« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯ VẤN, HỖ TRỢ THÔNG TIN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG MÔ HÌNH TƯ VẤN, HỖ TRỢ THÔNG TIN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU.
- TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI.
- ThS Nguyễn Thị Thủy Thư viện Trường Đại học Hà Nội.
- sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học.
- Đào tạo theo học chế tín chỉ được các trường đại học ở Việt Nam triển khai thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX.
- Về mục đích, đào tạo theo học chế tín chỉ chính là hình thành và thực hiện theo một phương thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo nhằm tạo được sự chủ động tối đa đối với người trong việc thực hiện việc học của mình cũng như trong việc tiếp cận, xử lý thông tin để thu nhận những tri thức cần thiết phục vụ cho học tập, nghiên cứu..
- Dạy, học theo tín chỉ và vai trò của Thư viện Đại học Hà Nội.
- Đại học Hà Nội cũng không nằm ngoài tiến trình đó và hiện đang trong giai đoạn chuyển dịch từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.
- vì vậy, giờ tín chỉ được nhận diện thông qua thời gian lao động/học tập của sinh viên và nó được thể hiện thông qua 3 hình thức dạy học chủ yếu đó là giờ lên lớp lí thuyết.
- định cho sinh viên.
- Để hình thức học tập này đạt kết quả tốt đòi hỏi Trường Đại học Hà Nội phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và đặc biệt là thư viện;.
- cần có Thư viện với đầy đủ tài liệu, sách tham khảo, giáo trình,… và tạo điều kiện cho sinhviên truy cập thông tin một cách dễ dàng thuận tiện.
- Thư viện ĐHHN ngoài chức năng đảm bảo và phục vụ thông tin, tư liệu, sách báo cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường như các cơ quan thông tin - thư viện khác, thư viện còn là một cơ quan văn hóa giáo dục cho sinh viên vì đây là môi trường tốt nhất cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong quá trình học đại học.
- Việc học tập, nghiên cứu tại thư viện giúp sinh viên có thói quen làm việc với sách báo, thông tin để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Với phương pháp giáo dục đổi mới hiện nay và yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, giáo viên chỉ giữ vai trò là người hướng dẫn, người đánh giá hoạt động tiếp nhận tri thức một cách sáng tạo của sinh viên.
- Đứng trước một vấn đề nào đó, sinh viên phải tự học, tự mình đặt ra những câu hỏi cốt lõi, tìm kiếm thông tin liên quan để khẳng định hoặc phản bác những kiến thức cũ và đề xuất những kiến thức mới..
- Thông qua việc học, sinh viên phản hồi những kiến thức đã thu nhận được, những hiểu biết mới sẽ đề xuất những vấn đề mới để sinh viên lại tiếp tục tìm hiểu..
- Trong quá trình dạy và học, vai trò của thư viện ngày càng tăng lên với hai hướng giáo dục: giáo dục cá nhân và tự học của sinh viên cùng với sự cung cấp thông tin đầy đủ và gần nhất tới sinh viên.
- Thư viện là nơi mà sinh viên có những cơ hội để khám phá, thực hành và phát triển những kiến thức đã thu nhận được, nơi sinh viên có thể tự mình nêu ra những câu hỏi, vấn đề, tìm tòi và hình thành những câu trả lời.
- Việc sử dụng thư viện sẽ tạo lập cho sinh viên những phẩm chất học tập độc lập, có khả năng lý giải các thông tin và biến chúng thành kiến thức tự có của mình.
- Bên cạnh đó, đây cũng là nơi giáo viên và cán bộ thư viện cùng làm việc với nhau nhằm đánh giá, hướng dẫn và phát triển những gì sinh viên thu nhận được thông qua chương trình học, điều đó cũng góp phần tạo nên việc học của sinh viên có hiệu quả nhất.
- Đồng thời, họ cũng cùng nhau đặt ra các vấn đề mới để sinh viên tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.
- Mặt khác, các giáo viên cũng là những người sử dụng thư viện để chuẩn bị các hướng dẫn về “nguồn học liệu”.
- bởi vì: nếu không có chỗ cho thầy “khám phá” trước thì lấy gì mà “chỉ dẫn” cho sinh viên địa chỉ các nguồn thông tin cho họ tự học, tự tích luỹ.
- Các nhu cầu xuất phát từ việc nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng có thể được đáp ứng nhờ sử dụng tài liệu và thông tin của thư viện, điều này đặc biệt quan trọng trong việc biên soạn chương trình giảng dạy theo học chế tín chỉ hiện nay..
- Đứng trước vai trò và nhiệm vụ mới, Thư viện Đại học Hà Nội có những thay đổi sâu sắc trong hoạt động của mình, ngoài việc lưu giữ, bảo quản và cung cấp điều kiện khai thác, sử dụng nguồn tài liệu.
