« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tự nhiên


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG.
- TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Thu Hằng.
- Bucephalopsis, cá tra tự nhiên, ký sinh trùng, Myxobolus, Trichodina Keywords:.
- Đề tài khảo sát thành phần loài ký sinh trùng cá tra tự nhiên được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2016.
- Tổng cộng có 86 mẫu cá tra giống thu từ sông Rạch Ngỗng ở Cần Thơ được quan sát dấu hiệu bệnh lý và soi tươi để kiểm tra ký sinh trùng.
- Kết quả cho thấy có 8 giống ký sinh trùng ký sinh trên cá tra tự nhiên là Myxobolus, Henneguya, Trichodina, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ichthyonyctus, Protoopalina, Bucephalopsis.
- trong đó, có 5 giống ký sinh trên da, mang và 4 giống ký sinh trong ruột và dạ dày.
- Số lượng ký sinh trùng nhiễm trên cá tra tự nhiên phụ thuộc vào thành phần giống loài và cơ quan ký sinh.
- Ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là Bucephalopsis (88,5%.
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tự nhiên.
- đó bệnh do ký sinh trùng là khá phổ biến.
- Ký sinh trùng thường lây nhiễm cho cá qua môi trường nước, khi nhiễm với số lượng lớn sẽ làm cá sinh trưởng chậm, thậm chí gây chết hàng loạt, đặc biệt ở giai đoạn cá giống đồng thời mở đường cho các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây chết cá.
- Nhiều nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tra nuôi.
- Các loài ký sinh trùng này gây thành dịch bệnh làm thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).
- Ở giai đoạn nuôi thịt, cá tra cũng nhiễm một số nhóm nội ký sinh trùng có vòng đời phát triển cần ký chủ trung gian như sán lá, sán dây, giun tròn ký sinh ở dạ dày, ruột, mật của cá..
- Mức độ nhiễm nội ký sinh trùng trên cá tra khác nhau theo loài và vị trí ký sinh (Bùi Quang Tề, 2001)..
- Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, vì thế, đã có nhiều nghiên cứu khảo sát thành phần ký sinh trùng nhiễm trên cá tra nuôi (Thu et al., 2007.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự xuất hiện các loài ký sinh trùng trên cá tra trong môi trường sống tự nhiên.
- Để có thể hiểu rõ mối tương quan về thành phần cũng như khả năng nhiễm ký sinh trùng trên cá tra tự nhiên và cá tra nuôi, đề tài “Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) tự nhiên” được thực hiện..
- 2.2.1 Phương pháp phân tích và định danh ký sinh trùng.
- Nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện theo phương pháp của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) và Edward (2010), ngoại ký sinh được thực hiện bằng cách lấy nhớt trên thân, vây, mang, ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi (10-40X)..
- Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng được phân tích dựa theo phương pháp của Margolis et al..
- Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng được đặc trưng bằng hai đại lượng là tỉ lệ cảm nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN):.
- Trường hợp cá nhiễm trùng lông nội ký sinh trong ruột sẽ xác định cường độ nhiễm ước tính theo + (vài trùng/TT.
- Phân loại ký sinh trùng dựa trên các chỉ tiêu hình thái cấu tạo: hình dạng ngoài, kích thước bào tử, bào nang, cấu tạo cực nang, tiêm mao… Tài liệu phân loại ký sinh trùng theo Lom và Dykova (1992), Woo (2006), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) và Noga (2010)..
- Mức độ nhiễm ký sinh trùng dựa trên tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm được tính toán và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel..
- Mẫu cá tra thu ở môi trường tự nhiên có chiều dài trung bình khoảng 15,99 cm và khối lượng trung bình là 30,04 g.
- Cơ quan nhiễm Da, mang, dạ dày, ruột Qua 5 tháng thu mẫu, gồm 5 đợt, đề tài thu và phân tích được tổng cộng 86 mẫu cá tra tự nhiên..
