« Home « Kết quả tìm kiếm

YếU KéM CủA NGHIÊN CứU KHOA HọC GIáO DụC VIệT NAM: NGUYÊN NHÂN Và GIảI PHáP


Tóm tắt Xem thử

- YẾU KÉM CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM:.
- Nghiên cứu khoa học, khoa học giáo dục, phương pháp nghiên cứu, khái quát hóa Keywords:.
- Từ mấy năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói nhiều đến khủng hoảng về giáo dục và tụt hậu về khoa học của nước ta.
- Tình trạng đó được thể hiện qua vị trí vô cùng khiêm tốn của các trường đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới và qua số lượng ít ỏi bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế.
- Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tình trạng này càng đáng thất vọng hơn: trong 15 năm, từ chỉ có 39 bài báo được công bố quốc tế, trong khi chúng ta đào tạo ra hàng loạt các thạc sĩ và tiến sĩ giáo dục.
- Một lần nữa, vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học của nước ta cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc để tìm giải pháp căn cơ chữa trị tận gốc rễ những nguyên nhân gây nên khủng hoảng và tụt hậu..
- Trong bài viết này, tác giả báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ trên 600 tên luận văn thạc sĩ giáo dục được bảo vệ trong nước, để thử phát họa những nguyên nhân của sự yếu kém trong nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam và đề ra một số giải pháp căn cơ.
- Thật vậy, Giáo dục Việt Nam đang phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, trên nhiều phương diện, thuộc mọi quy mô, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo bằng nghiên cứu khoa học (tức là hướng dẫn cho học viên làm luận văn và luận án), mà trong bài viết này chúng tôi gọi chung là nghiên cứu khoa học (NCKH).
- 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA VIỆT NAM.
- Hoạt động khoa học thường được đánh giá dựa vào số lượng và chất lượng.
- Về số lượng, người ta dựa vào số bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế.
- Về chất lượng, người ta dựa vào số lần được trích dẫn (citation index) của các bài báo khoa học.
- Đó là những “chỉ số khách quan phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ cũng như hiệu suất khoa học của mỗi quốc gia” (Dương Bùi, 2013)..
- 1.1 Về hoạt động khoa học nói chung Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2012, các nhà khoa học Việt Nam công bố được khoảng 1200 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế có bình.
- Thậm chí còn thấp hơn cả số ấn phẩm khoa học của các Trường Đại học Chulolongkorn hay Mahidol của Thái Lan hay Đại học Malaya của Malaysia (Nguyễn Văn Tuấn, 2013).
- Còn nếu tính trong vòng 15 năm qua, ấn phẩm khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam chưa bằng 1/5 số công bố của Trường Đại học Tokyo (69.806 ấn phẩm) và một nửa của Đại học Quốc gia Singapore (28.070 ấn phẩm) (Dương Bùi, 2013).
- Nói như TS Bùi Du Dương, “Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học”, mặc dù số lượng người có bằng cấp cao rất hùng hậu: 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ (Dương Bùi, 2013)..
- Điều này khiến chúng ta chẳng những phải xem xét lại cơ chế hoạt động khoa học của nước ta, mà còn phải nghiêm túc suy nghĩ về chất lượng của đội ngũ trí thức có học vị cao này..
- 1.2 Về hoạt động khoa học giáo dục.
- Riêng về ngành khoa học giáo dục, trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2010, Việt Nam công bố được 39 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế, tức khoảng 9% số ấn phẩm khoa học trong ngành khoa học xã hội (Phạm Thị Ly &.
- Hơn nữa, việc chưa được nhìn nhận đó ít nhiều cũng cho thấy rằng hoạt động khoa học, nhất là trong lĩnh vực xã hội – nhân văn và giáo dục của ta chưa đạt được chuẩn mực khoa học thế giới, mà chúng tôi đã đề cập trong một bài báo khác (Trần Thanh Ái, 2013).
- Nói chung, ngay cả khi không có các xếp hạng trên đây, mọi người vẫn có thể nhận ra tình trạng trì trệ trong hoạt động khoa học của Việt Nam là hiển hiện, không gì có thể phủ nhận được.
- Bảng 1: Số bài báo khoa học và số lần được trích dẫn của một số nước Châu Á từ 1996-2010.
- Nguyễn văn Tuấn Một số nhận xét về NCKH ở nước ta 1.3.1 Nhận xét của các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
- Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới và người được cấp bằng trong trường hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành.
