« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý THỨC VỀ TÍNH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP Ở TRẺ EM


Tóm tắt Xem thử

- -Face à l’évolution technique, idéologique, socioculturelle et économique dans le monde entier, l’école doit donc favoriser l’individualité et les activités de l’élève et l’aider à acquérir son autonomie Ý THỨC VỀ TÍNH TỰ CHỦ ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP Ở TRẺ EM.
- Nghiên cứu so sánh trên học sinh Pháp và Việt Nam.
- Tính tự chủ thường được gắn liền với một giá trị đặc thù của nền văn hóa Phương Tây.
- Trái lại, lý thuyết về sự tự quyết của Deci & Ryan (2000) lại cho rằng tính tự chủ là một nhu cầu tâm lý cơ bản mang tính chất toàn cầu.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 307 học sinh Việt Nam và 214 học sinh Pháp đã khẳng định lý thuyết này mà theo đó tính tự chủ là một nhu cầu cơ bản thúc đẩy cá nhân mong muốn trở thành “chủ nhân” cho những hành động của mình.
- Trong cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu, học sinh cho biết họ có cảm giác tự chủ trong học đường.
- Những học sinh càng đánh giá giáo viên là hiểu được tình cảm, ủng hộ những mong muốn của mình thì càng thể hiện ý thức tự chủ cao trong học tập và sự hài lòng cao trong cuộc sống nói chung.
- Những nét tương đồng và khác biệt giữa ý thức tự chủ của học sinh Pháp và Việt Nam được bàn luận dựa trên các kết quả nghiên cứu của lý thuyết về sự tự quyết.
- Tính tự chủ thường được nói đến như là một giá trị đặc biệt của văn hóa phương Tây.
- Một số nhµ khoa häc cho rằng tính tự chủ ít đem lại hiệu quả mong đợi ở các nền văn hóa phương Đông.
- Trái với những quan điểm này, lí thuyết về tính tự quyết của Deci & Ryan (2000) cho rằng tự chủ là một nhu cầu tâm lí cơ bản, có tính toàn cầu.
- Người tự chủ hành động một cách tự nguyện và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những công việc họ làm..
- Những nghiên cứu về tính tự chủ của người học cũng đã và đang được quan tâm trong nền giáo dục Việt nam.
- Nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức, những tư tưởng giáo dục hiện đại đã được nghiên cứu nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo, và khả năng tự học của người học.
- Trong bối cảnh ấy, tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu ý thức tự chủ của người học đối với việc học..
- Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là : Học sinh Pháp có cảm thấy mình tự chủ hơn học sinh Việt Nam không ? Từ đó tôi mong muốn làm rõ về ý thức tự chủ của học sinh Việt Nam và học sinh Pháp.
- rút ra những nét tương đồng và khác biệt trong ý thức tự chủ của hai nhóm đối tượng nghiên cứu.
- bàn về một mô hình chung cho sự phát triển ý thức tự chủ.
- Lý thuyết về tính tự chủ Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, tự chủ là « tự mình làm chủ, không để bị phụ thuộc hoặc bị chi phối » (Nguyễn Như Ý, 2005).
- Lý thuyết về tính tự quyết của Deci & Ryan cho rằng người tự chủ hành động một cách tự nguyện và là chủ thể hoạt động của mình.
- Những hoạt động mang tính tự chủ khởi nguồn từ chính bản thân chủ thể và nguyên nhân thực hiện hành động đó nằm bên trong..
- Lý thuyÕt về tính tự quyết là một lý thuyết về động cơ của con người nh»m giải thích cơ chế hoạt động của con người trong những điều kiện xã hội khác nhau.
- Nhu cầu tự chủ là mong muốn làm chủ hành vi của mình.
- Lý thuyết này đề cập đến khái niệm về sự nội hóa, đặc biệt là các mức độ phát triển của động cơ bên ngoài..
- Động cơ (ĐC) bên ngoài gắn với việc thực hiện một hành động nhằm đạt được một kết quả không có liên quan đến hành động.
- Ở đây động cơ đi học của đứa trẻ là động cơ bên ngoài vì hành động của nó hướng đến một mục tiêu không liên quan đến việc đi học : tránh bị phạt.
- Động cơ bên ngoài có thể biến đổi theo mức độ tự chủ..
- Điều chỉnh bên ngoài là mức độ ít tự chủ nhất của động cơ bên ngoài.
- Điều chỉnh đồng nhất là một dạng động cơ mang tính tự chủ.
- Động cơ này xuất hiện khi cá nhân đánh giá cao hành vi đang thực hiện, thấy nó là quan trọng và lựa chọn hành vi đó một cách tự nguyện (Ví dụ : Học sinh tự nguyện làm các bài tập cô giáo giao vì việc đó giúp em hiểu rõ hơn bài học trên lớp).
