« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý THỨC PHẢN TỈNH - MỘT NÉT ĐẸP NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI TRẦN


Tóm tắt Xem thử

- Trong thơ thời Trần, có thể bắt gặp một con người thường xuyên tự phản tỉnh.
- Phản tỉnh để ý thức được hết những cái đẹp, cái quý, cái cao cả của con người đồng thời ý thức được cả những giới hạn và bi kịch của đời người.
- Con người ấy có khi hướng nội để tự xem xét về ý nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người.
- Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - nhân loại mang ý nghĩa triết học.
- Cũng có khi con người ấy hướng nội để tự soi xét hành vi của bản thân, để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì trong cuộc đời, để đánh giá chính mình, công minh và khách quan, và quan trọng hơn cả, để tự hiểu mình.
- Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh..
- Ở cấp độ con người - nhân loại, hơn ai hết, Trần Thái Tông luôn thể hiện sự trăn trở về thân phận con người.
- được nhà thơ ngẫm nghiệm và cảm nhận bằng nhiều hình ảnh, khi thì “Thân như băng gặp nắng trời/ Mệnh tựa ngọn đèn trước gió” 1 , khi thì “Kiếp người như cây nấm cứ tuần tự hết thịnh rồi suy” 2 , và trong cảnh “bóng ngả nương dâu chiều sắp muộn” 2 , thân người mới mong manh, đời người mới ngắn ngủi làm sao, chẳng khác “cỏ bồ, tơ liễu tạm bợ qua mùa thu” 3 .
- Từ đó, nhà thơ cảm thương cho con người cứ “suốt đời làm người khách phiêu lạc trong gió bụi, ngày càng xa cách quê nhà ngàn vạn dặm” 2 .
- (Đăng Bảo Đài sơn) Mỗi con người là một thành viên, một phần hữu cơ của cộng đồng nhân loại, của dân tộc, của xã hội mình đang sống.
- Với tư cách con người - cộng đồng đó, những con người thời Trần đã sống hết mình, chan hoà, cởi mở, yêu thương, nhiệt huyết, nhưng với tư cách con người - cá thể, họ đã chiêm nghiệm sâu sắc nỗi cô đơn như một thuộc tính của đời người, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay làm kẻ dật dân chốn sơn lâm.
- Có thể ý thức về nỗi cô đơn của con người không phải là một phát hiện gì mới, người xưa đã nhắc đến rồi, nhưng sự nhận thức sâu sắc về nó của những con người ở vào một thời đại thịnh vượng, huy hoàng của lịch sử, và từ những ông vua, những vị thân vương quý tộc - được xem như chủ thể của thời đại - có tất cả địa vị, quyền lực, danh.
- vọng trong tay, thì lại là một điều có ý nghĩa không nhỏ.
- Nhưng thơ ca thời thịnh Trần cho thấy rằng những nỗi niềm nhân sinh là điều các nhà thơ vẫn thường trăn trở.
- Đó không phải là nỗi niềm nhân sinh có tính chất thế sự mà là nỗi niềm nhân sinh mang tính chất triết học - sự thấu hiểu những giới hạn của con người và đời người.
- Sự thấu hiểu này giúp con người coi khinh phú quý, bình thản trước thịnh suy.
- Trần Nhân Tông trong bài Xuân vãn đã nói về giây phút phản tỉnh của mình:.
- Ngồi trên đệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng.) Con người ấy thời tuổi trẻ lầm tưởng thế gian là vĩnh cửu nên lòng xao xuyến mừng vui khi xuân về hoa nở, xót xa tiếc nuối khi xuân đi hoa tàn, giờ đây hiểu được lẽ thật của cuộc đời nên có thể an nhiên nhìn sự vật vần xoay.
- Cái lớn của nhà thơ là nhận thức sự hữu hạn của đời người không phải để mang nặng bi kịch trong tâm tư mà là để chấp nhận nó như một thực tế tự nhiên và có thể vui sống hết mình những thời khắc hiện tại.
- Một bài thơ có tính chất ghi lại sự việc nhưng khá đáng chú ý là Tây chinh đạo trung của Trần Nhân Tông.
- Bài thơ làm trên đường hành quân về biên giới phía Tây bộc lộ tâm trạng và cảm nghĩ rất chân thật của nhà thơ.
- Ở đây là một ông vua, người lãnh đạo quốc gia, nắm quyền lực cao nhất, nhưng tâm trạng và cảm nghĩ.