- Darriulat, nhà vật lý, Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Pháp, người thành lập Phòng Thí nghiệm tia vũ trụ (Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân Hà Nội), khi bàn về đào tạo tiến sĩ Việt Nam cũng đã lên tiếng: “...hiện tượng thiếu năng lực của các hội đồng trong việc thẩm định kỹ năng cùng.
- 1.3.2 Nhận xét của giới khoa học trong nước Nhiều chuyên gia trong nước thường cho rằng các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài là.
- biệt có người còn cho là họ “vĩ cuồng”, và những nhận xét góp ý của họ nhằm miệt thị giới khoa học trong nước..
- Thật ra, từ lâu không ít nhà khoa học trong nước cũng đã lên tiếng báo động “căn bệnh khoa học”, “căn bệnh giáo dục”, và cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nền khoa học và giáo dục nước ta ngày càng lạc hậu.
- “Có những công trình khoa học, những luận văn tiến sĩ của ta ngay cả về những ngành học thuật có tính quốc tế như khoa học cơ bản, kinh tế.
- Riêng trong lĩnh vực khoa học giáo dục, gần đây cũng đã có những nhận xét chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- “Đã không có dữ liệu mới, phát hiện mới, nhiều khi, các nhà khoa học lại không dám nói thẳng, nói thật” (Nguyễn Văn Huy, 2012).
- Một số nhận xét chi li hơn cũng ghi nhận một số mặt tiến bộ của nền khoa học nước nhà, nhưng đó cũng chỉ là thiểu số:.
- “công trình khoa học” đều ở mức tầm tầm, ít có đóng góp khoa học, tức là không phản ánh tri thức về bản chất sự vật, quy luật vận động và phát triển của sự vật” (Trantrang, 2013)..
- “Điều cốt yếu, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, còn trong khoa học xã hội thì mới chỉ là nghiên cứu kiểu “mô tả”, chưa vạch được bản chất sự vật hay quy luật vận động và phát triển của sự vật đó” (Trantrang, 2013)..
- Riêng trong các ngành Xã hội - Nhân văn, trong đó có ngành khoa học giáo dục, tình hình không hề sáng sủa hơn, nếu không muốn nói là u ám hơn, do việc ta tự cách ly với thế giới bên ngoài quá lâu.
- “Các ngành xã hội nhân văn chiếm ba phần tư số ấn phẩm khoa học nội địa hầu như không có mặt trên các tạp chí quốc tế.
- Trong nhiều thập kỷ gần đây diện mạo khoa học xã hội nhân văn trên thế giới đã thay đổi hoàn toàn nhờ có sự xâm nhập của toán học và các khoa học tự nhiên..
- Nhiều hướng nghiên cứu đa ngành xuất hiện, khoa học tự nhiên và xã hội đan xen nhau, không thấy đâu phân chia riêng rẽ như ở ta.
- Khoa học xã hội nhân văn của ta đang lạc lõng khỏi thế giới” (Phạm Duy Hiển, 2012)..
- Bảng 2: Tại sao khoa học trong nước có ít nghiên cứu trên tạp chí nước ngoài?.
- báo nước ngoài để tham khảo 5,1% 196 phiếu Tự bản thân nhà khoa học.
- Kết quả trên đây chỉ là cảm nghĩ của độc giả về các nguyên nhân khiến nền khoa học Việt Nam chưa có tiếng nói trên trường quốc tế, nên không thể xem đó là kết quả khách quan, lại càng không phải là tất cả.
- Tuy nhiên, kết quả thăm dò trên đây cũng nói lên một số điều: một mặt, chế độ lương bổng của nhà khoa học không đủ để bảo đảm cuộc sống, nhưng mặt khác, nỗ lực cá nhân của nhà nghiên cứu chưa đủ.
- Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng khi chế độ lương bổng đã thỏa đáng thì chất lượng của đội ngũ khoa học tăng lên.
- Vì thế, cần phải có các giải pháp song song, đồng bộ về lương bổng và về nỗ lực của các nhà khoa học..
- Để tìm giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động khoa học của đội ngũ giảng viên đại học, trước hết, cần phải thấy được những hạn chế cơ bản của họ..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Vì mục tiêu của nghiên cứu này là thăm dò và đánh giá một mảng hoạt động quan trọng của đào tạo thạc sĩ ngành khoa học giáo dục (bao gồm giáo dục học và quản lý giáo dục), nên chúng tôi sẽ dùng phương pháp đối chiếu giữa các nguyên lý cơ bản về NCKH mà thế giới đang áp dụng với thực tế thu thập được trên thực địa..