- Sự khác biệt cơ bản nhất là sự khác biệt giữa động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
- Động cơ bên trong gắn với việc thực hiện hành vi bởi những hứng thú liên quan trực tiếp đến hành động chứ không phải bởi một kết quả không có liên quan (Ví dụ : Học sinh theo học đều đặn một khóa học mỹ thuật bởi lí do đơn giản là em rất thích vẽ).
- Các tác giả Deci & Ryan nghiên cứu tác động của những yếu tố bên ngoài đến sự phát triển của động cơ bên trong mà theo đó chính ba nhu cầu cơ bản (nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu quan hệ) ảnh hưởng đến việc phát triển động cơ bên trong..
- Nhu cầu tự chủ được diễn đạt bởi thuật ngữ nguyên nhân thực hiện hành vi nằm bên ngoài hay bên trong.
- Những yếu tố khách quan làm cho con người tin rằng hành vi của mình bị gây ra bởi những tác động bên ngoài như sự khen thưởng, sự bắt buộc, các hình phạt… khiến cho họ nhận thấy nguyên nhân thực hiện hành vi nằm bên ngoài vì thế động cơ bên trong bị giảm.
- Ngược lại, những yếu tố khách quan làm cho con người tin rằng mình hoàn toàn làm chủ hành vi của mình khiến họ nhận thấy nguyên nhân thực hiên hành vi nằm bên trong vì thế động cơ bên trong tăng..
- Nhu cầu năng lực trong những hoàn cảnh mà con người làm chủ hành vi của mình, những yếu tố khách quan làm cho con người nhận thấy mình có năng lực và có khả năng sẽ làm tăng động cơ bên trong.
- Ngược lại, những yếu tố khách quan làm con người thấy mình kém cỏi, không có năng lực sẽ làm động cơ bên trong giảm..
- Cuối cùng, động cơ bên trong sẽ được phát triển trong những môi trường đặc trưng bởi sự an toàn và bởi những mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết và những kết quả nghiên cứu của lý thuyết này, tôi đã xây dựng những giả thuyết khoa học cho nghiên cứu của mình, đó là.
- Có những nét tương đồng và khác biệt liên quan đến ý thức tự chủ của học sinh (HS) Việt nam và HS Pháp..
- Yếu tố giới tính, môi trường văn hóa có thể ảnh hưởng đến ý thức tự chủ của HS..
- Tồn tại những mối liên hệ giữa ý thức tự chủ, sự hài lòng của HS và sự đánh giá của các em về mức độ ủng hộ của thầy cô giáo..
- Tìm ra được một mô hình chung về sự phát triển ý thức tự chủ đối với việc học..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HS lớp 5, từ 10-11 tuổi.
- 307 HS Việt Nam trong đó 155 em gái và 152 em trai sống trên địa bàn Hà Nội và 214 HS Pháp trong đó 100 em gái và 114 em trai sống ở Paris và các vùng ngoại ô đã trả lời 3 phiếu hỏi: 1) Phiếu đánh giá về sự ủng hộ của giáo viên (GV) đối với tính tự chủ của HS (Black & Deci, 2000.
- 3) Phiếu đánh giá về sự hài lòng của HS (Huebner, 1991.
- Tiếp sau đây là kết quả nghiên cứu so sánh giữa HS Việt nam và HS Pháp trên cơ sở làm rõ những nét tương đồng và khác biệt về ý thức tự chủ từ đó xác định mối liên hệ giữa sự ủng hộ của GV, ý thức tự chủ và sự hài lòng trong cuộc sống nói chung của HS..
- Kết quả nghiên cứu 3.1.
- Sự tương đồng và khác biệt về ý thức tự chủ của HS Việt nam và HS Pháp.
- Bảng 1 : Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và thứ bậc các loại động cơ của HS Pháp & HS Việt Nam.
- Thang đánh giá.
- Việt Nam (N=307).
- Thứ tự ĐC bên trong.
- 2 Điều chỉnh đồng nhất.
- 1 Điều chỉnh nội nhập.
- 3 Điều chỉnh bên ngoài.
- HS ở cả hai nước đều bày tỏ sự tự chủ đối với việc học.
- Các em có điểm trung bình cao trên hai thang đánh giá mang tính tự chủ là ĐC bên trong và điều chỉnh đồng nhất.
- Kết quả này này minh chứng cho lí thuyết về nhu cầu cơ bản mà theo đó tính tự chủ là một nhu cầu tâm lí thôi thúc con người làm chủ các hành vi của mình.
- Trong nghiên cứu này, tôi thấy rằng các em HS học tập là bởi hứng thú, sự yêu thích, bởi những lựa chọng tự nguyện chứ không phải vì những áp lực từ bên ngoài, sự ép buộc của cha mẹ và thầy cô giáo..
- Trên cả hai nhóm, các em trai tỏ ra kém ý thức tự chủ hơn so với các em gái..
- Bảng 2 : Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị t (Student) của 4 loại động cơ xét theo giới tính của HS Pháp và Việt Nam..
- Việt Nam.