- đó lại là của một con người đời thường.
- Bài thơ rất lạ ở chỗ, viết về chuyện đi đánh giặc, và là người trực tiếp cầm quân, chỉ đạo đánh giặc, lại bộc lộ sự chán ghét chiến tranh và lòng hướng về hoà bình:.
- “Kẻ làm trai cứ phải vội vã về việc chinh chiến để làm gì?” thể hiện một sự phản tỉnh sâu sắc.
- Nên những con người ấy mới dám đường hoàng bộc lộ quan điểm của mình về chiến tranh như vậy.
- Nếu không có cái tâm vững vàng, trong sáng, con người hẳn không làm được điều phi thường đó, tự do trong nhận thức và hành động mà vẫn không sợ đi sai đường..
- Ở cấp độ con người - cá thể, tiêu biểu cho ý thức phản tỉnh, không thể không nhắc đến Trần Minh Tông với bài thơ khá đặc biệt - Dạ vũ (Mưa đêm)..
- Người đã buồn, cảnh càng làm tăng nỗi buồn, nhớ và cô đơn đến phải bật lên tiếng thơ để giải toả nỗi niềm.
- Nhưng cảnh ngộ của Trần Minh Tông trong bài thơ Dạ vũ thật khác..
- Nhà thơ không xa quê quán, không nhớ đến người thân mà đang ở ngay tại quê nhà mình, trong chăn êm nệm ấm, không phải là kẻ thất chí, lỡ vận, mà là một vị hoàng đế quyền uy tối thượng.
- Mở đầu bài thơ như có một nỗi buồn nào đó đang lẩn khuất trong không gian, nó làm cho đêm cứ muốn kéo dài thêm và ngày không sáng được.
- Những giọt mưa đọng trên tàu chuối đã rơi rả rích suốt đêm đến lúc tàn canh như chiếc đồng hồ báo thời gian..
- Con người đã thức trắng để nghe nhịp thời gian đi, đều đặn liên tục.
- Với một tâm trí đang thanh thản, những âm thanh đều đặn khe khẽ đó chắc hẳn sẽ dễ đưa con người vào giấc ngủ ngon lành.
- Nhưng nếu có điều gì đó đang vướng bận tâm tư làm khó ngủ thì hẳn là cái nhịp thời gian đều đặn kia phải khiến cho con người sốt ruột lắm, và cảm thấy bức bối như mình là kẻ tù nhân đang bị một khung lưới vô hình nào đó vây hãm không thể thoát ra.
- Người thức cả đêm nghe tiếng mưa rơi hẳn phải có một nỗi niềm gì u uẩn lắm.
- Nhưng bất ngờ, vì nỗi niềm ấy là một sự tự nhận thức và hối tiếc sâu sắc về lỗi lầm của một ông vua.
- Quyền uy thiên tử cũng đành bất lực trước thời gian.
- Lời hối tiếc của nhà vua sao mà xót xa! Đến đây, người đọc càng thấm thía hơn cái nhịp thời gian của giọt mưa tàu chuối.
- Nó đều đặn, không ngừng, nhắc cho nhà vua luôn nhớ, luôn đối diện trước một hiện thực phũ phàng khắc nghiệt: thời gian vẫn không ngừng trôi đi và không ai có thể bước lùi trở lại.
- Ba mươi năm qua, không biết bao đêm Minh Tông đã thao thức đếm giọt mưa tàu chuối để làm tội nhân của chính lương tâm mình, làm tù nhân trong vòng vây của thời gian và sự phản tỉnh bắt buộc mình phải đối diện với một sự nuối tiếc muộn màng vô bổ để rồi tự xót xa giày vò khôn nguôi.
- “Đành ngồi ôm mối sầu nhàn mà nghe tiếng mưa rơi” là một hình phạt tinh thần nặng nề mà nhà thơ đã tự dành cho mình.
- Một ông vua đã dũng cảm nhận lỗi và dũng cảm nhận lấy sự trừng phạt của lương tâm: không lúc nào cho phép mình có thể thanh thản tâm tư được nữa.
- Lời tự thú về sai lầm của một vị vua trong Dạ vũ quả là một thanh âm đặc biệt của làng thơ.
- Nó nâng bài thơ lên một tầm cao nhân văn xứng với thời đại - một thời đại của hào khí Đông A sản sinh ra những con người thực sự vỹ đại không chỉ về tài năng mà còn về nhân cách..
