« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN KHOA HỌC GIÁO DỤC


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN KHOA HỌC GIÁO DỤC.
- Ở nhiều trường đại học trên thế giới, việc làm luận văn là điều kiện bắt buộc cho chương trình đào tạo Thạc sĩ, nhất là Thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu.
- Cách làm này ẩn chứa nhiều bất cập đối với những nơi chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học, có thể khiến cho việc đánh giá thiếu chính xác, thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực đến công tác đào tạo.
- Phần lớn các hội đồng này chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu và lương tri của các thành viên để đưa ra quyết định về thứ hạng của công trình, chứ không dựa trên một khung đánh giá cụ thể, chi tiết để tăng mức độ chính xác của việc đo lường phẩm chất khoa học của luận văn.
- Đối tượng được đánh giá là các nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau, được thực hiện với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau,… Vì thế không thể có một “đáp án” chung cho mọi luận văn, và do đó, việc đánh giá hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm chuyên môn của người đánh giá (các “trường phái” khác nhau, các “khuynh hướng” nghiên cứu khác nhau,… nhất là trong lĩnh vực xã hội và nhân văn) 1.
- 1.3 Thống nhất phương pháp khoa học trong đội ngũ giảng viên.
- Ngay trong cùng một bộ môn, giảng viên có thể có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp nghiên cứu và về cách thức tiến hành làm luận văn, vì họ thuộc nhiều chuyên ngành hẹp khác nhau, có trình độ học vấn khác nhau, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau,… Có những sự khác nhau có thể chấp nhận được (chẳng hạn về cách trình bày luận văn, về cách gọi tên từng đề mục của luận văn.
- nhưng cũng có không ít sự dị biệt cần phải mổ xẻ để đi đến thống nhất để bảo đảm tính khoa học của công trình nghiên cứu..
- Tóm lại, khung đánh giá vừa là một định dạng chung cho các hội đồng đánh giá, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, trong hoạt động nghiên cứu khoa học..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Khảo sát các tài liệu trên đây cho thấy là phần lớn các khung đánh giá đều được biên soạn để đánh giá các công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Thế mà trên thực tế các bộ môn trong Khoa Sư phạm hướng dẫn sinh viên áp dụng nhiều loại hình nghiên cứu khác nhau, như điều tra thăm dò, phân tích nội dung, mô tả hiện trạng, nghiên cứu đánh giá.
- 2.2 Khảo sát các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Khi nói đến nghiên cứu khoa học giáo dục, người ta thường nghĩ đến phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, như thể đó là phương pháp duy nhất được công nhận là khoa học.
- Định kiến này không phải không có cơ sở: rất nhiều tài liệu và giáo trình đại học về nghiên cứu khoa học giáo dục chỉ giới thiệu phương pháp thực nghiệm mà thôi, vì những tài liệu này đặt trọng tâm vào mục tiêu giúp sinh viên nắm bắt được quy trình nghiên cứu.
- Trong thực tế, người ta đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau..
- 2.2.1 Các loại phương pháp nghiên cứu giáo dục : Lược khảo một số cách phân loại Các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có khoa học giáo dục, được phát hành trên thế giới không có sự thống nhất cao về cách phân loại các phương pháp nghiên cứu cũng như về tên gọi các phương pháp đó..
- Thật vậy, chỉ cần điểm qua một vài tài liệu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng đủ thấy sự đa dạng này..
- M.-A.Tremblay phân chia nghiên cứu khoa học thành các phương pháp sau đây.
- Nghiên cứu cơ bản lý thuyết (recherche fondamentale théorique), bao gồm.
- nghiên cứu xác định khái niệm và nghiên cứu xây dựng khái niệm..
- Nghiên cứu cơ bản thường nghiệm (recherche fondamentale empirique), bao gồm nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu kiểm chứng..
- Nghiên cứu ứng dụng (recherche appliquée) (Tremblay M.-A.
- Wallen (sách tái bản lần thứ ba, 1995) thì phân chia các phương pháp nghiên cứu chi tiết hơn:.
- Nghiên cứu thực nghiệm (Experimental Research.
- Nghiên cứu tương quan (Correlational Research),.
- Nghiên cứu nhân quả – so sánh (Causal-comparative Research.