- Thư viện Đại học Hà Nội đang vươn tới vai trò mới, rộng và đầy đủ hơn, theo hướng là làm tất cả những gì có thể để thích ứng và đáp ứng cao nhất nhu cầu về thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu, giảng dạy, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động và nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Thư viện đã, đang và sẽ luôn là trái tim của mỗi trường đại học, như rất.
- Thực trạng triển khai công tác Tư vấn hỗ trợ thông tin nghiên cứu và học tập tại Thư viện Đại học Hà Nội.
- Tiềm lực thông tin: Thư viện Đại học Hà Nội sở hữu một nguồn thông tin phong phú và đa dạng, bao gồm các tài liệu in và CSDL số hóa.
- Kho tài liệu /CSDL do thư viện xây dựng:.
- Tài liệu điện tử: Ebook: gồm có 822 tên sách, nội dung chủ yếu: Quản trị kinh doanh, Du Lịch, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin… Tạp chí điện tử: gồm có 90 tạp chí điện tử (72 truy cập mạng nội bộ, 18 tạp chí truy cập trực tuyến) trong đó nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Du lịch, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Quốc tế học.
- Các sản phẩm và dịch vụ thông tin:.
- Là kết quả hàng loạt các hoạt động thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin tư liệu của một cơ quan thông tin thư viện, đa dạng và tương đối phong phú..
- Công nghệ thông tin trong công tác thông tin - thư viện Phần mềm quản trị thư viện đáp ứng chuẩn quốc tế..
- Bộ máy tổ chức của Thư viện Đại học Hà Nội bao gồm: Ban giám đốc, các tổ chuyên môn chức năng, tổ dịch vụ phục vụ bạn đọc.Trình độ Thạc sỹ chiếm 12/22, và đại học được đào tạo đúng chuyên ngành, kỹ thuật viên được đào tạo đúng chuyên ngành Công nghệ thông tin..
- Thuận lợi và khó khăn trong điệu kiện hiện tại của Thư viện.
- Thuận lợi: Về cơ bản Thư viện Đại học Hà Nội có được một cơ sở vật chất tương đối hiện đại, nguồn lực thông tin, sản phẩm dịch vụ gia tăng đáng kể.
- Khó khăn: Nguồn thông chưa cập nhật, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sủ dụng ngày càng cao, đội ngũ cán bộ thư viện có chuyên môn chuyên ngành sâu, những kỹ năng mềm khác, trình độ ngoại ngữ chưa đa dạng, cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế, diện tích phòng học và các trang thiết bị phục vụ khác, sản phẩm thông tin thư viện chủ yếu thông tin về tài liệu gốc, chưa có những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng..
- Mô hình hoạt động của Ban Tư vấn, hỗ trợ thông tin nghiên cứu và học tập 4.1.
- Khai thác hiệu quả nguồn thông tin trong thư viện.
- Giúp bạn đọc hiểu rõ nguồn lực thông tin, các sản phẩm dịch vụ thông tin hiện có tại thư viện,tạo ra một cơ hội tương tác có chiều sâu giữa thư viện và người sử dụng thông tin, giúp người sử dụng thông tin hiểu rõ nguồn lực thông tin trong thư viện, và phương thức khai thác nguồn thông tin đó, với các tiếp cận này, người dùng tin hiểu được nguồn thông tin trong tin trong thư viện, các sản phẩm thông tin hiện có, cũng như một kênh giao tiếp hiệu quả giữa thư viện và người sử dụng thông tin.
- Qua đó các sản phẩm và dịch vụ thông tin đến với người sử dụng thông tin nhanh và hiệu quả hơn..
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ thông tin mới.
- Thông qua việc nắm bắt nhu cầu của người dùng tin, việc tiếp cận trao đổi thông tin thường xuyên với người dùng tin, sẽ có những thông tin cần thiết quan trọng, từ đó có kế hoạch phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới trong thư viện..
- Liên kết với các thư viện, trung tâm thông tin văn hóa.
- Thực hiện kết nối thông tin với các thư viện khác, nhằm chia sẻ nguồn tin, tạo điều kiện cho người sử dụng cơ hội tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, bên cạnh đó sẽ tiết kiệm được kinh phí bổ sung, cũng như luôn có nguồn thông tin cập nhật.
- Ban Tư vấn, hỗ trợ thông tin.
- Xử lý thông tin và Công nghệ.
- gần thư viện Đại học Hà Nội sẽ là thư viện hạt nhân là nơi chịu trách nhiệm tập trung các thư viện thành viên có cùng đặc điểm, tương đồng thành một hệ thống, tạo nên sự liên thông, liên kết giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng, chia sẻ và khai thác nguồn tài nguyên thông tin, trao đổi và chia sẻ các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất các nhiệm vụ của từng thư viện..
