« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ LÓC (Channa striata) GIAI ĐOẠN GIỐNG ĐẾN NUÔI THƯƠNG PHẨM


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI KÝ SINH TRÙNG TRÊN.
- CÁ LÓC (Channa striata) GIAI ĐOẠN GIỐNG ĐẾN NUÔI THƯƠNG PHẨM Nguyễn Thị Thu Hằng 1 và Đặng Thị Hoàng Oanh 1.
- Cá lóc, ký sinh trùng, Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Gyrodactylus, Pallisaentis, Spinitectus Keywords:.
- Đề tài khảo sát thành phần loài ký sinh trùng được thực hiện ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014.
- Tổng cộng có 78 mẫu cá lóc (39 mẫu cá giống và 39 mẫu cá thương phẩm) được quan sát dấu hiệu bệnh lý và soi tươi để kiểm tra ký sinh trùng.
- Kết quả cho thấy có 7 giống ký sinh trùng là Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentis và Spinitectus.
- Trong đó có 5 giống ký sinh trên da, mang và 2 giống ký sinh trong ruột.
- Số lượng ký sinh trùng nhiễm trên cá lóc phụ thuộc vào thành phần giống loài và cơ quan ký sinh.
- Ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao nhất là Trichodina (1-183 trùng/thị trường 10X) và thấp nhất là Dactylogyrus (1 trùng/thị trường 10X).
- Thành phần ký sinh trùng trên cá giống đa dạng hơn so với cá thương phẩm.
- Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, lở loét thường có số lượng ký sinh trùng nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe..
- Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá lóc thương phẩm.
- Theo kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) cho thấy bệnh do ký sinh trùng trên các mô hình nuôi cá lóc xuất hiện với tỷ lệ rất cao, 85,9% số hộ.
- nuôi cá lóc bị nhiễm ký sinh trùng.
- (2012), trong tổng số 296 mẫu cá được thu từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010 tại An Giang và Đồng Tháp, đã xác định được 23 giống ký sinh trùng thuộc 20 họ, 15 bộ, trong đó 6 giống ký sinh trùng mới được xác nhận ký sinh trên cá lóc nuôi ao đất thâm canh.
- Nghiên cứu mới nhất của Trần Hữu Tài (2011) về tình hình bệnh trên cá lóc tại tỉnh Hậu Giang đã xác định tác nhân ký sinh trùng gây bệnh chiếm tỷ lệ khá cao trong các hộ khảo sát (86,3.
- Trùng bánh xe, sán lá đơn chủ là các bệnh ký sinh trùng phổ biến.
- Nhìn chung, bệnh do ký sinh trùng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá.
- Do vậy, đề tài “Xác định thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm”.
- được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về bệnh ký sinh trùng ở cá lóc, góp phần hỗ trợ cho người nuôi trong việc chăm sóc sức khỏe cá nuôi hiệu quả hơn..
- Nghiên cứu ký sinh trùng được thực hiện theo phương pháp của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) và Edward (2010), thu mẫu ngoại ký sinh được thực hiện bằng cách lấy nhớt trên thân, vây, mang, ép tiêu bản tươi.
- Mức độ cảm nhiễm của ký sinh trùng được tính theo phương pháp của Margollis et al.
- Mức độ nhiễm ký sinh trùng được đặc trưng bằng 2 đại lượng: Tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN):.
- CĐN = Số ký sinh trùng/ (cơ quan/ thị trường)..
- Phân loại ký sinh trùng dựa vào các chỉ tiêu hình thái và cấu tạo.
- Kết quả thu được 78 mẫu cá (39 mẫu cá giống và 39 mẫu cá thương phẩm), trong đó tại An Giang (gồm Long Xuyên, Thoại Sơn và Châu Phú) thu được 53 mẫu, Đồng Tháp 10 mẫu và Trà Vinh 15 mẫu (Bảng 1)..
- Bảng 1: Dấu hiệu bệnh lý của cá lóc tại các địa điểm thu mẫu Địa điểm Cá Cỡ mẫu (n) Dấu hiệu bệnh lý An Giang.
- 20 Không có dấu hiệu bệnh lý.
- 7 Không có dấu hiệu bệnh lý Xuất huyết.
- cá khỏe (không có dấu hiệu bệnh lý) và 47 mẫu cá có một số dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như xuất.
- Kết quả phân tích cho thấy các mẫu cá thương phẩm thu ở An Giang và Trà Vinh có dấu.
- Trong đó, các mẫu cá có dấu hiệu bị lở loét có số lượng ký sinh trùng nhiều hơn các mẫu cá bị xuất huyết hay trắng da.
- Điều này cho thấy cá lóc ở giai đoạn ương và nuôi rất dễ nhiễm bệnh.
- Đăng Phương (2010), cá lóc thương phẩm tại An Giang và Đồng Tháp có tỷ lệ nhiễm KST chiếm khá cao (TLN tại An Giang là 100%, Đồng Tháp là 73,9.
- E: cá lóc giống có búi bông gòn trên thân.
- 3.2 Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc.
