« Home « Kết quả tìm kiếm

NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI TRUNG TRUNG BỘ


Tóm tắt Xem thử

- Vì vậy, muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây cần phải đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
- Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CNH, HĐH nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung..
- Quy mô của nguồn nhân lực nói lên số lượng người trong độ tuổi lao động, khả năng lao động, sự phân phối nguồn lao động theo giới tính và độ tuổi, địa điểm thành thị hay nông thôn… Trong những năm gần đây, dân số các DTTS trong khu vực nghiên cứu không ngừng được gia tăng.
- Dựa vào quy mô dân số, chúng ta thấy số người trong độ tuổi lao động cũng tăng tỷ lệ thuận theo thời gian hàng năm..
- Bảng 2: Dân số theo độ tuổi lao động năm 2007.
- Quy mô dân số và số lượng người theo độ tuổi lao động tăng là nền tảng cho việc thực hiện các chính sách phát triển CNH, HĐH ở vùng đồng bào các DTTS nơi đây.
- Về cơ bản, nguồn nhân lực các DTTS nơi đây có số lao động nữ chiếm tỷ lệ khá nhiều, trung bình 51.6% so với số lượng nam giới, có lợi thế là có thể sử dụng lực lượng lao động này vào các ngành kinh tế đòi hỏi sự khéo léo, như dệt, may mặc, dày dép.
- Đặc biệt, số lao động nữ ở nông thôn có thể tận dụng vào các ngành nghề truyền thống như nghề dệt vải, dệt thổ cẩm, nghề mây tre, đan lát… Tuy nhiên, nguồn nhân lực nữ ở đây vẫn.
- Dân tộc.
- chủ yếu lao động thô sơ, thủ công trong kinh tế nương rẫy, chăn nuôi, hái nhặt các sản vật của tự nhiên..
- Cơ cấu nguồn lao động ở đây chủ yếu tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi.
- Lại nữa, trong những năm qua, nguồn lao động trong các bản làng có xu hướng giảm dần.
- Số người trong độ tuổi lao động, nhất là tầng lớp thanh niên có xu hướng tham gia lao động trong các nông lâm trường, một bộ phận đã trở thành công nhân trong các nhà máy, khu chế xuất ở vùng đồng bằng, đô thị.
- Tuy nhiên, do khả năng nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực các DTTS nơi đây còn hạn chế, nên tỷ lệ tham gia vào các nhà máy, khu chế xuất còn rất khiêm tốn.
- Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, chúng ta thấy dân số trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động chiếm số lượng rất lớn [5.
- Bảng 3: Cơ cấu độ tuổi lao động và dưới lao động năm 2007.
- Thông qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy cơ cấu dân số của đồng bào các DTTS Trung Trung bộ là cơ cấu dân số trẻ, trong đó độ tuổi lao động chiếm trên dưới 50% tổng dân số.
- nhóm dưới độ tuổi lao động chiếm khoảng trên 30%, nhóm trên độ tuổi lao động ‑ những người già, chỉ chiếm khoảng trên 15%.
- Điều này khẳng định rằng nguồn nhân lực các DTTS ở đây rất dồi dào, có thể đáp ứng về nguồn lực lao động cho sự nghiệp phát triển CNH, HĐH.
- Hiện nay, dân số dưới độ tuổi lao động chủ yếu là các em nhỏ và tầng lớp thiếu niên đều được đến các trường PTCS và trường trung học nội trú.
- Cơ cấu độ tuổi Chứt (Q.
- Độ tuổi LĐ 3.252 14.718 1.062 8.115.
- Trên độ tuổi LĐ 657 2.914 316 1.590.
- nhiên chưa có một thống kê bao nhiêu phần trăm số lượng trẻ em được đến trường và bao nhiêu phần trăm thất học, nhưng một thực tế là trẻ em trên dưới 10 tuổi đã tham gia các hoạt động kiếm sống.
- Trẻ em nam theo cha đi đặt bẫy và lên nương rẫy trợ giúp cha lao động sản xuất.
