« Home « Kết quả tìm kiếm

xây dựng đại học đẳng cấp thế giới


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng trường Đại học đẳng cấp thế giới Xây dựng trường Đại học đẳng cấp thế giới.
- Nguyễn Thị Ngọc Bích Trường Đại học Giáo dục-ĐHQGHN.
- Bài báo xác định rõ bản chất khái niệm “trường đại học đẳng cấp thế giới” là một tổ chức giáo dục đã và đang tạo ra và phát triển được năng lực cạnh tranh trong môi trường giáo dục đại học toàn cầu thông qua việc lĩnh hội, thích ứng và sáng tạo tri thức tiên tiến phục vụ phát triển xã hội.
- Qua phương pháp và danh sách các trường được xếp hạng của hai tổ chức THES và SJTU, bài báo đã nhấn mạnh 3 tiêu chí cơ bản để phấn đấu trở thành đại học đẳng cấp thế giới là: 1/ tập trung nhiều tài năng, 2/ nguồn lực dồi dào để tạo dựng môi trường học tập tốt và triển khai nghiên cứu ở các lĩnh vực hàng đầu hay mũi nhọn, và 3/ có các đặc điểm quản trị thuận lợi trong đó thúc đẩy thực hiện các tầm nhìn chiến lược, óc sáng tạo và sự năng động.
- Ba cách tiếp cận cơ bản trong phát triển đại học đẳng cấp thế giới cũng được trình bày, đó là nâng cấp một số ít các trường đại học có tiềm năng vượt trội (lựa chọn người chiến thắng), sáp nhập một số trường đại học và chuyển đổi thành một trường đại học mới có khả năng qui tụ tiềm lực của nhau thành một trường đẳng cấp thế giới (tạo mẫu hỗn hợp), và thành lập các trường đại học đẳng cấp thế giới từ đầu (làm mới từ đầu).
- Để phù hợp với điều kiện và khả năng của các trường đại học của Việt Nam, tác giả bài báo cũng gợi ý sẽ khả thi và thu được nhiều lợi ích hơn nếu trước mắt Việt Nam đầu tư vào xây dựng trường đại học điểm quốc gia tốt nhất để từng bước phấn đấu trở thành đại học có uy tín trong nước và quốc tế ở từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
- Trong những thập kỷ gần đây, sự quan tâm về thứ bậc xếp hạng các trường đại học phản ánh nhận thức chung về tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh toàn cầu đang tăng lên không ngừng do sự thúc đẩy và khẳng định ưu thế và sức mạnh của kinh tế tri thức.
- Trong báo cáo “Phát triển thế giới năm Tri thức cho phát triển” của Ngân hàng Thế giới (1999) đã nhấn mạnh vai trò tương hỗ của bốn chiến lược chủ chốt giúp các quốc gia định hướng khi chú trọng phát triển kinh tế tri thức, đó là: 1/ có một cơ chế kinh tế và thể chế phù hợp, 2/ có vốn nhân lực mạnh, 3/ có một cơ sở hạ tầng thông tin cập nhật và năng động, và 4/ có một hệ thống phát triển sáng tạo tầm quốc gia hiệu quả.
- Các trường đại học có một vai trò chủ chốt trong xu thế này.
- Giáo dục bậc đại học là trung tâm trong bốn chiến lược trên vì sẽ hỗ trợ xây dựng một nền tảng vốn nhân lực và đóng góp cho đổi mới quốc gia hiệu quả.
- Giáo dục bậc đại học giúp các quốc gia xây dựng nền kinh tế phát triển và có thể cạnh tranh toàn cầu thông qua việc đào tạo và phát triển được một lực lượng lao động linh hoạt, có năng suất cao, lành nghề và có khả năng sáng tạo, áp dụng và phổ biến những mô hình công nghệ mới.
- Có nhiều vấn đề cần được đặt ra khi các trường đại học đặt sứ mạng và đang phấn đấu để tiếp cận hoặc đạt được vị trí đẳng cấp thế giới.