- Kết quả khảo sát KST trên 78 mẫu cá lóc (31 mẫu cá khỏe và 47 mẫu cá có dấu hiệu bệnh) đã xác định được 7 giống KST gồm Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Gyrodactylus, Dactylogyrus, Pallisentis và Spinitectus (Bảng 2)..
- Qua Bảng 2 cho thấy ký sinh trùng luôn xuất hiện trên cá lóc giống và cá thương phẩm, tỉ lệ nhiễm 100%.
- Tuy nhiên chỉ tập trung một vài giống ký sinh trùng ngoại ký sinh như trùng bánh xe (Trichodina), trùng loa kèn (Epistylis,.
- Một số loài trùng bánh xe có khả năng ký sinh trên cơ thể loài ếch, nhái còn nhỏ và ấu trùng tôm, cua (Nguyễn Thị Thu Hằng và Phạm Minh Đức, 2009)..
- Bảng 2: Thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc STT Thành phần.
- Cá giống.
- (n=39) Cá thương phẩm.
- (n=14) Cá thương phẩm.
- n: cỡ mẫu Cũng như Trichodina, trùng loa kèn Epistylis hiện diện trên cá trong suốt thời gian thu mẫu với CĐN 1-10 trùng/thị trường 10X.
- Epistylis ký sinh trên nhiều loài cá khác nhau như cá tra, cá lóc bông, cá thát lát,…(Bùi Quang Tề, 2001).
- Theo kết quả phân tích trên 296 mẫu cá lóc tại An Giang và Đồng Tháp của Phạm Đăng Phương (2010) thì Epistylis được tìm thấy trên da của 51 mẫu cá với CĐN thấp (3-4 trùng/ thị trường 10X).
- Nghiên cứu của Dương Kim Thanh Giàu (2012) cũng đã xác định Epistylis thường ký sinh trên da và mang của cá kèo với CĐN 1-24 trùng/thị trường 10X và TLN lên đến 93,3%.
- Theo nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2001), Pallisentis ký sinh trong ruột của cá lóc với CĐN là 3-53 giun/ruột.
- Giống KST nhiễm trên cá lóc khá phổ biến ở các đợt thu mẫu là sán 18 móc Gyrodactylus.
- Quá trình khảo sát phát hiện Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá lóc với CĐN thấp là 1-3 trùng/lame và chỉ được tìm thấy trên cá bệnh.
- Sán 18 móc Gyrodactylus ký sinh trên da và mang của nhiều loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- (2012) cũng đã ghi nhận được Gyrodactylus xuất hiện thường xuyên trên các mẫu cá lóc khảo sát với TLN cao nhất là 72,6%.
- Ở khu vực nhiệt đới, sự phá hoại của Gyrodactylus được báo cáo từ Indonesia, Malaysia, Phillippines và Thái Lan trên cá nhập nội và cá nuôi bản xứ như cá trê, cá rô phi,…(Paperna, 1991).
- Với CĐN như trên thì Gyrodactylus không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá lóc..
- Cụ thể là sán 16 móc Dactylogyrus chỉ xuất hiện trên cá giống mà không tìm thấy trên cá thương phẩm.
- Trong khi đó, giun tròn Spinitectus lại chỉ được tìm thấy trong ruột của cá thương phẩm mà không thấy phát hiện ký sinh trên cá giống.
- Theo Phạm Đăng Phương (2010), giun tròn Spinitectus không chỉ tìm thấy trên cá bệnh mà cả trên cá khỏe cũng bị nhiễm giun tròn.
- Tuy nhiên, trong khảo sát này thì chỉ phát hiện thấy giun tròn trong ruột cá lóc thương phẩm có dấu hiệu bệnh.
- Do chỉ ký sinh với CĐN thấp (CĐN Dactylogyrus là 1 trùng/lame.
- CĐN Spinitectus là 1-5 giun/ruột) nên hai giống KST này cũng không phải là mối lo ngại đối với sức khỏe của cá lóc..
- Chúng ký sinh cả trên da và mang của cá giống và cá thương phẩm.
- CĐN Apiosoma trên da cá lóc là 1-45 trùng/thị trường 10X, nhiều hơn so với lượng KST ký sinh trên mang (CĐN 1-4 trùng/thị trường 10X).
- Hình 2: Mẫu tươi ký sinh trùng trên cá lóc ở vật kính 10X (A: Trichodina.
- F: Spinitectus) 3.3 Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá lóc.
- Kết quả phân tích ký sinh trùng cho thấy hầu hết các giống ngoại ký sinh thường có CĐN ở trên da cao hơn so với trên mang.
- Tùy vào thành phần giống loài mà vị trí ký sinh của các giống KST là khác nhau (Bảng 3)..
- Không phát hiện ký sinh trùng trong dạ dày và túi mật của cá.
- Kết quả nghiên cứu này tương đối khác với kết quả nghiên cứu về thành phần KST trên cá lóc tại An Giang và Đồng Tháp của Phạm Minh Đức và ctv.
- Mặt khác, thành phần ký sinh trùng trên cá thu được tại Đồng Tháp ít hơn so với hai tỉnh An Giang và Trà Vinh (4/7 giống KST).
