« Home « Kết quả tìm kiếm

XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
- Phương pháp dạy học tích cực, Sơ đồ tư duy, Dạy học Lịch sử, Lịch sử Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám .
- Hiện nay, sơ đồ tư duy (Mind Map) đang được vận dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục.
- Việc xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả đối với các cấp học, các môn học.
- Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam hiện đại nói riêng cho sinh viên sư phạm lịch sử ở Trường Đại học Cần Thơ, cụ thể đối với nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám .
- Việc xây dựng sơ đồ tư duy có thể tiến hành bằng hai phương pháp: hoặc vẽ bằng tay, hoặc ứng dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cũng rất đa dạng.
- Nó hỗ trợ hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp.
- Trong dạy học, việc ứng dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học của người thầy và giúp người trò học tập tích cực, hiệu quả.
- Hiện nay, có nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã nghiên cứu và vận dụng sơ đồ tư duy vào việc giảng dạy bộ môn, trong đó có bộ môn Lịch sử.
- Bởi, sinh viên của chúng ta sẽ trở thành giảng viên của các trường chuyên nghiệp, giáo viên hoặc công tác trong các lĩnh vực khác nên nếu họ có kiến thức, kĩ năng xây dựng và sử dụng tốt sơ đồ tư duy, họ sẽ có tác động tích cực đối với các thế hệ học trò, cộng đồng để vận dụng hiệu quả sơ đồ tư duy vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- Xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại đối với nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Cần Thơ là một ví dụ cụ thể của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bộ môn ở các trường Sư phạm..
- Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức, hỗ trợ tư duy.
- có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ giúp bạn khai phá tiềm năng vô tận của bộ não.
- Nói cách khác, sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề.
- Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh, sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
- Để xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, chúng ta cần hiểu và vận dụng lí luận về sơ đồ tư duy của Tony Buzan qua các tác phẩm, bài viết, bài phát biểu của ông..
- 2.1 Các bước xây dựng sơ đồ tư duy.
- Để thực hiện được các bước xây dựng sơ đồ tư duy, trước hết, chúng ta phải hiểu nội dung kiến thức, tiến hành xác định nội dung trung tâm, phân chia thành các ý chính và xác định các ý phụ của từng ý chính.
- Việc này có thể tiến hành bằng việc lập sơ đồ tóm tắt kiến thức hay phân nhánh theo kiểu “chân gà” để thuận tiện cho việc xây dựng sơ đồ tư duy tương ứng..
- Ví dụ 1: Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám .
- Ví dụ 2: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm cuộc vận động Cách mạng tháng Tám .
- Để xây dựng một sơ đồ tư duy, chúng ta cần thực hiện các bước sau:.
- Trên mỗi nhánh chính viết một từ, cụm từ phản ánh một nội dung lớn của chủ đề.
- Lí luận, đường lối, xây dựng và tập hợp lực lượng … Chủ.
- lịch sử.
- vận động Cách mạng Tháng Tám 1939- 1945.
- Tóm tắt nội dung các ý, chọn lọc và sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết tên chủ đề và nội dung trên các nhánh.
- Hình 1: cấu trúc sơ đồ tư duy Trên cơ sở các bước thực hiện như trên, chúng.
- ta có hai cách vẽ sơ đồ tư duy: vẽ bằng tay hoặc vẽ bằng sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin..
- Vẽ sơ đồ tư duy bằng tay, chúng ta chỉ cần một tờ giấy A0 hoặc giấy Rô-ki, một hộp bút màu loại có đầu nhọn, màu sáp hoặc một bảng viết và hộp phấn màu.
- Nếu như việc tô màu cho cách nhánh mất nhiều thời gian, chúng ta có thể dùng các đường kẻ sọc ngang, sọc dọc, sọc chéo hay các kí hiệu.
- Cách vẽ này có ưu điểm là có thể tiến hành ngay trên lớp, trong khi thảo luận nhóm và phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất.
- Nó thích hợp cho việc giảng viên kết hợp xây dựng sơ đồ tư duy và giảng bài trên lớp hoặc tổ chức cho sinh viên xây dựng tại lớp để làm rõ nội dung bài học.
- Nhưng hạn chế của cách vẽ này là khó lưu trữ và tái sử dụng, không thể sửa chữa trực tiếp để hoàn chỉnh sơ đồ.