- t ĐC bên trong.
- Điều chỉnh đồng nhất.
- Điều chỉnh nội hóa.
- Điều chỉnh ngoài.
- Các em nam thừa nhận rằng động cơ học tập của các em mang tính bên ngoài và nội nhập nhiều hơn (bảng 2).
- Kết quả này khẳng định giả thuyết về sự ảnh hưởng của giới tính đến ý thức tự chủ của người học..
- Nếu các em HS Việt nam đạt được điểm trung bình cao đối với ĐC bên trong thì các em HS Pháp lại đạt được điểm trung bình cao hơn trên những thang đánh giá về ĐC bên ngoài như là điều chỉnh đồng hóa, điều chỉnh nội nhập và điều chỉnh bên ngoài (bảng 3).
- Kết quả này làm sáng tỏ giả thuyết về sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa tới ý thức tự chủ của HS.
- Bảng 3 : Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị t của 4 loại động cơ ở HS Pháp và Việt Nam..
- Điều chỉnh nội nhập.
- Điều chỉnh bên ngoài.
- Mối quan hệ giữa ý thức tự chủ với các biến liên quan.
- Về mối quan hệ giữa sự ủng hộ của GV, ý thức tự chủ và sự hài lòng của HS, tôi nhận thấy có mối liên hệ qua lại giữa chúng (bảng 4)..
- Bảng 4 : Hệ số tương quan giữa sự ủng hộ của GV với mức độ tự chủ và sự hài lòng của HS.
- Việt Nam (N=307) ĐC bên trong.
- .130* Điều chỉnh ngoài.
- -.103 Sự hài lòng của HS.
- Kết quả này khẳng định lí thuyết đánh giá về nhận thức mà theo đó các yếu tố khách quan có thể dẫn đến sự thay đổi về ý thức tự chủ.
- Kết quả này chỉ rõ cách cư xử, thái độ của giáo viên có ảnh hưởng tới việc hình thành ý thức tự chủ của HS..
- Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai.
- Những đóng góp của đề tài nghiên cứu có thể được tóm tắt lại như sau.
- Luận án này khẳng định rằng tính tự chủ có ý nghĩa trên cả hai nền văn hóa Pháp và Việt nam.
- Trên cả hai nhóm đối tượng nghiên cứu, các em HS có ý thức tự chủ cao trong học tập, có khuynh hướng nội hóa các giá trị và tầm quan trọng của nhà trường hơn là bị ảnh hưởng bởi sự suy xét và các yếu tố bên ngoài..
- Đề tài nghiên cứu này đã khẳng định một mô hình chung về sự phát triển ý thức tự chủ trong mối tương quan với thái độ của GV và sự hài lòng của HS.
- Theo mô hình này, thái độ của người GV đặc trưng bởi sự lắng nghe, sự thông cảm, sự ủng hộ đối những mong muốn của HS sẽ thúc đẩy sự phát triển ý thức tự chủ và sự hài lòng của các em..
- Nghiên cứu đã góp phần mang lại những kiến thức liên quan đến ý thức tự chủ của HS Việt nam : các em học tập bởi sự hứng thú, sự yêu thích, bởi những lựa chọn tự nguyện chứ không phải vì những áp lực từ bên ngoài, sự ép buộc của cha mẹ và thầy cô giáo.
- Ngoài ra đề tài còn đáp ứng sự thiếu vắng trong nghiên cứu so sánh về ý thức tự chủ giữa HS Việt nam và HS Pháp.
- Một số định hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài cũng được phác thảo ra, đó là.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều môi trường khác nhau (thành phố, nông thôn), với nhiều đối tượng khác nhau (sinh viên đại học, học sinh phổ thông).
- -Tính đến sự hỗ trợ của cha mẹ trong việc phát triển ý thức tự chủ và sự hài lòng của HS ở nhiều lĩnh vực khác nhau..
- Tiếp tục nghiên cứu theo hướng so sánh giữa các đối tượng sinh viên Việt nam và sinh viên các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Singapore, Malaysia….
- Với những kết quả đã trình bày ở trên, tôi hy vọng rằng nghiên cứu của tôi sẽ góp phần đáp ứng được một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục là trang bị cho người học khả năng tự điều chỉnh để tự học suốt cuộc đời.
- Theo tôi, nếu nền giáo dục phổ thông thành công trong việc xây dựng và phát triển ý thức tự chủ cao, kích thích được niềm đam mê học tập, thì HS sẽ tham gia một cách tích cực hơn vµo việc học tập kể cả ngoài khuôn khổ của nhà trường và khao khát theo đuổi việc học tập ở các trình độ cao hơn.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án khẳng định ý nghĩa của một thực tiễn dạy học quan tâm đến sự phát triển của người học bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ tình cảm, thân thiện, một niềm tin và sự ủng hộ những ý tưởng, định hướng của người học..
- Autonomie de l’enfant par rapport à l’école : analyse comparée en France et au Việt Nam