« Home « Kết quả tìm kiếm

Yếu tố kỳ ảo trong Kể Xong Rồi Đi của Nguyễn Bình Phương


Tóm tắt Xem thử

- YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG KỂ XONG RỒI ĐI CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Nguyễn Thị Thu Giang.
- Hậu hiện đại, Kể xong rồi đi, Nguyễn Bình Phương, văn học Việt Nam đương đại, yếu tố kỳ ảo.
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật giúp các nhà văn thể hiện quan niệm về cuộc sống và con người.
- Nguyễn Bình Phương là một trong số đó.
- Đặc biệt là trong tiểu thuyết ngắn Kể xong rồi đi, yếu tố kỳ ảo xuất hiện một cách đậm đặc, chi phối và ảnh hưởng đến nhiều phương diện của tác phẩm như: nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- thế giới biểu tượng và không gian, thời gian nghệ thuật.
- Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải ý tưởng, một yếu tố không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn..
- Yếu tố kỳ ảo trong Kể Xong Rồi Đi của Nguyễn Bình Phương.
- Với 6 tác phẩm đã được xuất bản: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2003) và Ngồi (2006), Nguyễn Bình Phương được gọi là Lục đầu giang tiểu thuyết (Đoàn Ánh Dương, 2008).
- Con sông tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương liên tục được bồi tụ, hội đủ phẩm tính để.
- Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương gây ấn tượng với người đọc không chỉ ở nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới nhân vật… mà nó còn dẫn dụ độc giả bằng những mộng mị, ảo huyền.
- Và chính những yếu tố kỳ ảo đã góp phần làm nên chất ma mị, huyền ảo cho những trang tiểu thuyết của tác giả này..
- Có thể nói yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện ngay từ những tác phẩm văn học đầu tiên của Nguyễn Bình Phương như: Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng.
- Đến Kể xong rồi đi (Nguyễn Bình Phương, 2017.
- quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi – chúng ta cũng nhận thấy có một sự gia tăng các yếu tố kỳ ảo mang đậm màu sắc tâm linh trong tác phẩm và chúng đã trở thành những công cụ đắc dụng trong việc chuyển tải những ý tưởng của tác giả..
- Ở nước ta, xem cái kì ảo là một phương tiện hữu hiệu để khai mở tác phẩm thì trước tiên phải kể đến công trình Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac của Lê Nguyên Cẩn.
- Đây là tài liệu có vai trò quan trọng đối với quá trình tìm hiểu về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương bởi nó không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn gợi dẫn cách thức tiến hành quá trình đi sâu tìm hiểu, phân tích, lí giải yếu tố kỳ ảo trong một tác phẩm văn học cụ thể..
- Trong Kể xong rồi đi, nội hàm khái niệm kì ảo trong tác phẩm là rất rộng và xuất hiện ở nhiều.
- 3 NHẬN DIỆN YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG KỂ XONG RỒI ĐI.
- 3.1 Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- 3.1.1 Nhân vật với những yếu tố dị thường Trong những sáng tác của mình, Nguyễn Bình Phương có xu hướng trao điểm nhìn trần thuật cho những nhân vật dị biệt.
- Nhân vật người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật chính trong Kể xong rồi đi là Phong – “thằng hâm hấp, thằng cháu bồ côi bồ cút mắt lác của Đại tá” (Nguyễn Bình Phương, 2017, tr 120).
- Sự tái tạo mô típ biến dạng trong văn học truyền thống của Nguyễn Bình Phương với kiểu nhân vật biến hình, hư ảo nhằm biểu đạt cái trạng thái sinh tồn và cảm thức bi đát của thân phận con người thời hiện đại: đó là sự nghi ngờ và bi quan về chính sự tồn tại của nó.
- Bên cạnh đó, chúng ta thấy trong Kể xong rồi đi còn có sự xuất hiện kiểu nhân vật dị dạng và kiểu nhân vật hồn ma.
- Về kiểu nhân vật dị dạng, đó là câu chuyện mang đậm màu sắc mê tín dị đoan về một đứa bé vừa mới chào đời bị cụt mất một cánh tay.
- Nhân vật chính của tác phẩm chính là cái chết:.
- Chính vì vậy mà sự xuất hiện của kiểu nhân vật hồn ma trong tác phẩm này là một điều tất yếu.