- Cá tra thu bằng đánh bắt trực tiếp trên sông nên màu sắc tươi.
- Hình 1: Dấu hiệu bên ngoài của mẫu cá tra sống trong môi trường tự nhiên.
- Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ký sinh trùng cho thấy cá tra tự nhiên thường bị nhiễm.
- ký sinh trùng trong các cơ quan như da, mang, dạ dày và ruột, với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm biến động khác nhau tùy từng giống loài ký sinh trùng..
- 3.2 Thành phần giống ký sinh trùng trên cá tra tự nhiên.
- Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 86 mẫu cá tra tự nhiên đã xác định được 8 giống ký sinh trùng thuộc 2 nhóm: nhóm nội ký sinh gồm giống:.
- nhóm ngoại ký sinh gồm các giống: Myxobolus, Heneguya, Trichodina, Dactylogyrus và Gyrodactylus.
- Thành phần ký sinh trùng và vị trí ký sinh trên cơ thể cá được tổng hợp trong Bảng 2..
- Bảng 2: Thành phần ký sinh trùng và cường độ nhiễm ở từng cơ quan STT Giống ký sinh.
- ký sinh trên cá tra tự nhiên.
- Kết quả tổng hợp cho thấy nhóm nguyên sinh động vật (Protozoa) là nhóm ngoại ký sinh rất phổ biến trên cá tra tự nhiên.
- Quan sát hình thái dưới kính hiển vi có thể xác định được 3 giống ký sinh trên cá tra gồm: Myxobolus, Henneguya và Trichodina.
- Giống Myxobolus ký sinh trên da cá tra với tỷ lệ nhiễm cao nhất (61,6%) so với các giống khác..
- Ngoài ra, chúng cũng thường ký sinh trên mang ở dạng bào nang, tỷ lệ nhiễm Myxobolus trên mang là 58,8%.
- Giống Henneguya cũng được tìm thấy ký sinh trên da và mang của cá.
- Theo Woo (2006), Myxobolus và Henneguya là 2 giống ký sinh trùng thuộc lớp Myxosporea, ngành Myxozoa.
- Đây là ngành ký sinh trùng đa bào gây nhiễm trên nhiều đối tượng thủy sản trên khắp thế giới.
- Nhóm ký sinh trùng này rất đa dạng về hình thái, đặc điểm điển hình là các bào tử hình quả lê, bên trong có 2 cực nang với các sợi xoắn..
- Hình 2: Hình thái nhóm ký sinh trùng Protozoa ký sinh trên cá tra tự nhiên.
- Bên cạnh ngành Myxozoa, ký sinh trùng giống Trichodina thuộc ngành Ciliophora, lớp Peritricha cũng được tìm thấy ký sinh trên da và mang của cá tra tự nhiên (Hình 2D).
- Trong 3 giống ngoại ký sinh được tìm thấy thì Trichodina có tỷ lệ nhiễm trên mang cá tra cao nhất, chiếm 79,4%.
- nhiều loài cá nước ngọt khác nhau như: cá chép, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, cá tra.
- Một số loài trùng bánh xe Trichodina có khả năng ký sinh trên cơ thể của ếch, nhái còn nhỏ và ấu trùng tôm, cua (Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đức, 2009)..
- Hình 3: Tỷ lệ nhiễm của nhóm ngoại ký sinh trùng Các ghi nhận hình thái của giống Trichodina.
- 3.2.2 Nhóm sán lá đơn chủ ngoại ký sinh Không giống nhóm Protozoa ngoại ký sinh, nhóm sán lá đơn chủ ký sinh trên cá tra tự nhiên với mật độ khá thấp.
- Nhóm sán lá đơn chủ thường ký sinh trên cá là giống Dactylogyrus (Hình 4A) và Gyrodactylus (Hình 4B).