- việc sử dụng có nhiều bất tiện như việc treo các sơ đồ tư duy vẽ trên giấy làm mất thời gian, không đảm bảo trực quan về kích thước, độ rõ nét....
- Nếu vẽ bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, chúng ta cần có máy vi tính và tiến hành vẽ bằng chương trình Microsoft Word, Microsoft Powerpoint hoặc sử dụng các phần mềm Mind Mapping.
- Việc vẽ bằng chương trình Microsoft Word và Microsoft Powerpoint là phương pháp có thể tiến hành với mọi máy vi tính, còn việc sử dụng các phần mềm Mind Mapping đòi hỏi máy vi tính có cấu hình cao.
- Thao tác vẽ sơ đồ tư duy bằng chương trình Microsoft Word và Microsoft Powerpoint thực tương đối giống nhau.
- Sơ đồ vẽ bằng cách này có nhiều ưu điểm vượt trội so với vẽ bằng tay là rõ nét, có thể sửa chữa, lưu giữ tốt.
- đặc biệt, sử dụng Powerpoint có thể tạo hiệu ứng cho các nhánh, chữ viết, hình ảnh để khi sử dụng cho nó hiện ra có hệ thống gây hứng thú và kích thích tư duy của sinh viên.
- Nhưng sơ đồ vẽ bằng chương trình Microsoft Word hạn chế ở chỗ các chữ viết trong sơ đồ đều bị đóng khung.
- còn vẽ bằng chương trình Microsoft Powerpoint thì khó khăn khi cân đối kích thước, hình dáng của các nhánh trong sơ đồ.
- Ngoài những ưu điểm giống như cách vẽ bằng Microsoft Powerpoint, vẽ sơ đồ tư duy bằng phầm mềm Mind Mapping có ưu điểm hơn về tính tiện lợi và dễ sử dụng, đặc biệt các phần mềm được.
- thiết kế nhiều tính năng cho phép chúng ta xây dựng sơ đồ tư duy đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính thẩm mỹ hơn hẳn.
- dễ bảo quản và có thể nhanh chóng sửa chữa, bổ sung trực tiếp để hoàn thiện trong quá trình sử dụng.
- khi sử dụng kết hợp với sự hỗ trợ của máy chiếu sẽ mang lại hiệu quả cao.
- 2.2 Sơ đồ tư duy với việc giảng dạy và học tập học phần lịch sử Việt Nam hiện đại, cụ thể qua nội dung cuộc vận động Cách mạng tháng Tám .
- Các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành lịch sử thường nặng về kiến thức lý luận, mang tính hàn lâm, khiến cả người dạy và người học mất rất nhiều tâm sức để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Với học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại, cụ thể qua nội dung cuộc vận động Cách mạng tháng Tám chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập bởi những lợi ích như sau:.
- Sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới… Vì vậy, đối với giảng viên, chúng ta có thể ứng dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
- tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy - học..
- Trong quá trình giảng bài, giảng viên sử dụng sơ đồ để trình bày hoặc tóm tắt lại bài giảng hoặc dẫn dắt sinh viên nghiên cứu, tham gia xây dựng và tự hoàn chỉnh sơ đồ tư duy bằng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Tương ứng với từng nội dung nhỏ của bài, giảng viên xây dựng và sử dụng các sơ đồ tư duy quy mô nhỏ (xem Hình .
- Sau khi giảng dạy xong nội dung kiến thức mới, giảng viên có thể kết hợp các sơ đồ thành một sơ đồ quy mô lớn, khái quát toàn bộ bài học để tổng kết bài học (xem Hình 6).
- Với cách dạy như thế này giúp sinh viên dễ dàng hệ thống lại kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Với cách học truyền thống, sinh viên ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng bài.
- Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó, chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể các em có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết.
- Giảng viên cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn sinh viên ôn tập hay kiểm tra, đánh giá người học bằng cách yêu cầu sinh viên vẽ lại, hoàn chỉnh sơ đồ tư duy (xem Hình 6)..
- Đối với sinh viên, sơ đồ tư duy giúp phát huy khả năng sáng tạo của người học khi mỗi sinh viên có thể vẽ các giản đồ theo ý tưởng của mình, ghi theo cách của mình để dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc mà không lệ thuộc vào một cách diễn đạt duy nhất của người dạy, khắc phục hiện tượng đọc chép thường thấy ở các học phần nhiều nội dung lý thuyết..