- 2.1 Các nguyên lý cơ bản trong NCKH Dù cho đó là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội hoặc khoa học giáo dục, dù cho đó là nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng, trên thế giới có những nguyên lý cơ bản về nghiên cứu khoa học mà mọi người đều mặc nhiên công nhận như là những định đề..
- Kiến thức khoa học không đứng yên, mà luôn luôn phát triển theo nhận thức của con người.
- Theo Từ điển bách khoa khoa học trực tuyến, NCKH là “các hoạt động được tiến hành nhằm sản sinh và phát triển các kiến thức khoa học” (theo http://www.techno-science.net/)..
- NCKH luôn luôn bắt đầu từ việc phát hiện ra một hiện tượng bất cập mà khoa học chưa giải thích được, hoặc giải thích chưa thỏa đáng (hiện tượng có vấn đề).
- NCKH dựa trên những biện pháp tổ chức, quan sát, phân tích và đo lường khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn của người nghiên cứu, và phải có chứng minh khoa học.
- Đó là cái mà các nhà khoa học gọi là “phương pháp khoa học” (Cf.
- Dù là nghiên cứu ứng dụng, nhưng nó vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc nghiên cứu khoa học như tính mới mẻ, tính khái quát hóa của kết quả nghiên cứu, tính tái tạo....
- “Nhiều phân tích nêu ra những nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng trên như phân phối ngân sách cho nghiên cứu chưa thỏa đáng, rào cản về ngôn ngữ tiếng Anh, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công bố quốc tế, thiếu kinh nghiệm và chưa có thói quen (văn hóa) công bố, thiếu chính sách đãi ngộ khuyến khích nhà khoa học công bố quốc tế, rất ít những tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh, chưa xác lập những chuẩn mực đánh giá hiệu quả khoa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở đó công bố quốc tế được sử dụng làm thước đo khách quan.
- Vậy phải bắt đầu từ đâu để đề ra được giải pháp thỏa đáng nhằm cải thiện tình hình? Đây là vấn đề lớn lao của nền khoa học – giáo dục của nước nhà, mà mọi người, mọi cấp đều có trách nhiệm.
- Sẽ là vô cảm nếu không thấy những bất cập phi lý trong chính sách đãi ngộ giới làm khoa học.
- và cũng sẽ vô trách nhiệm nếu từng cá nhân nhà khoa học không thấy trách nhiệm của mình trong sự nghiệp khoa học chung của đất nước.
- Đó là nhìn nhận lại chất lượng hoạt động khoa học ở nước ta nhằm tìm ra những bất cập để khắc phục và từng bước cải thiện tình hình.
- Trong chiều hướng đó, để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động khoa học trong nước, chúng tôi chọn cách khảo sát các luận văn tốt nghiệp Thạc.
- Trong khuôn khổ hạn chế của báo cáo này, chúng tôi sẽ chỉ khảo sát mang tính thăm dò các tên đề tài luận văn, vì cho rằng cách đặt tên đề tài ít nhiều thể hiện kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học của học viên cao học.
- Trong tương lai, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung các luận văn nói trên để đối chiếu với những chuẩn mực khoa học thế giới nhằm chỉ ra những mặt còn yếu kém cần khắc phục..
- Số lượng các đề tài khác bao gồm “Nghiên cứu”, “Tìm hiểu”, “Khảo sát.
- Nghiên cứu thực hành của giáo viên trong dạy học môn....
- Trên nguyên tắc, tên đề tài phải khái quát được nội dung của công trình nghiên cứu.
- Thông thường thì người hướng dẫn khoa học sẽ hỗ trợ cho học viên xây dựng tên đề tài xác đáng.
- Việc đề ra biện pháp như thế chỉ là sản phẩm của kinh nghiệm và trí tưởng tượng mà thôi chứ không dựa trên phân tích thực tế, vì thế đó chưa phải là một hoạt động khoa học..
- Đây không phải là quy trình nghiên cứu khoa học vì chỉ nhằm “kiểm kê” lại tình huống rồi đề ra biện pháp giải quyết (đôi khi có nhắc lại các nguyên nhân đã biết).
- Quy trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây nên hiện tượng có vấn đề và có chứng minh khoa học, sau đó phải khái quát hóa thành quy luật để có thể giải thích cho những hiện tượng tương tự..
- Việc giải quyết này sẽ không thành vấn đề nếu học viên tuân thủ quy trình nghiên cứu khoa học.
- Cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu trong các công trình gửi đăng trên các tạp chí quốc tế: theo GS Nguyễn Văn Tuấn, nguyên nhân của việc các tạp chí khoa học quốc tế từ chối bài viết là do phương pháp nghiên cứu.
- Hình 2: Quy trình nghiên cứu khoa học Hình 3: Quy trình nghiên cứu công vụ 5 BIỆN PHÁP.
- Trước mắt, chúng tôi đề ra một số biện pháp căn cơ cần thiết để cải thiện tình hình hoạt động khoa học của giới khoa học nước ta như sau:.
- 1) Học tập suốt đời về phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Tình trạng yếu kém về năng lực nghiên cứu, về chất lượng nghiên cứu, của đội ngũ cán bộ khoa học trên cả nước, nhất là trong lĩnh vực Xã hội – Nhân văn và Giáo dục, là rõ ràng, không thể phủ nhận.
- Nguyên nhân đầu tiên cần phải kể đến của tình trạng nói trên là yếu kém về kiến thức, về phương pháp nghiên cứu và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
- Vì thế, giải pháp căn cơ và lâu dài là phải không ngừng học tập về phương pháp nghiên cứu khoa học để nâng cao tay nghề nghiên cứu.
- 2) Xây dựng lại cơ chế xét duyệt đề tài nghiên cứu (hoặc đề tài luận văn tốt nghiệp).
- Kroto, Nobel Hoá học năm 1996 đã phát biểu: “Điều tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ tôi mà hầu hết giới khoa học khi nghiên cứu họ không đặt ra mục tiêu ban đầu các phát hiện của mình sẽ được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống .
- Tăng giờ quy chuẩn G cho các hoạt động khoa học như bài báo khoa học, đề tài khoa học cấp Trường và cấp Bộ..
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn do Bộ KH&CN tổ chức vào hai ngày đã phát biểu: “Chưa bao giờ khoa học nước nhà lại có cơ hội thuận lợi như bây giờ với hàng loạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành về phát triển khoa học công nghệ” (Hương Thu, 2013).
- Tuy nhiên, thực hiện được lời hứa đó mới chỉ là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để vực dậy nền khoa học nước nhà.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam, hội thảo tổ chức vào các 23 và 24 tháng 02 năm 2011 tại Hải Phòng..
- Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học tại http://vnexpress.net/gl/khoa-.
- Vật vờ nghiên cứu khoa học, báo Thanh Niên có thể truy cập tại.
- Cần một tầm nhìn chiến lược nếu muốn vực giáo dục và khoa học đi lên.
- Cần phân định rõ thế nào là đề tài khoa học.
- Khoa học Việt Nam đứng trước cơ hội chưa từng có, tại địa chỉ http://m.vnexpress.net/khoahoc/khoa-hoc- viet-nam-dung-truoc-co-hoi-chua-tung- co/2432885/p0 truy cập ngày 13/3/2013..
- Nhiều nhà khoa học không dám nói thẳng, bài báo đăng tại địa chỉ http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai- hay-phai/201211/PGS-Nguyen-Van-Huy- Nhieu-nha-khoa-hoc-khong-dam-noi-thang- 2189711/ truy cập ngày .
- Khoa học Việt Nam trên trường quốc tế qua phân tích ấn phẩm khoa học.
- Nhìn lại hoạt động khoa học Việt Nam tại địa chỉ http://nguyenvantuan.net/science/4- science/1661-nhin-lai-hoat-dong-khoa-hoc- viet-nam-1970-2012 truy cập ngày 04/3/2013..
- So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam.
- Khoa học Việt Nam mắc kẹt trong phi chuẩn mực, hành chính hóa và tư duy ăn xổi, bài viết đăng tại http://anhbasam.wordpress.com .
- Nghiên cứu khoa học của Việt Nam tiếp tục tụt hạng: Thực trạng nghiên cứu nhìn từ khoa học giáo dục, tại địa chỉ.
- Tính khoa học và nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, trong tạp chí Khoa học Xã hội – Nhân văn và Giáo dục, Đại học Cần Thơ, tháng 4/2013..
- Khoa học Việt Nam 'chưa đủ tầm công bố quốc tế', tại địa chỉ.
- Vật vờ nghiên cứu khoa học - Kỳ 2: Nhiều tiến sĩ, ít phát minh, báo Thanh Niên, ngày tại địa chỉ http://www.thanhnien.com.vn/pages/201212 05/vat-vo-nghien-cuu-khoa-hoc-ky-2-nhieu- tien-si-it-phat-minh.aspx truy cập ngày 5/12/2012.
- Vật vờ nghiên cứu khoa học