- Tại sao “đẳng cấp thế giới” là chuẩn mực mà bất kỳ quốc gia nào cũng đặt ra trong chiến lược phát triển giáo dục và rồi cố gắng xây dựng ít nhất một nhóm nhỏ các trường đại học đẳng cấp hoặc tiếp cận đẳng cấp thế giới trong hệ thống giáo dục đại học của mình? Liệu định nghĩa “đẳng cấp thế giới” có đồng nghĩa với “tinh hoa phương Tây”, và do vậy sẽ đối lập với truyền thống văn hoá trong giáo dục đại học của những quốc gia không phải phương Tây như một số nghiên cứu có thành kiến này? Có phải chỉ có các trường đại học chuyên về nghiên cứu là thuộc đẳng cấp thế giới, hay các loại hình cơ sở giáo dục khác như các đại học sư phạm, đại học giáo dục, đại học bách khoa, cao đẳng cộng đồng và đại học mở cũng có thể nằm trong số những trường tốt nhất của nhóm đó theo quan điểm quốc tế.
- Nhiều trường đại học của Việt Nam cũng đang phấn đấu thực hiện chiến lược giáo dục chung của đất nước nên việc giới thiệu rõ khái niệm “đẳng cấp thế giới”, hướng đi khả thi cho việc thành lập những trường đại học có đẳng cấp thế giới và những thách thức của hướng đi này qua kinh nghiệm quốc tế cũng có ý nghĩa và là nội dung của bài báo này..
- Những tiêu chí cơ bản để trở thành “Trường đại học đẳng cấp thế giới” là gì?.
- Thuật ngữ “trường đại học đẳng cấp thế giới” trở thành một cụm từ quen thuộc từ thập kỷ trước.
- Thuật ngữ này không chỉ có ý nghĩa quen thuộc là cải thiện và đạt được chất lượng học tập và nghiên cứu trong giáo dục đại học mà quan trọng hơn là tạo ra và phát triển được năng lực cạnh tranh trong môi trường giáo dục đại học trên toàn cầu thông qua việc lĩnh hội, thích ứng và sáng tạo tri thức tiên tiến.
- Tuy nhiên, Altbach (2004, trong Jamil Salmi 2009, trang 4), đã có một đánh giá rất đúng rằng “mọi người đều muốn có trường đại học đẳng cấp thế giới, nhưng không ai biết đầy đủ nó là cái gì, và hầu như tất cả đều không biết bằng cách nào để có được nó”.
- Có thể khẳng định: việc trở thành thành viên của nhóm đặc quyền gồm các trường đại học đẳng cấp thế giới không phải tự nhiên có được qua việc tự xếp hạng mà do quốc tế công nhận.
- Sau đây là danh sách 20 trường đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings (THES) 2008 và của SJTU (Shanghai Jiao Tong University--Đại học Giao thông Thượng Hải), Academic Ranking of World Universities 2008:.
- Đại học Harvard.
- Đại học Harvard 2.
- Đại học Yale.
- Đại học Stanford 3.
- Đại học Cambridge.
- Đại học California, Berkeley 4.
- Đại học Oxford.
- Đại học Cambridge 5.
- Đại học College London.
- Đại học Columbia 8.
- Đại học Chicago.
- Đại học Princeton 9.
- Đại học Chicago 10.
- Đại học Columbia.
- Đại học Oxford 11.
- Đại học Pennsylvania.
- Đại học Yale 12.
- Đại học Princeton.
- Đại học Cornell 13.
- Đại học California, Los Angeles 14.
- Đại học Johns Hopkins.
- Đại học California, San Diego 15.
- Đại học Cornell.
- Đại học Pennsylvania 16.
- Đại học quốc gia Ô-xtrây-li-a.
- Đại học Washington, Seattle 17.
- Đại học Stanford.
- Đại học Wisconsin, Madison 18.
- Đại học Michigan.
- Đại học California, San Francisco 19.
- Đại học Tokyo.
- Đại học Tokyo 20.
- Đại học McGill.
- Thực chất chưa có cách đánh giá trực tiếp và chính xác nào được đưa ra để minh chứng cho vị thế ưu việt của các trường này qua kết quả đào tạo sinh viên cao học, kết quả nghiên cứu, và chụyển giao công nghệ.
- Việc sinh viên tốt nghiệp các trường trên được trả lương cao hơn cũng có thể được xem là dấu hiệu để đánh giá giá trị đào tạo đích thực theo gợi ý trong một số nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2009).
- Hai hệ thống xếp hạng quốc tế toàn diện nhất hiện nay là THES và SJTU như đã nêu trên vì đã tạo được sự so sánh chuẩn rộng rãi giữa các trường ở các quốc gia khác nhau..