- Nghiên cứu điều tra thăm dò (Survey Research),.
- Nghiên cứu phân tích nội dung (Content Analysis Research.
- Nghiên cứu định tính (Qualitative Research),.
- Nghiên cứu lịch sử (Historical Research)..
- (trong các lần tái bản từ năm 2003, các tác giả đã bổ sung thêm nghiên cứu chủ thể đơn lẻ (Single-Subjet Research) và nghiên cứu hành động – Action-Research) T.
- Neville Postlethwaite liệt kê các loại nghiên cứu chủ yếu sau đây bằng cách dựa trên loại thông tin mà nghiên cứu mang lại:.
- Nghiên cứu lịch sử (Historical Research.
- Nghiên cứu mô tả (Descriptive Research.
- Nghiên cứu tương quan (Correlational Research.
- Nghiên cứu nhân quả (Causal Research),.
- Nghiên cứu trường hợp (Case study research.
- Nghiên cứu chủng tộc học (Ethnographic Research),.
- Nghiên cứu phát triển (Development Research) (Neville Postlethwaite T., 2005, tr.2-4),.
- Tsafak, trong khoa học giáo dục có các loại nghiên cứu chủ yếu sau đây:.
- Nghiên cứu cơ bản (Recherche fondamentale.
- Nghiên cứu ứng dụng (Recherche appliquée.
- Nghiên cứu mô tả (Recherche descriptive),.
- Nghiên cứu thực nghiệm (Recherche expérimentale)..
- Nghiên cứu lịch sử (Recherche historique),.
- Nghiên cứu phương pháp luận (Recherche méthodologique) (Tsafak G., 2001, tr.70)..
- Vì có quá nhiều cách phân loại như thế, nên việc biên soạn khung đánh giá chung cho tất cả các luận văn và công trình nghiên cứu khoa học khó đạt được tính khả thi..
- 2.2.2 Về khái niệm phương pháp khoa học.
- Cũng như mọi kiến thức khoa học, phương pháp nghiên cứu không ngừng được phát triển tương ứng với sự tiến bộ của loài người.
- Vì thế, việc đóng khung các nghiên cứu theo một khuôn mẫu cụ thể nào đó cũng sẽ dẫn đến nguy cơ kìm hãm sự sáng tạo của người nghiên cứu.
- Để việc nghiên cứu không đi theo lối mòn quen thuộc, chúng tôi cho rằng không nên xây dựng khung đánh giá dựa trên bất cứ phương pháp nghiên cứu nào.
- mà phải dựa trên tính khoa học của công trình nghiên cứu.
- Đó là các nguyên tắc mà mọi nghiên cứu đều phải tuân theo, dù thuộc lĩnh vực nào, chuyên ngành gì, đối tượng nghiên cứu là gì.
- Tremblay (1968) xác định phương pháp khoa học bằng cách liệt kê ra các tiêu chí sau đây để một phương pháp nghiên cứu được công nhận là phương pháp khoa học.
- Thái độ khách quan khoa học..
- Van der Maren sơ đồ hoá phương pháp khoa học thành một quy trình bao gồm 6 công đoạn sau đây mà bất cứ nghiên cứu nào cũng đều phải áp dụng:.
- mà nhà nghiên cứu sẽ bình luận hoặc diễn giải (Van der Maren J.-M., 2003, tr.
- Trường phái giáo dục tiến bộ ở Hoa Kỳ chủ trương dạy cho học sinh phương pháp khoa học như là phương pháp chung được áp dụng trong bất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ quy mô nào, từ việc giải quyết các vấn đề đơn giản đến các nghiên cứu phức tạp.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Cấu trúc luận văn.
- của nhà nghiên cứu.
- Trong phần này, tác giả giới thiệu tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (nhu cầu xã hội) và quá trình trăn trở khoa học của tác giả để qua đó cho người đọc biết các lý do chọn đề tài (lý do xã hội, lý do khoa học và có thể cả lý do cá nhân)..
- Mục đích thứ nhất là điểm lại các nghiên cứu trước đây để tránh xảy ra trường hợp nghiên cứu lại những vấn đề đã được nghiên cứu còn giá trị, và nhất là để phát hiện những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng, để từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
- về vấn đề nghiên cứu (chứng minh tính thiết yếu khoa học) cũng như là những thành tựu của khoa học để kế thừa..