- Câu chuyện về hồn ma của một nạn nhân chiến tranh đã cho chúng ta thấy thân phận đáng thương của những người dân vô tội và hé mở một góc nhìn khác về đề tài chiến tranh của Nguyễn Bình Phương.
- 3.1.2 Thế giới vô thức và những giấc mơ kì ảo Trong Kể xong rồi đi, vô thức gắn liền với những giấc mơ.
- Chúng là nơi cất giấu với những ẩn ức, những ám ảnh và cả những khát khao của nhân vật trong trạng thái mê sảng mộng mị, hoặc chúng có hơi hướng như mô típ giấc mơ – điềm báo – tiên tri hoặc mô típ mộng hiển linh trong văn học truyền thống..
- Giấc mơ thực chất cũng là một thứ ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức, bởi đó là nơi ghi lại những ám ảnh, những xúc cảm nào đó của nhân vật trong cuộc sống đời thường.
- Ngoài những giấc mơ phơi bày những biến động nơi tâm hồn nhân vật Phong, Kể xong rồi đi còn có những giấc mơ dự báo những sự việc sắp xảy ra:.
- Hoàng Thị Huệ trong bài viết Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương đã nhận định:.
- “Đan xen hiện thực và ảo huyền, khai thác điểm nhìn con người từ góc nhìn vô thức, Nguyễn Bình Phương đã góp phần thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong nền văn học đương đại Việt Nam” (Hoàng Thị Huệ, 2011).
- Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ở góc độ này, không thể không nói là có sự ảnh hưởng thuyết Phân tâm học của S.Freud.
- Khơi sâu vào phần vô thức chìm khuất trong mỗi con người, nhân vật của Nguyễn Bình Phương có thể chưa thực sự gần gũi với bạn đọc.
- Nguyễn Bình Phương đã tìm được lối vào cõi sâu thẳm của nội tâm con người.
- Trần Thị Mai Nhân đã nhận xét: “Ngày nay do đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật đã bước vào tiểu thuyết với một tư thế mới.
- Nhà tiểu thuyết không thể khuôn nhân vật vào bất cứ công thức nào.
- Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn 1986 trở về sau đã thực sự thoát ra khỏi hình thức sơ đồ hóa để hiện lên đầy đặn hơn, sống động hơn.
- Lê Nguyên Cẩn trong Cái kì ảo trong tác phẩm Balzăc cũng nhấn mạnh: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo…” (Lê Nguyên Cẩn, 2002, tr 16).
- Vì vậy, khi xem xét và tìm hiểu các yếu tố kỳ ảo trong Kể xong rồi đi, chúng ta không thể không nhắc đến sự xuất hiện của hàng loạt các yếu tố, đồ vật, hiện tượng đặc biệt, kỳ lạ..
- Cả tiểu thuyết Kể xong rồi đi là một sự ám ảnh khủng khiếp về cái chết.
- Thầy Quyền là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm, vốn tinh thông sách số nên ông có linh cảm vô cùng chính xác về cái chết của mình và căn dặn con trai kĩ lưỡng trước giờ phút lâm chung.
- Điều đó cho thấy sự ám ảnh về cái chết luôn thường trực trong tâm trí của nhân vật này.
- Hình ảnh những ngôi miếu cũng xuất hiện đầy ma mị và ảo huyền trong tác phẩm.
- Bên cạnh ngôi miếu cổ, trong tác phẩm còn xuất hiện hình ảnh miếu Ngài cũng đậm chất kì ảo.
- Một đặc điểm cần lưu ý nữa trong Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương đó là cách tri nhận về thế giới khách quan đầy khác lạ.
- Thông qua việc tìm hiểu hệ thống các yếu tố, đồ vật, hiện tượng đặc biệt, kỳ lạ trong Kể xong rồi đi, chúng ta có thể nhận thấy Nguyễn Bình Phương đã dùng cái ảo để nói lên cái thực và qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc của mình về cuộc đời, con người.
- Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng yếu tố kỳ ảo trong quyển tiểu thuyết này đã thể hiện rất rõ các tín ngưỡng dân gian của người Việt và mang đậm màu sắc tâm linh..
- 3.3 Hệ thống biểu tượng.
- Muốn nắm bắt giá trị của tác phẩm chúng ta phải hiểu được các tầng nghĩa của biểu tượng.
