinh dưỡng trẻ em đã được hình thành: (i) mô hình hoá được các yếu tố ảnh hưởng lên các chính sách, ảnh hưởng lẫn nhau cũng như mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.
- (ii) xây dựng các phương án thực hiện trên từng chính sách từ chiến lược thực hiện chương trình mục tiêu dinh dưỡng của chuyên gia y tế.
- Bài toán chiến lược dinh dưỡng trẻ em được mô hình hóa giúp cho các chuyên gia dinh dưỡng có được công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện chiến lược dinh dưỡng trẻ em.
- Các tình huống thực tế được kiểm nghiệm trong việc thực hiện chiến lược dinh dưỡng trẻ em, nhằm kiểm tra tính hợp lý của mô hình và đã được các chuyên gia y tế kiểm chứng và xác nhận tính đầy đủ, tính hợp lý và tính đúng của mô hình với:.
- Hướng phát triển tiếp theo sẽ nhằm tích hợp thêm các chính sách về y tế công cộng phù hợp vào mô hình nhằm hỗ trợ thiết thực hơn cho người hoạch định chiến lược dinh dưỡng và tăng thêm hiệu quả thực tiễn của bài toán..
- Kim Thị Thu Ba, Nguyễn Phạm Huy Quang (2004), “Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLắk”, Hội nghị khoa học tuổi trẻ về dịch tễ học – dịch tễ học lâm sàng, pp.44-50..
- Lê Thị Hương (2009), “Kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Y học thực hành 8(669), Bộ Y tế..
- Nguyễn Công Khẩn (2009), “Một số vấn đề về chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng hiện nay”, Tạp chí Y tế công cộng 8(1), pp.12-17..
- Nguyễn Công Cừu (2001), Các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở xã Mỹ Tân – TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, Đại học Y Dược TP.
- Phạm Thị Tâm (2009), “Khảo sát tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan ở xã Mỹ An – Huyện Tháp Mười - Tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Y học thực hành..
- Sở Y Tế tỉnh Đồng Tháp (2009), Báo cáo kết quả triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 và định hướng hoạt động giai đoạn .
- (2004), “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xã Nam Vân ngoại thành Nam Định”, Nghiên cứu điều dưỡng cộng đồng, pp.1-7..
- Lê Thị Bích Sơn (2009), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em ở 10 xã dự án dinh dưỡng Việt Nam – Hà Lan thuộc hai huyện Cao Lãnh và Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp năm 2009, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Đồng Tháp.