- Để xác định tầm cỡ quốc tế của các trường cần sử dụng các thông tin khách quan và chủ quan thu được từ chính các trường đại học và từ công chúng.
- Từ năm 2004, THES đã chọn ra 200 trường hàng đầu thế giới và phương pháp luận của cách xếp hạng này chủ yếu tập trung vào danh tiếng quốc tế, kết hợp với những thông tin chủ quan như đánh giá của các trường khác và khảo sát công tác tuyển người quản lý, thông tin định lượng như số lượng các khoa và sinh viên quốc tế và tầm ảnh hưởng của khoa như các kết quả nghiên cứu và giảng dạy.
- Từ năm 2003, SJTU đã sử dụng phương pháp xếp hạng là tập trung vào các chỉ số khách quan riêng biệt như thành tích nghiên cứu và học thuật của các khoa, các cựu sinh viên và giảng viên để tìm ra 500 trường đại học hàng đầu thế giới, nhưng cũng chú trọng biện pháp đánh giá dựa trên các ấn phẩm, tài liệu được công bố và các giải thưởng quốc tế, đặc biệt như Giải Nô bel, Huy chương Sự nghiệp giáo dục.
- Hai tác giả Salmi và Saroyan (2007) cũng đã khẳng định rằng cho dù còn những hạn chế trong cách thức xếp hạng khi thực hiện bất cứ đợt xếp hạng nào thì các trường đại học được công nhận có đẳng cấp thế giới vẫn chủ yếu do những thành tích xuất sắc của chính đại học.
- Các trường này đào tạo ra những sinh viên giỏi đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường lao động.
- thực hiện được những công trình nghiên cứu mới được đăng trên những tạp chí khoa học hàng đầu.
- đóng góp vào công cuộc đổi mới công nghệ thông qua các bằng sáng chế và chứng chỉ tại các viện nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế và giáo dục cộng đồng..
- có sinh viên quốc tế và tài năng.
- tự do nghiên cứu.
- Tóm lại, những kết quả nổi trội của các trường đại học hàng đầu về số lượng sinh viên được nhiều người sử dụng lao động mong muốn tuyển dụng, các nghiên cứu mới và chuyển giao công nghệ vẫn được xem là thành tố trọng yếu trong 3 tập hợp chính sau: 1/ tập trung nhiều tài năng (giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, và quốc tế hoá), 2/ nguồn lực dồi dào để tạo dựng môi trường học tập tốt và triển khai nghiên cứu ở các lĩnh vực hàng đầu hay mũi nhọn (ngân sách công, nguồn tài trợ hảo tâm, học phí, tài trợ nghiên cứu), và 3/ có các đặc điểm quản trị thuận lợi trong đó thúc đẩy thực hiện các tầm nhìn chiến lược, óc sáng tạo và sự năng động, cũng như làm cho bộ phận trong tổ chức có khả năng ra quyết sách và quản lý nguồn lực mà không bị các thủ tục hành chính quản liêu gây trở ngại (khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, quyền tự chủ, tự do nghiên cứu, nhóm lãnh đạo có tầm nhỡn chiến lược, và văn hoá chuẩn mực cao) (Salmil, 2009)..
- Hai quan điểm cơ bản và ba cách tiếp cận chiến lược để xây dựng các trường đại học đẳng cấp thế giới Hiện nay trên thế giới có hai quan điểm cần được cân nhắc khi xây dựng đại học đẳng cấp thế giới.
- Quan điểm đầu tiên liên quan đến vai trò của chính phủ cấp quốc gia, các cơ quan nhà nước cấp bang và tỉnh, cũng như nguồn lực của các cơ quan này dành cho việc phát triển danh tiếng của các trường.
- Quan điểm thứ hai mang tính nội tại từng trường cần phải có kế hoạch thực hiện tiến trình cần thiết để tự chuyển đổi thành trường đẳng cấp thế giới..
- and Saroyan (2007) đã tổng kết thành 3 cách tiếp cận chiến lược cơ bản từ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng trường đại học đẳng cấp thế giới như sau:.
- Các chính phủ có thể xem xét việc nâng cấp một số ít các trường đại học có tiềm năng vượt trội (lựa chọn người chiến thắng) 2.