- Nói cách khác, tìm hiểu về các mức độ biểu nghĩa của biểu tượng chính là con đường khám phá những tầng nghĩa sâu kín mà nhà văn tạo nên trong tác phẩm..
- Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng trong Kể xong rồi đi, lửa – nước – mây là những biểu tượng của sự hủy diệt gắn với ám ảnh về cái chết.
- Biểu tượng nước với những biến thể của nó là mưa và ao hồ trong Kể xong rồi đi đều gắn liền với nhân vật Phong: “Mưa đột ngột tạnh như lúc đổ xuống.
- Nếu như trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế là: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh (Chevalier, Gheerbrant, 1997, tr 709) thì trong Kể xong rồi đi, Nguyễn Bình Phương đã gán cho nó một nét nghĩa tượng trưng khác hẳn.
- Biểu tượng nước trong tác phẩm này gắn liền với sự ám ảnh về cái chết: nhìn ánh trăng rót vào cái chậu xâm xấp nước, tự dưng Phong nhớ đến Ao Lang, nhớ đến cái xác người cởi trần nằm oặt ngay sát mép ao....
- Trong tác phẩm Kể xong rồi đi, biểu tượng mây được ví với phần hồn của con người.
- Nếu như lửa – nước – mây là những biểu tượng gắn liền với cái chết và sự hủy diệt thì hình ảnh quả hồng là biểu tượng về một quá khứ tươi đẹp – chỗ dựa cho tâm hồn của nhân vật Phong.
- Sáu lần hình ảnh quả hồng trở đi trở lại trong Kể xong rồi đi đều gắn liền với hình ảnh của mẹ và em gái Phong, và vì thế biểu tượng này tượng trưng cho hạnh phúc ngoài tầm với và điểm tựa bình an trong tâm hồn của nhân vật Phong.
- nên do các biểu tượng lửa – nước – mây thì trong Kể xong rồi đi còn có hình ảnh của những quả hồng ối đỏ, dù mờ ảo xa xăm nhưng cũng đã phần nào xoa dịu những nỗi đau thực tại của nhân vật..
- Trong Kể xong rồi đi vừa có những biểu tượng mang tính chất cổ xưa như nước – lửa – mây (những biểu tượng mẫu gốc chung của nhân loại vĩnh cửu và tràn đầy sức sống) vừa có biểu tượng là cổ mẫu riêng của cộng đồng người Việt (thoát thai từ ca dao dân ca và đậm đà bản sắc văn hóa dân gian).
- chúng ta có thể nói rằng hệ thống biểu tượng trong tác phẩm này đã thể hiện sự sáng tạo của tác giả trên cơ sở kết hợp tư duy văn hóa Đông - Tây..
- Những biểu tượng nghệ thuật tham gia vào kết cấu hình tượng nói riêng, kết cấu tác phẩm nói chung có tính chất phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Mỗi nhà văn sẽ sử dụng những chất liệu truyền thống một cách khác nhau trong các tác phẩm của mình.
- 3.4 Yếu tố kỳ ảo trong tổ chức không gian, thời gian.
- Ngay từ lối kể chuyện rất riêng của mình, Nguyễn Bình Phương luôn cho thấy sự ám ảnh về một cuộc đời không liền mạch, là nhập nhằng giữa.
- Lối kể dòng ý thức ấy biểu hiện một phương thức viết khai thác những ẩn ức, những dồn nén đau thương trong tiềm thức của các nhân vật” (Nhiên Xuân, 2017).
- Mỗi lát cắt hướng về một mốc thời điểm khác nhau trong quá khứ nhưng cùng nhau xuất hiện là do mạch hồi tưởng vận động và phát triển theo những liên tưởng bất ngờ và lối kể đón trước kết hợp với quay ngược của Nguyễn Bình Phương.
- Hình thức thời gian đồng hiện thường xuất hiện ở những tiểu thuyết phân mảnh như Kể xong rồi đi..
- Vì vậy, không gian nghệ thuật trong tác phẩm này cũng có tính chất đồng hiện đa tầng và đó là hệ quả tất yếu của kiểu thời gian đồng hiện..
- Nếu như yếu tố kì ảo trong xây dựng không gian thể hiện ở sự hòa trộn hai kiểu không gian thực và ảo (giấc mơ, tưởng tượng) thì yếu tố kỳ ảo trong tổ chức thời gian thể hiện ở chỗ: có lúc thời gian ngưng đọng – đứng yên, có lúc bị kéo dài ra hoặc có khi bị rút ngắn.