- Trần Minh Tông là một ông vua đã làm được điều lớn lao đó, đặt lương tâm con người lên trên lòng tự tôn và quyền lực của một vị quân vương để tự trói mình trong nỗi đau suốt đời.
- “Đối diện tiếng mưa rơi” là đối diện với bước đi thời gian không quay trở lại.
- Tiếng mưa càng rơi là thời gian càng chồng chất và nỗi sầu không phai nhạt đi theo thời gian mà càng day dứt thêm lên.
- Đầu và cuối bài thơ đã có sự hô ứng về ý thơ thật chặt chẽ..
- Còn ở Dạ vũ của nhà vua thời Trần, những giọt điểm canh tàn lại gợi về quá khứ sau bao năm dài vẫn chưa ngủ yên dưới lớp bụi thời gian.
- Tiếng mưa ở cuối bài có thể chỉ là cái dư hưởng bên.
- Tiếng mưa đêm trong lòng ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mỹ đặc biệt khác với tiếng mưa đêm trong bất kỳ bài thơ nào khác, nó làm cho Dạ vũ mang vẻ đẹp riêng với một sức ám ảnh thâm trầm nhưng thật da diết khó quên..
- Cùng một tấm lòng “lo trước” nhưng mỗi nhà thơ một phong cách khác nhau.
- Ở Trần Nguyên Đán, phản tỉnh tự vấn và tự thẹn là một cảm hứng khá nổi bật, mặc dù nhà thơ từng đóng góp công sức không nhỏ cho triều đại và cho đất nước.
- Không ít lần nhà thơ nói đến cái thẹn, khi thì thẹn vì mình đã già yếu mà còn giữ chức quan cao:.
- Nơi Trần Nguyên Đán thường xuyên có sự giằng co giữa “ở” và “về”, nhà thơ khao khát “nơi cửa sổ phía nam đặt chiếc gối ngọc làm bạn cùng chiếu trúc” 9 để nhìn “mây tụ trước hiên”, nghe “suối reo bên gối” 10 , nhưng trước cảnh “cuộc sống của dân như cá trong vạc nước sôi” thì “trên chiếc thuyền về, tấm lòng chưa yên giấc mộng giang hồ” 11 .
- Vì thế, ngoài những bài thơ thù tạc với bạn bè, những bài thơ của riêng mình thường được ông viết vào ban đêm, những đêm thao thức nghe “Gió thu trong đêm vắng thổi vi vu/ Buồn bã ngồi trước ngọn đèn tàn”, muốn “ngủ đi cho quên hết duyên nợ cuộc đời” 12 nhưng lại không ngủ được, “nơi quan xá, trong sương thu, nghe giọt đồng hồ nhỏ chậm”, vừa nhớ về “tùng cúc vườn xưa ở tận chân trời xa” vừa lo lắng vì “trước mắt toàn là những việc phải quan tâm” nên “bệnh khỏi không bằng khi còn bệnh” 13 .
- Nhưng lương tri nhà thơ không cho phép mình lựa chọn dễ dàng như thế.
- Tuy chưa đề cập cụ thể đến những cảnh đời bất hạnh, những con người có tên tuổi như các nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa ở thế kỷ XVIII, XIX nhưng nỗi niềm nhân sinh ở đây đã cho thấy được một nét nổi bật của nhân cách con người thời đại: ý thức phản tỉnh, tự soi rọi luôn thường trực nơi bản thân để tự nhắc nhở, ràng buộc mình một trách nhiệm gắn bó với cộng đồng và sống thế nào cho có ý nghĩa..
- Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa triết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao khát tìm kiếm lẽ thật của đời người đã dẫn dắt con người đi đến cảm nhận sâu sắc về nỗi cô đơn cũng như những bi kịch tất yếu của kiếp người để chấp nhận nó và hoá giải nó một cách “tuỳ duyên” bằng cái tâm trong sáng và an định.
- Mặt khác, những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa xã hội xuất phát từ sự phản tỉnh của tấm lòng lo đời thương dân đã mang đến cho con người trong thơ vẻ đẹp của sự quên mình và tận tuỵ.
- Nét đẹp nhân văn ấy phải chăng đã góp phần không nhỏ khẳng định nhân cách lớn lao của con người thời Đông A cũng như dấu ấn khó phai của một thời đại thơ ca một đi không trở lại?