- Nhìn chung, thiếu niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường sớm làm quen với lao động sản xuất kiếm sống..
- Gần đây một số trẻ em còn tham gia vào chăn nuôi gia súc gia cầm và kiếm củi bán.
- Nhìn chung đây là nguồn nhân lực trẻ đã hỗ trợ phần nào cho sự ổn định và phát triển kinh tế trong khu vực.
- tuy nhiên đây phải được coi là nguồn nhân lực bổ sung vào nguồn lao động cho tương lai, còn hiện tại chỉ là sự phụ giúp trong phạm vi gia đình.
- Yêu cầu chính của nguồn nhân lực này là phải được học hành, giáo dục định hình nhân cách để trở thành nguồn lao động có chất lượng.
- Nếu không chú ý vấn đề này, đề cao lao động trẻ em sẽ biến họ thàmh nô lệ trong cuộc sống và điều đó ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động trong tương lai.
- Một thực tế số lượng trẻ em chưa đến độ tuổi lao động ở vùng đồng bào dân tộc tham gia vào lao đông sản xuất quá sớm.
- Một vấn đề cần đề cập thêm ở đây là tình trạng sức khoẻ, sự phát triển về thể chất của nguồn lực trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ còn rất thấp.
- Điều này phần nào làm hạn chế sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH..
- Theo quan điểm của ngành lao động, dưới độ tuổi lao động là những trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.
- Nhưng ở vùng đồng bào các DTTS, quan.
- niệm về lực lượng lao động của người dân ở đây mở rộng hơn, những em nhỏ trên dưới 10 tuổi đã được bố mẹ coi là những lực lượng lao động nhỏ của gia đình.
- các em tham gia vào nhiều hoạt động kiếm sống khác nhau, kể cả bắt đầu thu hoạch và gùi sắn, ngô từ nương rẫy về nhà.
- Đối với nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động: Đây là một bộ phận dân cư chiếm số lượng lớn, khoảng từ 50 ‑ 60 % dân số, có tác động trực tiếp đến quá trình CNH, HĐH.
- Họ là những người tham gia vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của quá trình CNH, HĐH.
- là quá trình phát triển du lịch ở vùng đồng bào các DTTS và giao lưu buôn bán, mở rộng kinh tế thị trường, trao đổi hàng hoá vùng miền, tăng cường mạng lưới chợ,… Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động có thể được phân theo giới tính và lứa tuổi.
- Ở đây, bộ phận nguồn lực lao động ở độ tuổi thanh niên tham gia nhiều vào các nông lâm trường, các khu chế xuất, các nhà máy vừa và nhỏ trên địa bàn.
- hoặc tham gia vào các xí nghiệp chế biến gỗ, xí nghiệp mộc, mây tre xuất khẩu… Một bộ phận còn tham gia vào các nhà máy, khu chế xuất ở vùng đồng bằng, đô thị như nhà máy may, giày dép, các khu chế xuất lâm thổ sản… Nhìn chung, lực lượng lao động này đều tham gia vào các lĩnh vực lao động thô sơ, thủ công là chính..
- Đối với xu hướng tiếp nhận những tri thức khoa học để đổi mới cách nghĩ cách làm trong lao động sản xuất, nguồn nhân lực trong độ tuổi.
- lao động đều tham gia một cách tích cực, nhất là tầng lớp trung niên..
- Từ đó, các nguồn nhân lực lao động ở đồng bào đã biến đổi cách nghĩ cách làm, họ dần dần đã chuyển đổi từ cách thức trồng trọt nương rẫy với cây lúa hoặc sắn, ngô và kinh tế hái nhặt các sản vật trong tự nhiên, chăn nuôi thả rông, sang trồng trọt các loại cây, nuôi những vật nuôi có giá trị hàng hoá, có nghĩa là những cây trồng và những vật nuôi mới mà từ trước đến nay họ chưa từng làm.
- Đối với xu hướng này, gần như toàn bộ các nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động đều tham gia.
- Những năm gần đây, nguồn lực lao động tham gia vào chăn nuôi ngày càng tăng lên.