- Như vậy, trong Kể xong rồi đi, chúng ta có thể thấy những yếu tố có tính chất kỳ ảo đã làm nhòa sự định vị không - thời gian bằng kỹ thuật dòng ý thức..
- Thế giới thực tại trong tác phẩm là nơi mà cả cái kỳ ảo và cái bình thường tự do tồn tại hài hòa bên cạnh nhau.
- Những yếu tố huyền ảo và hiện thực hòa quyện trong trường hồi tưởng, ký ức, ảo giác và giấc mơ của nhân vật Phong – nhân vật người kể chuyện và cũng là nhân vật chính trong tác phẩm..
- Như vậy, trong Kể xong rồi đi, hàm lượng các yếu tố kỳ ảo được Nguyễn Bình Phương sử dụng.
- trong tác phẩm có thể nói là đậm đặc.
- Không chỉ ấn tượng bởi số lượng mà sự đa dạng của yếu tố kỳ ảo cũng là một đặc điểm nổi bật.
- Sự đa dạng đó được thể hiện ở sự chi phối của yếu tố kỳ ảo đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, các yếu tố, đồ vật, hiện tượng đặc biệt, kỳ lạ, hệ thống biểu tượng và cả kết cấu không gian, thời gian.
- Một điều đặc biệt nữa là cái kỳ ảo trong Kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương không hề làm cho các nhân vật trong tác phẩm lẫn người đọc có cảm giác sợ hãi.
- Với bút pháp xóa ranh, Nguyễn Bình Phương đã xóa nhòa ranh giới giữa cái bình thường và cái kỳ ảo.
- Đa số các yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm đều nói về cái chết, kỳ ảo hóa và huyền thoại hóa cái chết..
- Bên cạnh đó, với việc đan xen ảo và thực, Nguyễn Bình Phương cũng mang đến một quan niệm mới mẻ về hiện thực.
- Với Nguyễn Bình Phương, yếu tố kỳ ảo vừa được coi như yếu tố chức năng, hay kỹ thuật vừa là một yếu tố không thể thiếu trong bức tranh hiện thực.
- Nguyễn Bình Phương sử dụng yếu tố ảo như một cách thức làm nhoè ranh giới của hiện thực song lại cho ta một cảm giác rất thật về cuộc sống: có những điều không phải lúc nào cũng lý giải, và sự phi lý vốn là một mặt không thể thiếu của cuộc sống.
- Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm còn in đậm tín ngưỡng dân gian của người Việt, mang đậm màu sắc tâm linh: cuộc sống không phải một cõi (dương) mà còn tồn tại ở cõi khác (âm).
- Như vậy, trong Kể xong rồi đi, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng yếu tố kỳ ảo như một cách để khai thác hiện thực và tìm về sâu hơn bản chất con người.
- Yếu tố kỳ ảo góp phần không nhỏ làm nên phương thức kết cấu huyền thoại trong sáng tác Nguyễn Bình Phương, làm cho truyện của Nguyễn Bình Phương gần với truyện hậu hiện đại của các tác giả văn học Mỹ La tinh như Garcia Márquez.
- nói Nguyễn Bình Phương là một đại diện cho bút pháp huyền ảo trong dòng tiểu thuyết ngắn đương đại Việt Nam.
- Bên cạnh đó, với tư duy mảnh vỡ về thế giới hiện thực trong tác phẩm được thể hiện qua cảm quan con người cô đơn với cảm thức lưu vong, con người hoài nghi, hoang mang đan xen giữa các yếu tố ảo và thực, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ít nhiều hàm chứa trong nó nhiều vấn đề của cảm thức hậu hiện đại, bước đầu đưa văn học Việt Nam tiến tới hoà nhập với văn học thế giới..
- Cái kì ảo trong tác phẩm Balzăc, Nxb Giáo dục.
- Phạm trù nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam theo xu hướng hậu hiện đại, ngày truy cập 05/06/2018.
- Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết.
- “Kể xong rồi đi.
- Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương, ngày truy cập:.
- Cõi nhân sinh nhàu nát trong Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, ngày truy cập 05/06/2018.
- Nguyễn Bình Phương, 2017.
- Kể xong rồi đi, Nxb Hội nhà văn.
- Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Kể Xong Rồi Đi (Nguyễn Bình Phương