- Sán thường được tìm thấy ký sinh trên mang của cá tra, tỷ lệ nhiễm Dactylogyrus chiếm 50,4% trên mang, cao hơn so với tỷ lệ nhiễm 31,2% của sán lá Gyrodactylus..
- Sán 18 móc Gyrodactylus và sán 16 móc Dactylogyrus thường ký sinh trên da và mang của nhiều loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- (2008) trên cá tra nuôi ao, có thể thấy tỷ lệ nhiễm Dactylogyrus trên cá tra tự nhiên khá thấp nhưng tỷ lệ nhiễm sán 18 móc lại cao hơn, theo đó tỷ lệ nhiễm Dactylogyrus trên cá tra nuôi ao thường khoảng 66,3%, tỷ lệ nhiễm Gyrodactylus là 3,3%..
- Hình 4: Nhóm sán lá đơn chủ ký sinh trên cá tra tự nhiên.
- 3.2.3 Nhóm nội ký sinh trùng.
- Kết quả tổng hợp cho thấy Myxobolus là giống ký sinh trùng có phổ ký sinh khá rộng trên cá tra tự nhiên, chúng vừa ký sinh trên da, mang của cá, vừa ký sinh và tạo bào nang trong ruột của cá tra tự nhiên.
- Các mẫu phân tích cho thấy các bào nang tròn, nhỏ, màu trắng đục ký sinh trên thành ruột..
- Hình 5: Tỷ lệ nhiễm nội ký sinh ở cá tra tự nhiên Tương tự, giống trùng lông Ichthyonyctus cũng.
- Kết quả của nghiên cứu ghi nhận các đặc điểm hình thái cấu tạo của Ichthyonytus tương đồng với các nghiên cứu trước đây trên cá tra nuôi thâm canh.
- Theo đó, trùng lông Ichthyonytus được ghi nhận ký sinh phổ biến trong ruột cá tra nuôi thâm canh, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giống trùng lông này khác nhau tùy từng mô hình nuôi.
- (2008) ghi nhận trùng lông Ichthyonyctus thường nhiễm trong ruột cá tra nuôi ao và nuôi đăng quầng với tỷ lệ nhiễm.
- tìm thấy trên cá tra tự nhiên.
- Kết quả này khác biệt so với thành phần loài ký sinh trùng của cá tra nuôi thâm canh trong ao hoặc bè.
- Đối với cá tra nuôi bè thường nhiễm trùng lông Balantidium với tỷ lệ nhiễm dao động từ 16-37%.
- Ngoài ra, cũng ghi nhận không có trùng lông Protoopalina ký sinh trong ruột cá tra nuôi ao, chỉ có giống Balatidium ký sinh với tỷ lệ nhiễm là 11%.
- Hình 6: Nhóm ký sinh trùng nội ký sinh trên cá tra tự nhiên.
- Ichthionyctus và Protoopalina ký sinh với số lượng lớn nhưng hai loài này không gây hại cho cá, chúng chỉ làm bệnh nặng thêm khi cá bị viêm ruột..
- Theo Arthur và Te (2006), Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), Protoopalina ký sinh đoạn sau ruột cá basa ở mọi lứa tuổi nhưng cỡ cá càng lớn thì tỷ lệ nhiễm càng cao.
- Ký sinh trùng sống giữa các nếp gấp của niêm mạc ruột lấy các chất thừa của ký chủ để dinh dưỡng.
- Khi ký sinh với số lượng lớn cũng không gây tác hại nhưng khi ký chủ bị bệnh viêm ruột do vi khuẩn thì Protoopalina sẽ xâm nhập vào với số lượng lớn, làm bệnh nặng lên nhanh chóng..
- Cuối cùng, kết quả phân tích cho thấy giống sán lá song chủ Bucephalopsis chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất trong 4 giống nội ký sinh là 88,5% trong ruột và 52,9% trong dạ dày của cá (Hình 6).