- Theo Bùi Quang Tề (2001), thành phần loài ngoại ký sinh xuất hiện trong mùa mưa là 102 loài, trong khi đó mùa khô chỉ gặp 66 loài.
- điều kiện cho KST phát triển và phát tán, nhất là nhóm KST ngoại ký sinh.
- Mùa khô vùng Đồng bằng sông Cửu Long là mùa gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ biến thiên lớn, nước cạn gây ra điều kiện ngoại cảnh không phù hợp cho KST ngoại ký sinh phát triển.
- Vì vậy, số lượng loài KST ngoại ký sinh vào mùa khô giảm rõ rệt (Trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2001)..
- Bảng 3: Thành phần giống loài và cường độ nhiễm KST trên cá giống và cá thương phẩm STT Thành phần loài Vị trí ký sinh Cá giống.
- Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy CĐN ngoại ký sinh của cá lóc giống thấp hơn so với cá thương phẩm.
- Tuy nhiên, số mẫu cá thương phẩm nhiễm ngoại ký sinh với CĐN cao (lớn hơn 20 trùng/thị trường/cơ quan) chỉ chiếm 3/39 mẫu.
- Hầu hết các mẫu cá khỏe có số lượng ký sinh trùng ít hơn so với các mẫu cá có dấu hiệu bệnh như xuất huyết, lở loét,… Điều này được giải thích do ký sinh trùng khi ký sinh với mật độ cao thì thường gây nên một số hiện tượng như loét da hay bị xuất huyết.
- Khi đó cơ thể cá bị nhiễm ký sinh trùng giảm sức đề kháng nên một số vi khuẩn gây bệnh có điều kiện xâm nhập, làm cho các dấu hiệu bệnh lý trở nên rõ rệt hơn.
- Do vậy, khi kiểm tra ký sinh trùng trên các cá có dấu hiện bệnh thường thấy ký sinh trùng xuất hiện với cường độ nhiễm cao hơn..
- Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu KST trên cá lóc của Phạm Đăng Phương (2010).
- Tác giả cũng kết luận rằng, CĐN ký sinh trùng trên cá bệnh thường cao hơn cá khỏe do lớp nhầy trên da và mang cá khỏe tiết ra nhiều, giúp cá giảm ma sát với dòng nước, ngăn chặn sự xâm nhập của KST ngăn không cho chúng bám vào da và mang..
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần giống ngoại ký sinh trên cá giống đa dạng hơn so với cá thương phẩm do sức đề kháng của cá giống yếu, bên cạnh đó da của cá lóc giống mềm nên KST dễ bám vào hơn so với lớp vảy cứng của cá thương phẩm.
- Một điều đặc biệt là trên cá lóc giống hầu như tất cả cá kiểm tra đều bị nhiễm giun đầu gai Pallisentis (34/39 cá bị nhiễm).
- Trong khi đó, các ao nuôi cá lóc thịt chủ yếu được cấp nước từ các sông lớn nên sự phát triển của các vật chủ trung gian bị hạn chế, do vậy cá thương phẩm ít bị nhiễm giun hơn.
- Kết quả này có sự khác biệt khá lớn so với các nghiên cứu khác của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) cho rằng tỷ lệ nhiễm nội ký sinh trên cá giống thường thấp hơn so với cá thương phẩm..
- Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra nội ký sinh phát hiện trứng của Pallisentis với số lượng dày đặc.
- Kết quả phân tích và định loại KST trên 78 mẫu cá lóc tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh xác định được 7 giống là Trichodina, Epistylis, Apiosoma, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentis và Spinitectus.
- Tỉ lệ nhiễm 100%, tuy nhiên cường độ nhiễm KST trên cá tùy thuộc vào thành phần loài và vị trí ký sinh của từng giống KST.
- Thành phần giống ngoại KST ký sinh trên cá giống nhiều hơn ký sinh trên cá thương phẩm và tập trung nhiều ở các cá có dấu hiệu xuất huyết, lở loét..
- Cần có nghiên cứu cụ thể về thành phần loài KST bằng cách nhuộm tiêu bản KST với số lượng mẫu thu nhiều hơn để có đánh giá chính xác về thành phần giống loài KST trên cá giống và cá thương phẩm, qua đó giúp người nuôi có biện pháp phòng trị bệnh KST hiệu quả hơn..
- Các nội dung nghiên cứu trong báo cáo này được thực hiện từ nguồn kinh phí của đề tài “Xây dựng quy trình phòng và trị bệnh cá lóc (Channa sp) từ giai đoạn ương giống đến nuôi thịt” mã số do Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh An Giang cấp kinh phí.
- Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị.
- Điều tra tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu.
- Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam.
- Viện nghiên cứu.
- Hiện trạng và những thách thức cho nghề nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở ĐBSCL.
- Khảo sát tình hình quản lý môi trường và sức khỏe cá lóc nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khảo sát mầm bệnh trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp.
- Hiện trạng bệnh và tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi cá lóc ở nông hộ tại tỉnh Hậu Giang