« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống lúa Huyết Rồng tại Vĩnh Hưng, Long An


Tóm tắt Xem thử

- Ở thí nghiệm 1, với mức độ sạ 50 kg/ha đạt số chồi, số hạt chắc/bông, số bông/m 2 , năng suất thực tế cao hơn so với sạ 90 kg/ha rất ý nghĩa thống kê.
- Ở thí nghiệm 2, nghiệm thức Comcat 150WP tạo nên đường kính lóng 4 và 5 to nhất (7,5 mm) giúp cây cứng chống đổ ngã, đạt năng suất cao (2,8 tấn/ha) so với nghiệm thức Siêu Canxi, Siêu Kali.
- Ở thí nghiệm 3, nghiệm thức bón phân 0,6 tấn phân hữu cơ/ha + N,P,K (50N-40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha đạt năng suất thực tế cao nhất (3,3 tấn/ha) và tỷ lệ gạo trắng cao (71,9.
- hạt gạo dài (6,8 mm) và hàm lượng amylose thấp (15,4%) so với các nghiệm thức bón phân khác.
- được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ và kỹ thuật hạn chế đổ ngã và tìm ra công thức phân bón hợp lý nhằm làm tăng năng suất và phẩm chất của lúa Huyết Rồng tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An là rất cần thiết..
- 2.1 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng Thí nghiệm 1: Xác định mật độ sạ gồm 2 nghiệm thức (sạ lan 50 kg/ha và đối chứng 90 kg/ha), ba lần lặp lại, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Thí nghiệm 2: Xác định hiệu quả 3 loại phân bón qua lá giúp hạn chế đổ ngã gồm 4 nghiệm thức: Comcat 150WP (Công ty Hai Lúa Vàng, hoạt chất chủ yếu Lychnis), Siêu Canxi (Công ty Quang nông, chất Calcium oxide), Siêu Kali 7.5.44 (Công ty Quang Nông) theo khuyến cáo trên nhãn thuốc và đối chứng không phun.
- Thí nghiệm 3: So sánh 4 nghiệm thức phân bón ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất gạo Huyết Rồng: Nghiệm thức 1 (0,6 tấn phân hữu cơ/ha + phân hóa học theo công thức (50N-40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha).
- Nghiệm thức 2 (3,2 tấn phân hữu cơ/ha);.
- Nghiệm thức 3 (đối chứng không bón phân);.
- Nghiệm thức 4 (bón phân hóa học theo công thức (60N-40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha), cấy mạ 25 ngày tuổi, 3 lần lặp lại khoảng cách 20 x 30 cm/bụi, bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Thành phần năng suất: mỗi lô thu hoạch 8 bụi, đếm số bông, số hạt chắc/bông, số bông/m 2 và trọng lượng 1000 hạt (g) qui về ẩm độ chuẩn 14%..
- Thời điểm 91 NSS thì sự chênh lệch giữa 2 nghiệm thức còn không nhiều (6 chồi/m 2.
- Bảng 1: Số chồi/m 2 của 2 nghiệm thức qua thời điểm 49 và 91 ngày sau sạ.
- 90 kg/ha Khác biệt (A-B) Số chồi/m 2 49 NSS .
- khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
- ns: không có sự khác biệt 3.1.2 Năng suất và thành phần năng suất Qua kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua 2 mức độ sạ.
- Trong khi đó số bông/m 2 ở nghiệm thức sạ lan 50 kg/ha lớn hơn nghiệm thức sạ lan 90 kg/ha là 41 bông khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Kết quả là năng suất ở nghiệm thức sạ lan 50 kg/ha cho năng suất cao hơn sạ lan 90 kg/ha là 0,6 tấn/ha.
- Sạ lan 50 kg/ha có số bông/m 2 và số hạt chắc/bông cao nên cho năng suất cao hơn nghiệm thức sạ lan 90 kg/ha..
- Bảng 2: Năng suất và thành phần năng suất của 2 nghiệm thức.
- Năng suất thực tế (tấn/ha .
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt 3.2 Thí nghiệm 2: Xác định các loại phân bón qua lá giúp hạn chế đỗ ngã.
- cao cây và chiều cao thân giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- TT Nghiệm thức Chiều cao đồng.
- ruộng (cm) Chiều cao cây.
- (cm) Chiều cao.
- 2 Không sử dụng b.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không có sự khác biệt.
- Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua phép thử Duncan Tuy nhiên, kết hợp giữa chiều cao đồng ruộng.
- Nghiệm thức có tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/chiều cao cây càng cao vào thời điểm vào chắc đến thu hoạch đồng nghĩa với nghiệm.