- Việc liên kết với các thư viện khác giúp nâng cao được năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin thông qua việc tận dụng hợp lý nhất năng lực hiện có của từng thư viện và việc mở rộng diện nguồn tin mà người dùng tin có thể khai thác.
- Đặc biệt người sử dụng thông tin có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, đảm bảo sự đầy đủ và tính cập nhật..
- Kết nối sinh viên với giảng viên, chuyên gia.
- Ban sẽ là cầu nối giúp sinh viên tiếp cận với với các giảng viên, hoặc các chuyên gia, tìm được câu trả lời cho vấn đề học tập và nghiên cứu của mình, bên cạnh đó có những định hướng phát triển từ sự hướng dẫn của giảng viên, hoặc các chuyên gia..
- Kỹ năng thông tin.
- Ban tư vấn hỗ trợ thông tin nghiên cứu và học tập không chỉ giúp người dùng tin hiểu rõ nguồn lực thông tin của thư viện mà còn thực hiện các chương trình phát triển năng lực thông tin, giúp nâng cao năng lực thông tin cho người dùng tin, giúp họ làm chủ được kỹ năng tìm tin, qua đó khai thác nguồn tài nguyên thông tin tại thư viện một cách hiệu quả nhất.
- Một trong những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và học tập chính là khả năng nhận dạng nhu cầu thông tin của mình, để thu thập được những thông tin phù hợp cần phải có phương pháp tìm kiếm thông tin phù hợp, các khóa học được tổ chức bởi Ban tư vấn thông tin sẽ giúp người sử dụng thông tin phương pháp tìm tin,công cụ tìm tin, hiểu rõ các kênh cung cấp thông tin, đây cũng chính là cách thức hiệu quả để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực thông tin tại thư viện..
- Kết hợp với các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường, các cơ quan, đơn vị chức năng, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị, hoặc các sự kiện liên quan đến sinh viên nhằm phục vụ và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học….
- Tạo kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp về khả năng đáp ứng cung-cầu nguồn nhân lực.
- tư vấn, giới thiệu thông tin tuyển dụng đến sinh viên, giúp các doanh nghiệp có được lựa chọn tối ưu về nhân lực, đáp ứng với yêu cầu công việc.các hoạt động quảng bá thông tin thực tập, tuyển dụng, ngày hội việc làm… của các doanh nghiệp đến sinh viên, giúp sinh viên có thêm điều kiện thuận lợi về cơ hội thực tập, cơ hội việc làm trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp..
- Đến với chương trình, sinh viên được chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình tìm việc, làm việc, các kĩ năng cơ bản trong môi trường thực tế..
- Đối tác của Ban tư vấn - Thư viện Đại học Hà Nội - Các giảng viên, chuyên gia.
- Thư viện khác như: Thư viện ĐH Ngoại Ngữ, TV Đại học Kiến Trúc, TV HV Bưu Chính, TV HV Ngân Hàng, TV Thương Mại….
- Kênh thông tin hỗ trợ.
- Hỗ trợ trực tiếp: Quầy Giải đáp Thông tin - Thư viện Đại học Hà Nội.
- Facebook: Thư viện ĐH HN.
- Năng lực của người thực hiện dịch vụ.
- Đối với các dịch vụ hiện đại, năng lực của người thực hiện dịch vụ còn được thể hiện ở khả năng vận hành các hệ thống thông tin thư viện tự động hóa, khả năng khai thác các cơ sở dữ liệu của nước ngoài thông qua các mạng quốc tế..
- Nguồn thông tin thích hợp.
- Đây chính là điều kiện cần để thực hiện các dịch vụ cũng như xây dựng được các sản phẩm bao quát đuợc nguồn thông tin một cách đầy đủ.
- Một nguồn thông tin thích hợp là nguồn chứa các thông tin thỏa mãn được mọi nhu cầu của người dùng tin.
- Trong thực tế hiện nay, không một cơ quan thông tin thư viện nào lại có thể có khả năng có được mọi nguồn thông tin phục vụ cho người dùng tin của mình nếu thiếu sự hợp tác, liên kết hay sử dụng kế thừa các nguồn thông tin bên ngoài.
- Ví dụ, tuy có vốn tài liệu các loại là hơn 10 triệu đơn vị, song Thư viện Quốc hội Mỹ đã kết nối để sử dụng các hệ thống mục lục on-line của khoảng 220 cơ quan thông tin thư viện lớn trên thế giới.
- Do vậy, các cơ quan thông tin thư viện đã đưa ra kế hoạch (có tính chiến lược và nguyên lý) thực hiện việc chia sẻ nguồn lực giữa chúng, và hình thành các mạng thông tin thư viện khác nhau (ở nước ta trong giai đoạn này là các mạng VESTENET, hiện nay là mạng VISTA), mạng của hệ thống thư viện khoa học tổng hợp, mạng thông tin thương mại...)..
