« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai – Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai – Hà Nội.
- khi sống trong gia đình có bạo lực.
- Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
- Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên.
- Abstract: Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA của trẻ em.
- Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA.
- Keywords: Tâm lý học .
- Trẻ em .
- Rối loạn lo âu .
- Tâm lý học giáo dục Contents:.
- Sức khỏe tinh thần là một vấn đề đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.
- Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nói về sức khỏe tinh thần của trẻ em.
- Thực tế những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đang nổi lên như stress, RLLA, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh trường học, vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể.
- Các rối loạn tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học, môi trường hoặc kết.
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần như bị bạo hành, bị thảm hoạ, mất người thân….
- Trong các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, RLLA được nhiều nhà khoa học quan tâm nhắc đến rất nhiều ở mọi lứa tuổi.
- Trong nghiên cứu “Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em (1995), Nguyễn Khắc Viện cho biết trong 352 hồ sơ tâm lý thì tỉ lệ trẻ được chẩn đoán là tâm căn là .
- Nguyễn Công Khanh sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở, cho biết có học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [3].
- RLLA không chỉ ảnh hưởmg đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của xã hội.
- Chính vì vậy, RLLA ở thanh thiếu niên đang được quan tâm và nghiên cứu nhằm phát hiện, can thiệp và giải quyết sớm các RLLA trong thanh thiếu niên..
- Gia đình là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
- Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Trẻ có biểu hiện RLLA có thể là do ảnh hưởng của việc không được sống cùng cả cha và mẹ, cũng có thể là do hoàn cảnh kinh tế gia đình, cũng có thể là do cách cha mẹ giáo dục trẻ chưa đúng hoặc do trẻ sống trong môi trường có bạo lực… Khi nghiên cứu trên 600 học sinh trung học phổ thông, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có RLLA.
- Và một trong bốn nhóm nguyên nhân ảnh hướng tới RLLA của các em là nguyên nhân gia đình, trong đó BLGĐ là yếu tố ảnh hưởng đến RLLA nhiều, chỉ xếp sau yếu tố lo lắng về kinh tế gia đình [10].
- Trong một điều tra phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết, trong số 4.381 trẻ em từ 10 – 15 tuổi thì có 25 % các em có vấn đề về lo âu, trầm cảm, trong đó nguyên nhân tiếp xúc với BLGĐ là nguyên nhân ảnh hưởng đến RLLA nhiều nhất (11.
- Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phương Mai – Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực” nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện RLLA của học sinh THCS, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu những biểu hiện RLLA ở học sinh..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA của lứa tuổi thiếu niên khi sống trong gia đình có bạo lực..
- Đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu biểu hiện RLLA ở lứa tuổi thiếu niên khi sống trong gia đình có bạo lực..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA của trẻ em..
- Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA..
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Biểu hiện RLLA của học sinh THCS khi sống trong gia đình có bạo lực..
- Khách thể nghiên cứu.
- 143 học sinh tham gia vào nghiên cứu làm bảng hỏi sàng lọc BLGĐ..
- 57 học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia vào nghiên cứu làm trắc nghiệm Stai và Beck để chẩn đoán biểu hiện của RLLA..
- Phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Đề tài tập trung nghiên cứu: Biểu hiện RLLA của trẻ sống trong gia đình có bạo lực..
- Do khách thể nghiên cứu là trẻ vị thành niên nên việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của trẻ cũng như sự đồng ý của những người quản lý, nuôi dưỡng trẻ..
- Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 11 – 15 ở các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học vấn của cha mẹ khác nhau..
- Trẻ vừa chứng kiến BLGĐ và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện RLLA nhiều hơn trẻ chỉ chứng kiến hoặc chỉ là nạn nhân trong môi trường gia đình có bạo lực..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài..
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp trắc nghiệm dùng để khảo sát thực trạng.
- Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Stai và trắc nghiệm đánh giá lo âu Beck để chẩn đoán biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực..
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Tiến hành phỏng vấn trẻ vị thành niên để làm rõ hơn những kết quả định lượng thu được từ phương pháp sử dụng thang đo.
- Phương pháp chuyên gia.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn..
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Sử dụng bảng hỏi về dân số để lấy thông tin của học sinh..
- Phương pháp toán thống kê.
- Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu..
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
- Nguyễn Bá Đạt cùng cộng sự (2010), Nghiên cứu sự tổn thương tâm lý ở thiếu niên trong các gia đình có bạo lực, Đề tài khoa học cấp ĐHQG Hà Nội..
- Lê Văn Hồng (chủ biên) (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
- Nguyễn Công Khanh (2000), “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và khó khăn học đường”, Hội thảo Việt Pháp về tâm lý học Hà Nội..
- Đặng Bá Lãm,Weiss Bahr (chủ biên) (2007), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam.
- Nxb ĐHQG Hà Nội..
- Đặng Hoàng Minh, Amie alley pollack ( 2011), Bài giảng môn điều trị các vấn đề hướng nội trong chương trình đào tạo thạc sĩ tâm lý học lâm sàng, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Bahr Weiss ( 2011), Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ tâm lý, chương trình hỗ trợ Tâm lý học đường Nối kết, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi và cộng sự (2000), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng 10 bệnh tâm thần chủ yếu tại một phường thành phố Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết”, hội nghị tập huấn ICD 10, Hà Nội, tr.
- Trần Viết Nghị (chủ biên) (2003), Các rối loạn lo âu liên quan tới stress và điều trị học trong tâm thần.
- Nxb ĐH Y Hà Nội..
- Nguyễn Hằng Phương (2008), “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”.
- luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội..
- Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Khanh (2007), Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị.
- Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2000), “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm lý – tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai”, Nội san Tâm thần (12)..
- Nguyễn Văn Thọ (2008), Giáo trình tâm lý bệnh học.
- Nxb Viện tâm lý thực hành..
- Nguyễn Hồng Thúy (2003), “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội..
- Hoàng Cẩm Tú (1997), “Một số nhận xét rối loạn lo âu trẻ em điều trị tại khoa tâm bệnh - Viện sức khỏe trẻ em”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em..
- Nguyễn Khắc Viện (1995), “Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay”, Thông tin khoa học (4).
- Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lí học lâm sàng trẻ em Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N- T.
- Báo cáo của Tổng thư ký Liên hiệp quốc kỳ họp lần thứ 61 Đại hội đồng Liên hiệp quốc khoản 60: “Vì sự tiến bộ của phụ nữ nghiên cứu về bạo lực với phụ nữ..
- Hội thảo “Bạn hành trẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay – thực trạng và giải pháp.
- do Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại TPHCM)..
- %BA%A1o_l%E1%BB%B1c_trong_gia_%C4%91%C3%ACnh_(Vi%E1%BB%87t_Nam) 35