- Các kết quả ghi nhận được khá tương đồng với kết quả phân tích trên cá tra nuôi bè, theo đó tỷ lệ nhiễm Bucephalopsis của cá tra nuôi bè thường dao động.
- khác, cá tra nuôi ao thâm canh thường có tỷ lệ nhiễm sán lá Bucephalopsis khá thấp, dao động khoảng 33-37% (Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., 2008).
- Kết quả nghiên cứu của Vũ Đặng Hạ Quyên và ctv., (2014) cũng ghi nhận các mẫu cá tra nuôi ao thu được ở Đồng Tháp có tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ Bucephalopsis khá thấp dao động từ 26- 48% tùy loài.
- 3.3 Cường độ nhiễm ký sinh trùng trên cá tra tự nhiên.
- So với các kết quả ghi nhận trên cá tra nuôi ao thâm canh thì cường độ nhiễm Myxobolus và Henneguya cao hơn, cường độ nhiễm dao động trên cá tra nuôi chỉ khoảng 2-6 trùng/cung mang.
- Tuy nhiên, cường độ nhiễm Trichodina của cá tra nuôi lại cao hơn so với kết quả đề tài này ghi nhận được, khoảng 9-12 trùng/lame (Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., 2008)..
- Sán lá đơn chủ là loài thường xuyên được phát hiện nhiễm trên mang của cá tra và nhiều loài cá nước ngọt khác.
- Sán 16 và 18 móc ký sinh trên các cung mang cá tra nuôi ao vào mùa mưa với cường độ nhiễm cao hơn kết quả trong nghiên cứu này, trung bình khoảng 7 trùng/cung mang.
- Tuy nhiên, vào mùa khô, sán lá 18 móc lại không tìm thấy nhiễm trên mang cá tra nuôi (Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., 2008)..
- Đối với nhóm nội ký sinh, nghiên cứu phát hiện giống trùng lông Protoopalina ký sinh với cường độ rất cao trong ruột của cá, cường độ nhiễm đạt.
- Điều này khá khác biệt, khi các ghi nhận trước đây trên cá tra nuôi hầu như không phát hiện Protoopalina nhiễm trên cá.
- Thêm vào đó, cường độ nhiễm trùng lông Ichthyonyctus trên cá tra tự nhiên cũng khá thấp, khoảng 20,8 trùng/lame, so với cường độ nhiễm đạt.
- trên cá tra nuôi (Nguyễn Thị Thu Hằng và ctv., 2008).
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu gần đây trên cá tra nuôi ở Đồng Tháp lại ghi nhận cường độ nhiễm trùng lông Ichthyonyctus thấp hơn kết quả của nghiên cứu này, cường độ nhiễm chỉ khoảng 4-10.
- Kết quả ghi nhận được từ những nghiên cứu nêu trên cho thấy cường độ nhiễm sán lá song chủ có khả năng lây nhiễm trên người đã gia tăng đáng kể theo thời gian không chỉ trên cá tra nuôi mà còn tăng trong cá tra sống ở môi trường tự nhiên..
- Có 8 giống ký sinh trùng ký sinh trên cá tra tự nhiên là Myxobolus, Henneguya, Trichodina, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ichthyonyctus, Protoopalina và Bucephalopsis.
- trong đó, 5 giống ký sinh trên da, mang và 4 giống ký sinh trong ruột và dạ dày.
- Hầu hết các mẫu cá tra thu từ tự nhiên đều là cá khỏe, không có dấu hiệu bệnh lý..
- Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của sinh viên Ngô Quốc Thái, lớp Bệnh học Thủy sản K39 đã phân tích ký sinh trùng mẫu cá tra trong nghiên cứu..
- Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở ĐBSCL và các giải pháp phòng trị chúng.
- Xác định ấu trùng sán lá song chủ (metacercariae) ký sinh trên một số loài cá dựa vào đặc điểm hình thái và di truyền.
- Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam.
- Xác định nhóm ký sinh trùng tạo bào nang trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi.
- Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng trên cá tra