- Chương 2 : Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu.
- Chương này nhằm mô tả cho độc giả biết phương pháp xây dựng dữ liệu nghiên cứu (hoặc mẫu phân tích), công cụ thực nghiệm (nếu là nghiên cứu thực nghiệm) và phương pháp xử lý dữ liệu.
- Đây là một phần rất quan trọng trong nghiên cứu, vì nó nhằm chỉ ra tính tương thích giữa phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tính tiêu biểu của mẫu nghiên cứu, và tính chính xác khoa học của cách xử lý dữ liệu.
- Nói cách khác, nó nhằm chứng minh cho người đọc thấy rằng nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ và mang tính khoa học..
- Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và diễn giải Chương này gồm các phần sau đây.
- Mô tả tiến trình thực hiện nghiên cứu..
- Đánh giá tính xác đáng của kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu..
- Diễn giải kết quả đó bằng cách đối chiếu với giả thuyết nghiên cứu và với những công trình nghiên cứu trước đây, để làm nổi bật sự đóng góp của công trình hoặc cái mới của nghiên cứu..
- Phần kết luận nhằm tóm tắt các kết quả thu được và những diễn giải quan trọng được xem như là phần đóng góp của công trình, đồng thời chỉ ra những giới hạn của nghiên cứu để xác định phạm vi khái quát hoá của kết quả (ý nghĩa lý thuyết và thực hành).
- Từ những giới hạn này, tác giả sẽ đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo..
- Đây là phần có rất nhiều dị biệt trong giới nghiên cứu ở Việt Nam, do các nhà khoa học được đào tạo từ rất nhiều nguồn, và thuộc nhiều thế hệ.
- Vì thế, từ vài thập niên đến nay, chuẩn APA bản gốc hoặc bản điều chỉnh đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau..
- Đánh giá luận văn tốt nghiệp lại càng quan trọng và phức tạp hơn vì đối tượng được đánh giá là một hoạt động khoa học của sinh viên vừa mang tính chất kế thừa tri thức của cộng đồng khoa học, vừa là một sản phẩm trí tuệ sáng tạo của cá nhân khi xử lý một tình huống nghiên cứu đặc thù.
- Vì thế, công việc đánh giá luận văn nhất thiết phải dựa trên một khung đánh giá tuân thủ những nguyên tắc khoa học chặt chẽ mới có thể góp phần đào tạo được các thế hệ các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu vững vàng.
- Chúng tôi đã dự thảo một khung đánh giá (xem Phụ lục) nhằm phát huy tối đa những nguyên tắc khoa học đã trình bày ở trên, và đề nghị các đơn vị đào tạo trong ngành Sư phạm nghiên cứu áp dụng.
- Lược khảo có phân tích, đầy đủ và phù hợp về những nghiên cứu trước đây về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nêu bật được những khiếm khuyết của các nghiên cứu này đây so với thực tế (để chứng minh tính thiết yếu khoa học)..
- Kế thừa thích hợp những tri thức của các nghiên cứu trước đây để tiến hành nghiên cứu (các khái niệm, các lý thuyết…)..
- Giả thuyết nghiên cứu thích hợp (hoặc mục tiêu nghiên cứu)..
- 3 Phương pháp luận nghiên cứu (20 đ).
- Mô tả phương pháp xây dựng dữ liệu nghiên cứu..
- Mức độ tương thích với mục tiêu nghiên cứu..
- Tính tiêu biểu của mẫu nghiên cứu..
- Tính tương thích giữa công cụ thực nghiệm và mục tiêu nghiên cứu..
- Mô tả phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu..
- Lý giải về tính tương thích với giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu..
- Dữ liệu nghiên cứu đầy đủ (định lượng và định tính.
- 4 Kết quả nghiên cứu và diễn giải (20 đ).
- Trình bày kết quả nghiên cứu..
- Tính xác đáng của kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu..
- Đối chiếu với giả thuyết nghiên cứu..
- Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đây..
- Những giới hạn có nghĩa của nghiên cứu và đóng góp của NC..
- Các hướng nghiên cứu có thể khai thác từ kết quả này..
- Phù hợp với văn phong khoa học..
- Trình bày đúng chuẩn mực, khoa học.