- Các chiến lược cho sự phát triển các mạng thông tin thư viện và sự hình thành một siêu mạng - mạng của các mạng - là tăng nhanh quá trình điện tử hóa các nguồn tin và tự động hóa các cơ quan thông tin thư viện theo các chuẩn thống nhất và tạo sự tương hợp giữa chúng..
- Các cơ quan thông tin thư viện ngày nay đã sử dụng rất nhiều các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện các công tác nghiệp vụ cũng như tạo ra được nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau đối với người dùng.
- Do vậy, việc cung cấp thông tin (mà làm cơ sở cho nó là các quá trình tìm kiếm, xử lý phân tích tổng hợp thông tin) cần được đảm bảo bởi những điều kiện cao về kỹ thuật, thời gian.
- người sử dụng dịch vụ.
- Nếu loại dịch vụ này được thực hiện một cách có kết quả thì cũng có nghĩa là các cơ quan thông tin thư viện đã khẳng định được một cách trực tiếp một trong những vai trò xã hội quan trọng của mình, khẳng định được vị trí của mình trong quá trình phát triển của nhà trường.
- Xây dựng và duy trì được một mối quan hệ chặt chẽ, ổn định với các cơ quan nghiên cứu- triển khai, trong đó đặc biệt là các nhà khoa học/các chuyên gia đầu ngành, tổ chức họ thành một đội ngũ chuyên gia tư vấn cho các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện, có ý nghĩa là cơ sở khoa học đảm bảo cho việc thực hiện các loại dịch vụ này..
- Giảng viên: Người dạy cũng cần tham gia nhiều hơn đến các hoạt động thư viện như góp ý, đề xuất bổ sung tài liệu, tận dụng nguồn tài liệu, dịch vụ của thư viện, khuyến khích sinh viên sử dụng tài liệu của thư viện để đạt được những kết quả sau: hoàn thiện bộ sưu tập, hiểu rõ hơn về thư viện của trường, có cái nhìn mới về thư viện, sinh viên có thêm kiến thức ngoài giáo trình được quy định..
- Những người quản lý: cần nhận thấy vai trò điều tiết, thúc đẩy trong việc tăng cường hợp tác chặt chẽ của người dùng và thư viện, cần nhìn nhận sự phát triển thư viện song hành với sự phát triển của Nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nói cách khác, Nhà trường cần xem xét và đầu tư phát triển thư viện trên nhiều mặt: con người, tài liệu, hạ tầng công nghệ thông tin và kiến trúc..
- Đã đến lúc thư viện đại học phải trở thành niềm tự hào của các trường đại học, là tâm điểm của mọi hoạt động trong nhà trường, là nơi kiểm nghiệm đáng tin cậy của giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập..
- Giá trị thư viện không phải ở chỗ thư viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin mà là khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau.Cán bộ thư viện cũng không phải là người thông thạo hết tất cả các chuyên ngành.
- Thư viện sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục, hệ thống này được đầu tư phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự công nhận của những nhà quản lý và người dùng.
- Thư viện ngày nay vẫn còn bị nhiều định kiến kìm hãm sự phát triển.
- Hơn bao giờ hết, thư viện cần đến bạn đọc và cũng có điều ngược lại.
- Xu hướng phát triển của thư viện là giúp bạn đọc ít phụ thuộc vào thư viện, giảm công sức đi lại của bạn đọc, khi đó người dùng đã nắm vững kỹ năng thông tin để tự mình giúp mình, và các dịch vụ hầu như được cung cấp từ xa..
- Nhưng để đến được bước tiến đó, bạn đọc trước hết hãy đến thư viện.
- Nếu dùng văn chương để nói đến thư viện, thi hào Goethe đã nói “Đến thư viện như đi vào một nơi phô diễn sự giàu sang tột đỉnh, ở đó lãi suất hậu hĩnh đang được thanh toán một cách thầm lặng”.
- Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng, Phạm Tiến Toàn (2014), “Quản trị nguồn học liệu số tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoạt động thông tin-thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trần Thị Minh Nguyệt, Đổi mới hoạt động thông tin thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí giáo dục, Số 166, 2007.
- Nguyễn Hữu Hùng (2008), “Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam”, Tập san Thư viện, (số 2), tr.1 – 6..
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử thư viện đại học Hoa Kỳ.
- Thông tin tư liệu, 3..
- Khuếch trương và duy trì các thư viện Đông Nam Á trong bối cảnh thư viện toàn cầu / P.
- Tạp chí Thông tin &.
- Đổi mới và thực trạng của các thư viện nước Nga./E.N.
- Tạp chí Thông tin &