- Qua kết quả thống kê Bảng 3 cho thấy các nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP, Siêu Kali và Siêu Canxi (0,9) có tỷ lệ chiều cao đồng ruộng/cao cây lớn hơn nghiệm thức đối chứng không sử dụng (0,8)..
- Ở các nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP,.
- Siêu Kali và Siêu Canxi có chiều dài 3 lóng đầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
- TT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 Lóng 5.
- khác biệt ở mức ý ngh ĩa 1%.
- ns: không có sự khác biệt Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua phép thử Duncan.
- Qua kết quả thống kê Bảng 4 cho thấy các nghiệm thức có chiều dài lóng 4 khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng, tuy nhiên giữa Comcat 150WP, Siêu Canxi, Siêu Kali thì khác biệt không có ý nghĩa.
- Chiều dài lóng 5 của các nghiệm thức thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- 3.2.3 Đường kính lóng của 4 nghiệm thức Bảng 5 cho thấy đường kính lóng thân lớn dần.
- từ lóng thứ nhất đến lóng thứ năm, trong đó các nghiệm thức có đường kính lóng 1 khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Đường kính lóng 2 và lóng 3 không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
- Các nghiệm thức có đường kính lóng 4 và lóng 5 khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
- Như vậy, việc sử dụng Comcat 150WP, Siêu Caxi, Siêu Kali có tác dụng làm lóng 4 và 5 lớn hơn so với đối chứng, trong đó nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP tốt hơn 2 nghiệm thức sử dụng Siêu Kali và Siêu Canxi (khác biệt ở mức ý nghĩa 1.
- Như vậy, ở đây cả 3 nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP, Siêu Kali và Siêu Canxi đều có khả năng giúp cây chống chịu đổ ngã, trong đó nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP có khả năng chống chịu đổ ngã tốt nhất..
- Bảng 5: Đường kính lóng 1, lóng 2, lóng 3, lóng 4, lóng 5 (mm) của 4 nghiệm thức.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không có sự khác biệt Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua phép thử Duncan.
- 3.2.4 Năng suất và thành phần năng suất Bảng 6 cho thấy giữa các nghiệm thức có số bông/m 2 , trọng lượng (TL) 1000 hạt, chiều dài bông khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Số hạt chắc/bông khác biệt ở mức ý nghĩa 5% giữa các.
- Nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP và Siêu Canxi có số hạt chắc/bông cao hơn là nghiệm thức có sử dụng Siêu Kali và đối chứng không sử dụng (khác biệt ở mức ý nghĩa 5.
- nghiệm thức sử dụng Siêu Kali thì không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng không sử dụng..
- Bảng 6: Năng suất và thành phần năng suất của 4 nghiệm thức TT Nghiệm thức Số bông/m 2 Số hạt.
- Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua phép thử Duncan Nghiệm thức sử dụng Siêu Canxi không có sự.
- khác biệt với nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP và Siêu Kali.
- Các nghiệm thức có năng suất thực tế (NSTT) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong đó nghiệm thức sử dụng Comcat 150WP có năng suất cao nhất.
- Sử dụng Comcat 150WP góp phần giúp nâng cao năng suất cho lúa Huyết Rồng trong quá trình canh tác..
- 3.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng phân bón đến năng suất và phẩm chất gạo.
- 3.3.1 Năng suất và thành phần năng suất Chiều dài bông: ở nghiệm thức 1 (0,6 tấn phân hữu cơ/ha + phân hóa học theo công thức (50N- 40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha) có chiều dài bông dài nhất (23 cm), thấp nhất là ở nghiệm thức không bón phân (dài bông 20,3 cm), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại..
- Như vậy, khi có cung cấp dinh dưỡng đã làm gia tăng chiều dài bông nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng không bón phân, cho thấy là chiều dài bông còn bị ảnh hưởng bởi di truyền..
- Số bông/m 2 : Các nghiệm thức có bón phân có số bông/m 2 cao hơn so với đối chứng không bón phân, khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%, tuy nhiên giữa các nghiệm thức có bón phân thì khác biệt.
- không có ý nghĩa thống kê.
- Hạt chắc/bông: ở nghiệm thức 1 (0,6 tấn phân hữu cơ/ha + phân hóa học theo công thức (50N- 40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha) là cao nhất (68,2) và thấp nhất là ở nghiệm thức không bón phân, tuy nhiên số hạt chắc/bông giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê..
- Trọng lượng 1.000 hạt: ở các nghiệm thức cao thấp khác nhau nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.