- Các chính phủ có thể khuyến khích một số cơ sở giáo dục sáp nhập với nhau và chuyển đổi thành một trường đại học mới có khả năng qui tụ tiềm lực của nhau thành một trường đẳng cấp thế giới (tạo mẫu hỗn hợp).
- Các chính phủ có thể thành lập mới các trường đại học đẳng cấp thế giới từ đầu (làm mới từ đầu)..
- Các quốc gia có thể triển khai đồng thời các chiến lược dựa trên những mô hình nêu trong bảng sau:.
- Nâng cấp các trường.
- Sáp nhập các trường.
- Thành lập các trường mới Khả năng thu hút nhân tài.
- cần tạo ra truyền thống nghiên cứu và giảng dạy Chi phí.
- Có khả năng hơn trong việc tạo ra quy chế pháp lý khác với những quy chế của các trường hiện tại.
- Có cách tiếp cận “chuẩn mực” trong việc giáo dục cho tất cả người liên quan về những chuẩn mực và văn hoá trường cần xây dựng.
- Các tác giả trên cũng nêu ra những câu hỏi chủ yếu cần trả lời khi xây dựng đại học đẳng cấp thế giới 1.
- Vì sao cần có trường đại học đẳng cấp thế giới? Những lợi ích kinh tế và giá trị gia tăng mà chính phủ/tổ chức giáo dục mong muốn là gì khi thành lập một trường đại học đẳng cấp thế giới so với giá trị của những trường hiện tại? Nhà nước mong muốn có thể đầu tư xây dựng bao nhiêu trường đại học đẳng cấp thế giới?.
- Chiến lược nào là phù hợp nhất trong hoàn cảnh hiện tại của quốc gia: nâng cấp các trường hiện có, sáp nhập lại, hay xây dựng các trường mới? Quá trình chọn lọc các trường sẽ thế nào nếu cách tiếp cận thứ nhất và thứ hai được lựa chọn? 4.
- Làm thế nào để trường đại học đó xây dựng được đội ngũ lãnh đạo tốt nhất? 7.
- Những lĩnh vực nào trường đó cần phấn đấu đạt mức xuất sắc trong cả giảng dạy và nghiên cứu? 8.
- Các trường đại học xếp hạng cao nhất đã và đang đóng góp nhiều vào sự tiến bộ của tri thức thông qua nghiên cứu, giảng dạy với giáo trình và phương pháp sư phạm sáng tạo nhất trong môi trường thuận lợi nhất, coi nghiên cứu là một bộ phận cấu thành trong giảng dạy sinh viên đại học, và cho ra trường những sinh viên xuất sắc cả trong quá trình học tập thật sự có cạnh tranh và quan trọng hơn là sau khi đã tốt nghiệp.
- Không có một công thức chung hay một phương thức tối ưu nào để tạo ra được một trường đẳng cấp thế giới.
- Điều kiện của mỗi quốc gia và mô hình của các trường rất khác nhau.
- Không phải tất cả các quốc gia đều cần có các trường đại học đẳng cấp thế giới toàn diện, ít nhất là chưa cần tới khi mà những nhu cầu giáo dục đại học căn bản hơn vẫn chưa được đáp ứng.
- Cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới cần phải có được khoản đầu tư tài chính khổng lồ, tập trung được nhiều nhân tài xuất chúng, có chính sách quản lý tạo điều kiện tối đa cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.
- Nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam, có lẽ sẽ khả thi và thu được nhiều lợi ích hơn nếu trước mắt đầu tư vào xây dựng trường đại học điểm quốc gia tốt nhất theo khuôn mẫu của các trường đại học Mỹ trong thế kỷ 19 hay như trường Đại học bách khoa của Đức và Canada.
- Tuy nhiên, trong cuộc tranh đua phát triển kinh tế tri thức toàn cầu, khách hàng của các cấp giáo dục đại học cũng tìm kiếm các chỉ số để nâng cao khả năng phân biệt và tiếp cận với những trường đại học tốt nhất.
- các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục rất cần hiểu và tận dụng ưu thế của các bảng xếp hạng để lập kế hoạch chiến lược hay cải thiện chất lượng và từng bước phấn đấu trở thành đại học có uy tín trong nước và quốc tế ở từng lĩnh vực hoặc toàn diện.