« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 - 2020


Tóm tắt Xem thử

- 1.2.2 Phân loại chiến lược kinh doanh.
- 1.2.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh.
- 1.4.2 Mô hình Bản đồ chiến lược của Robert S Kaplan và Davi P Norton.
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty.
- 3.5.1 Căn cứ xây dựng chiến lược phát triển thị trường của công ty.
- 3.5.2 Nội dung chiến lược phát triển thị trường của Công ty Phát triển thị trường theo sản phẩm và đa dạng hoá kinh doanhError! Bookmark not defined..
- 4.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng của công ty đến năm 2020.
- 4.3 Giải pháp để thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng của công ty đến năm 2020.
- 1 Bảng 1.1 Chiến lược sản phẩm kết hợp với thị trường 16 2 Bảng 3.1 Lợi nhuận của công ty năm Bảng 3.2 Sản lượng của Công ty năm Bảng 3.3 Biểu diễn Ma trận SWOT của công ty 58.
- 2 Hình 1.2 Mô hình bản đồ chiến lược 24.
- Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì sự phát triển của doanh nghiệp đều phải có chiến lược phát triển hợp lý..
- Chiến lược kinh doanh là công cụ để biến những mục tiêu, dự định của doanh nghiệp thành hiện thực.
- Vì vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh, tận dụng những cơ hội trên thị trường thì chiến lược phát triển thị trường là công cụ hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp hoàn thiện mục tiêu của mình..
- Vì vậy, để đứng vững trên thị trường xăng dầu thì Công ty cần phải có những chiến lược đúng đắn để giữ và phát triển thị trường trong thời gian tiếp theo..
- Nhận thức được vấn đề đặt ra, từ những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và những kinh nghiệm công tác của bản thân tôi đã lựa chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tại Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn từ năm .
- Xuất phát từ đề tài này, câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra là: Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam nên chọn Chiến lược phát triển thị trường nào trong giai đoạn từ năm .
- Đề xuất được chiến lược phát triển thị trường cho Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam giai đoạn .
- Tập hợp các cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp.
- Đề xuất chiến lược phát triển thị trường cụ thể áp dụng cho Công ty 3.
- Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là các căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại..
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình phát triển thị trường của Công ty trong thời gian qua và đề xuất chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
- Xác lập các khung khổ lý thuyết về chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp..
- Định vị thị trường cho Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam..
- Lựa chọn được chiến lược phát triển thị trường cho Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam giai đoạn .
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp.
- Chương 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển thị trường của Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam.
- Chương 4: Đề xuất chiến lược phát triển thị trường của Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP.
- Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển thị trường, có thể kể đến một số công trình như sau:.
- Luận án tiến sĩ “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020” tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề chiến lược thị trường giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam có cơ sở khoa học vững chăc để thâm nhập thì trường thế giới một cách hiệu quả, bền vững và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của sản phẩm chè Việt Nam trên thế giới.
- Luận văn “Hoàn thiện chiến lược Phát triển thị trường của Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ Thái Sơn trong giai đoạn của tác giả Trần Thị Thanh Loan.
- Luận văn này đã nghiên cứu về chiến lược phát triển thị trường, chiến lược thâm nhập thị trường, đánh giá và đối chiếu với thực trạng công ty, từ đó rút ra khó khăn, thách thức và hạn chế cần khắc phục để đề xuất hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường..
- Ngoài những luận văn trên còn có rất nhiều các đề tài khác nghiên cứu về chiến lược phát triển thị trường như: “Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2005” của tác giả Trần Đức Thắng.
- đề tài “Chiến lược Phát triển thị trường của Công ty cổ phần Kinh đô đến năm 2011.
- hay đề tài “ xây dựng chiến lược phát triển thị trường cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển.
- Những nghiên cứu kể trên đã khái quát tình hình, cơ sở khoa học về chiến lược phát triển thị trường.
- Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và được dùng khá sớm trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch, dự định sẽ thực hiện dựa trên những dự đoán về những điều đối phương có thể làm và những gì đối phương không thể làm.
- Hai yếu tố cơ bản của Chiến lược là cạnh tranh và bất ngờ..
- Sau này, thuật ngữ chiến lược được sử dụng nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội và ngày nay quản lý chiến lược được áp dụng hầu hết trong các công ty ở nước có nền kinh tế phát triển..
- Trong lĩnh vực kinh doanh, có nhiều cách tiếp cận tư duy về chiến lược nên có những khái niệm về chiến lược.
- Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như là tổng thể dài hạn của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu lâu dài.
- Nhà nghiên cứu lịch sử quản lý, Alfred D.Chandler cho rằng: "Chiến lược kinh doanh bao gồm các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình hành động được lựa chọn nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó".
- Hoặc có các khái niệm khác như: "Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh có thể gồm: phát triển về lãnh thổ, đa dạng hóa.
- Hoặc, "Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện".
- Như vậy, theo cách tiếp cận nào về chiến lược thì chiến lược cũng có mục đích chung nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình để đạt mục tiêu đề ra, vì vậy chiến lược có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp..
- Chiến lược có thể được tiến hành ở nhiều cấp khác nhau, nhưng thông thường có 2 cấp cơ bản nhất là cấp công ty và cấp cơ sở kinh doanh..
- Chiến lược cấp công ty xác định ngành hoặc các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành.
- Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh cần được đưa ra đối với các đơn vị kinh doanh đơn ngành cũng như đối với các cơ sở trong đơn vị kinh doanh đa ngành.
- Chiến lược phải làm rõ là đơn vị tham gia cạnh tranh như thế nào..
- Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh có mức độ quan trọng như nhau đối với các đơn vị kinh doanh đơn ngành và từng đơn vị riêng biệt trong đơn vị kinh doanh đa ngành.
- Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh dựa trên tổ hợp các chiến lược khác nhau ở các bộ phận chức năng.
- Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà chiến lược cấp cơ sở lựa chọn chiến lược trung tâm.
- Đối với nhiều hãng, chiến lược.
- marketing là trung tâm, đóng vai trò liên kết cùng với các chức năng khác, đối với một số hãng thì vấn đề sản xuất hoặc nghiên cứu phát triển có thể được chọn là chiến lược trung tâm.
- Mỗi chiến lợc cấp cơ sở cần phù hợp với chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp cơ sở khác nhau của công ty..
- Như vậy có thể nói chiến lược là phương thức mà các doanh nghiệp, các công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được thành công..
- 1.2.1 Chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh theo hướng mục tiêu để các nguồn lực của công ty đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.
- Theo định nghĩa này thì điều đầu tiên của chiến lược kinh doanh liên quan tới các mục tiêu của công ty.
- Tuy nhiên, những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ xác định những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty.
- Việc xác định, xây dựng và quyết định chiến lược kinh doanh là chưa đủ mà nó đòi hỏi mỗi chiến lược cần đưa ra những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra..
- Chiến lược kinh doanh không phảỉ là những hành động riêng lẻ, đơn giản mà là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau, nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể của công ty nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Đặc trưng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp:.
- Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh đặt ra những mục tiêu và xác định định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài hạn có.
- Tính mục tiêu: Chiến lược kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản và phương hướng hoạt động trong từng thời kỳ.
- Tính phù hợp: Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi đưa ra chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng thực trạng, tình hình kinh doanh của đơn vị mình và phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh phù hợp với những biến đổi của môi trường..
- Tính liên tục: Chiến lược kinh doanh phải phản ánh thông suốt và liên tục từ khâu xây dựng, tổ chức, thực hiện, kiểm tra, đánh giá đến điều chỉnh chiến lược..
- Như vậy, chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng được điểm mạnh, điểm yếu của công ty kết hợp với những thời cơ và thách thức từ môi trường để tìm được những lợi thế cạnh tranh tốt nhất và khai thác được những cơ hội nhằm đưa công ty từng bước chiếm được vị thế trên thị trường trước những đối thủ cạnh tranh.
- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài và được xây dựng theo từng giai đoạn đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ..
- Do vậy các nhà quản trị phải xây dựng thật chi tiết từng nhiệm vụ của chiến lược ở từng giai đoạn cụ thể.
- Đặc biệt cần quan tâm tới các biến số dễ thay đổi của môi trường kinh doanh vì đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu của chiến lược ở từng giai đoạn..
- Phân loại chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng mà tại đó các nhà quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong công ty.
- hay toàn công ty.
- Xét theo quy mô và chức năng lao động sản xuất kinh doanh của công ty mà nhà quản trị có thể lựa chọn ba chiến lược cơ bản sau:.
- Chiến lược công ty: Hay còn gọi là chiến lược chung, chiến lược tổng quát..
- Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc công ty có liên quan đến các vấn đề lớn, có tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động của công ty.
- Chiến lược công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động của cơ cấu ngành kinh doanh của công ty.
- Chiến lược công ty được thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong công ty như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà quản trị chiến lược cấp cao….
- Chiến lược cạnh tranh: Là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược công ty.
- Mục đích chủ yếu của chiến lược cạnh tranh là xem xét công ty có nên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các công ty khác trong một lĩnh vực cụ thể.
- Nhiệm vụ chính của chiến lược cạnh tranh là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà công ty đang có hoặc mong muốn có để vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế vững chắc trên thị trường..
- Chiến lược chức năng: Là chiến lược cấp thấp nhất của một công ty.
- Chiến lược chức năng giữ một vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được những điểm mạnh của các nguồn lực trong công ty.
- Điều đó là cơ sở để nghiên cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của công ty hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh.
- Thông thường các bộ phận chức năng của công ty như: bộ phận nghiên cứu và triển khai thị trường, kế hoạch, quản lý nhân lực, tài chính kế toán, sản xuất… sẽ xây dựng lên các chiến lược của riêng mình và chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc về các kết quả đạt được..
- Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược thì chiến lược kinh doanh được nhà quản trị chia làm bốn loại như sau:.
- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt: Tư tưởng chỉ đạo của việc hoạch định chiến lược ở đây là không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của công ty..
- Chiến lược sáng tạo tấn công: Trong chiến lược này, việc xây dựng được tiếp cận theo cách cơ bản là luôn luôn nhìn thẳng vào những vấn đề vẫn được coi là phổ biến, khó làm khác được để đặt câu hỏi: “tại sao”, nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận.
- Từ việc đặt liên tiếp các câu hỏi và nghi ngờ sự bất biến của vấn đề, có thể có được những khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của công ty..
- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược ở đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Thông qua sự phân tích đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh..
- Chiến lược khai thác các mức độ tự do: Cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt..
- Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ là kinh chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, vượt được qua các đối thủ cạnh tranh để đạt được những thành công và tạo được vị thế trên thị trường.
- Trong thực tế có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ nhưng có chiến lược đúng đắn đã đạt được nhiều thành công và đứng vững.
- “Rào cản đối với thực thi chiến lược thành công tại các doanh nghiệp Việt Nam - Nghiên cứu khảo sát Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh số 27, tr 209 – 218..
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, Nxb.
- Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế, Nxb.
- Chiến lược kinh doanh, Nxb.
- Chiến lược kinh doanh và kế hoạh hoá nội bộ doanh nghiệp, Nxb