- Chính vì vậy, trọng lượng 1.000 hạt ở các nghiệm thức bón phân khác biệt không đáng kể và trọng lượng 1.000 hạt trung bình của giống Huyết Rồng là 24,3 gram.
- Bảng 7: Thành phần năng suất và năng suất thực tế giống lúa Huyết Rồng.
- TT Nghiệm thức Dài bông (cm) Số bông/m 2 Hạt chắc/bông TL 1000 hạt (g) NSTT (tấn/ha).
- 1 Nghiệm thức a a.
- 2 Nghiệm thức a .
- 3 Nghiệm thức b c.
- 4 Nghiệm thức a b.
- Khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ns: không có sự khác biệt.
- Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê Năng suất thực tế: nghiệm thức 1 (0,6 tấn phân.
- hữu cơ/ha + phân hóa học theo công thức (50N- 40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha) có năng suất cao nhất là 3,3 tấn/ha khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức bón 3,2 tấn phân hữu cơ/ha (3,1 tấn/ha) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức không bón và chỉ bón đơn độc phân vô cơ.
- Như vậy, khi có bón kết hợp phân hữu cơ đã giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn góp phần tăng năng suất lúa so với chỉ bón phân hoá học..
- Tỷ lệ gạo lức: Nghiệm thức 1 (0,6 tấn phân hữu cơ/ha + phân hóa học theo công thức (50N-40P 2 O 5 - 30K 2 O) kg/ha) có tỷ lệ gạo lức cao nhất 77,2%, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức có bón phân khác và chỉ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân.
- (1996) nghiệm thức không bón thuộc loại có tỷ lệ gạo lức kém (<75.
- Các nghiệm thức còn lại thuộc loại có tỷ lệ gạo lức trung bình..
- Tỷ lệ gạo trắng: nghiệm thức 1 có tỷ lệ gạo trắng cao nhất 71,9%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
- các nghiệm thức bón phân còn lại thuộc loại tỷ lệ gạo trắng tốt.
- Như vậy, khi có kết hợp phân hữu cơ và vô cơ ở thí nghiệm này đã cho tỷ lệ gạo trắng cao nhất, khác biệt so với các nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ hay phân hữu cơ.
- TT Nghiệm thức Tỷ lệ gạo lức Tỷ lệ gạo trắng Tỷ lệ gạo nguyên.
- 1 Nghiệm thức 1 77,2a 71,9a 62,a.
- 2 Nghiệm thức 2 76,4a 70,0b 60,6ab.
- 3 Nghiệm thức 3 73,1b 64,9d 56,5c.
- 4 Nghiệm thức 4 76,4a 68,5c 59,6b.
- Khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê.
- Qua Bảng 9 cho thấy nghiệm thức 1 có chiều dài hạt gạo cao nhất (6,8 mm), khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức bón 3,2 tấn phân hữu.
- Tỉ lệ dài/rộng gạo thì các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
- Bảng 9: Chiều dài và dài/rộng, hàm lượng amylose và protein của gạo Huyết Rồng TT Nghiệm thức Dài gạo.
- 1 Nghiệm thức 1 6,8a 3,5 15,4d 2 Nghiệm thức 2 6,5b 3,5 17,5a 3 Nghiệm thức 3 6,4b 3,6 16,0c 4 Nghiệm thức 4 6,6ab 3,5 17,1b.
- Khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- ns: không có sự khác biệt.
- Kết quả phân tích hàm lượng amylose trình bày ở Bảng 9 cho thấy, nghiệm thức bón phân 3,2 tấn phân hữu cơ/ha có hàm lượng amylose cao nhất 17,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
- Nghiệm thức bón (0,6 tấn phân hữu cơ/ha + NPK ( 50N-40P 2 O 5 -30K 2 O ))/ha cho hàm lượng amylose thấp nhất (15,4%) và sẽ làm cho cơm mềm hơn.
- Như vậy, kết hợp phân vô cơ và hữu cơ giúp cho hàm lượng amylose đạt thấp nhất so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ hoặc phân hữu cơ..
- Sử dụng Comcat 150WP giúp cây lúa có chiều cao ổn định, có số chồi, hạt chắc/bông và năng suất cao (2,8 tấn/ha).
- Bón phân 0,6 tấn phân hữu cơ/ha kết hợp bón phân hóa học NPK (50N-40P 2 O 5 -30K 2 O) kg/ha có ưu thế về thành phần năng suất, năng suất thực tế và phẩm chất gạo so với các nghiệm thức bón phân còn lại.
- Nghiệm thức này cho năng suất cao (3,3 tấn/ha) so với các nghiệm thức bón phân khác