- Hình 2: Bối cảnh lịch sử cuộc vận động Cách mạng tháng Tám Ngày sửa: 03/9/2014.
- Hình 3: Chủ trương của ta trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám Ngày sửa:.
- Hình 4: Diễn biến cuộc vận động Cách mạng tháng Tám Ngày sửa: 31/8/2014.
- Hình 5: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm cuộc vận động Cách mạng tháng Tám .
- Hình 6: Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT.
- Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng phần mềm Mind Mapping, việc xây dựng sơ đồ tư duy tương ứng cho việc giảng dạy nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám cho sinh viên sư phạm lịch sử nói riêng và trong dạy học Lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tiện ích.
- mang lại hiệu quả trong giáo dục.
- Sơ đồ tư duy hỗ trợ giảng viên tổ chức hoạt động dạy – học một cách khoa học, hệ thống và gây hứng thú đối với người học, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên.
- Cách ghi chép theo sơ đồ tư duy với các nhánh, chữ viết ngắn gọn, màu sắc và hình ảnh giúp sinh viên hệ thống hóa được kiến thức rõ ràng, phát huy được cả hoạt động của não phải và não trái trong việc ghi nhớ..
- Sơ đồ tư duy có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên.
- giúp hệ thống rõ ràng nội dung để dễ ghi nhớ và trình bày kết quả của nhóm.
- Đồng thời, phương pháp này sẽ giúp người học chủ động trong việc tìm hiểu, chuẩn bị bài, rèn luyện khả năng tự học, khả năng tư duy sáng tạo của bản thân, và hơn hết nó giúp người học khắc sâu kiến thức một cách có khoa học..
- Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng cả trong hoạt động dạy – học trên lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp của thầy và trò.
- Nó có vai trò quan trọng trong dạy học và đặc biệt đổi mới cách tổ chức dạy học của giảng viên đồng thời góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên phù hợp với các mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, chống lại thói quen học tập thụ động, chống hình thức dạy học “đọc - chép”, “chiếu - chép”..
- Sơ đồ tư duy cũng hữu ích khi sử dụng nó để hệ thống hóa kiến thức trong những giờ ôn tập, tổng kết chương hay khái quát những vấn đề trọng tâm của một học phần.
- nhìn tổng thể về toàn bộ nội dung của học phần, tránh kiểu tư duy “thấy cây mà không thấy rừng”..
- Tóm lại, xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và dạy học lịch sử nói chung, trong dạy học nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám nói riêng có ý nghĩa tích cực về nhiều mặt.
- Vì vậy, chúng ta cần tích cực vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sơ đồ tư duy có thể được xây dựng bằng cách vẽ bằng tay hay vẽ bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, sử dụng chương trình Microsoft Word, Microsoft Powerpoint hoặc sử dụng phần mềm Mind Mapping.
- Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối ưu của sơ đồ tư duy trong dạy học, chúng ta nên sử dụng phần mềm Mind Mapping..
- Qua nghiên cứu xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám tôi nhận thấy sơ đồ tư duy cần thiết được ứng dụng và đem lại hiệu quả cao trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học nói chung.
- Tuy nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá bước đầu sau khi áp dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy một số nội dung của học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại.
- Cuối cùng, phải chú ý một vấn đề, đó là không có một phương pháp giảng dạy nào được xem là tối ưu, có thể áp dụng cho mọi nội dung, mọi học.
- Qua thực tế áp dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng dạy một số nội dung của học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại, có thể thấy bước đầu đã tạo sự hứng khởi cho sinh viên, khắc phục phần nào khiếm khuyết trong cách dạy và học theo lối truyền thống, buộc sinh viên phải chủ động trong việc học tập và nghiên cứu.
- Quan trọng nhất là giảm áp lực cho sinh viên, khi phương pháp này có thể giúp sinh viên dễ nhớ, dễ thuộc đối với các vấn đề cần ghi nhớ và dễ hiểu hơn, biết cách trình bày một nội dung bài học một cách logic..
- Nguyễn Chí Thuận (2012), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Sở Giáo dục &.
- Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Dạy tốt, học tốt các môn học bằng Bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011..
- Tony Buzan, Bản đồ Tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội, 2011.