- và tham gia vào việc chăn dắt các đàn gia súc.
- Sản phẩm của hoạt động kinh tế này không chỉ phục vụ cho lễ nghi cúng tế như trước đây mà còn tham gia vào cải thiện bữa ăn cho các hộ gia đình, đặc biệt là sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, nhất là trâu, bò.
- Các ngành nghề thủ công cũng không chỉ dừng lại tự cung tự cấp như trước đây mà đã chú trọng đến xuất khẩu như nghề dệt thổ cẩm của người Tàôi, Cơtu, nghề mộc, mỹ nghệ, mây tre đan lát… Các hoạt động thủ công này đã thu hút nguồn lực lao động nhất định, trong đó, nếu như nguồn lực lao động của nghề dệt thổ cẩm là người phụ nữ thì nghề đan lát mây tre, nghề mộc mỹ nghệ lại là sự tham gia của cả nguồn lực nam giới và phụ nữ.
- Các dự án đã mở các lớp đào tạo cung cấp phương tiện kỹ thuật mới, nguyên liệu mới nên đã thu hút một nguồn lực lao động đáng kể vào lĩnh vực lao động này.
- Nếu như trước đây, chỉ có người Chăm và người H’rê làm ruộng nước thì hiện nay, mặc dù tuỳ điều kiện của từng vùng, nhưng về cơ bản ở đa số các bản làng đồng bào các DTTS đã hình thành kinh tế ruộng nước[4;67]..
- Các trang trại vườn đồi và vườn rừng khác đã đã thu hút nguồn lực đáng kể của địa phương vào lao động sản xuất.
- Rõ ràng đa dạng hoá ngành nghề đã tạo cho các nguồn lực lao động có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế sản xuất, tăng thu nhập, tạo nên biến đổi xã hội và thúc đẩy quá trình CNH, HĐH..
- lực lao động của người dân tại chỗ chủ yếu chỉ tham gia vào dẫn đường, vận chuyển du khách đến các điểm du lịch bằng thuyền như ở Phong Nha, hoặc tham gia mua bán các loại hàng thủ công truyền thống cũng như chuẩn bị các món ăn truyền thống, rượu cần để phục vụ du khách..
- Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở vùng đồng bào các DTTS vùng Trung Trung bộ trong thời gian qua phát triển chưa nhiều và chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở du lịch sinh thái, danh thắng.
- Điều đó hạn chế phần nào đến việc thu hút nguồn nhân lực của đồng bào các DTTS vào lĩnh vực kinh tế này..
- Kinh tế thị trường được coi là bước đột phá đầu tiên của quá trình CNH, HĐH của đồng bào DTTS Trung Trung bộ nói riêng và các vùng miền núi khác ở nước ta nói chung.
- Người dân buộc phải nghĩ làm thế nào để sản xuất ra sản phẩm có giá trị hàng hoá trao đổi ra thị trường, làm thế nào để không chỉ giải quyết cái đói, ăn no mặc ấm mà phải biết kiếm tiền làm giàu trên chính sức lao động và nguồn tài nguyên của mình.
- Nếu như trước đây, người dân chỉ biết lao động sản xuất, rồi nhờ trời, còn thành quả của sức lao động, con người không cần biết đến, chỉ biết là phải làm, phải kiếm ăn để kiếm sống, thì nay họ đã biết làm như thế nào để có cái ăn, để bán ra thị trường và mua những thứ không sản xuất ra được, để cải thiện bữa ăn hàng ngày, tăng thêm các nhu yếu phẩm của gia đình.
- Chính những tác động của kinh tế thị trường đã tự nó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đồng bào các DTTS.
- Đó là một tín hiệu đáng mừng cho xu hướng CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS Trung Trung bộ..
- Trong hoạt động kinh tế hàng hoá, hầu như mọi nguồn lực lao động đều tham gia, trong đó trao đổi sản phẩm ở các chợ hoặc ở ngay các bản làng.
- Đối với nguồn nhân lực trên độ tuổi lao động, theo quan điểm chung của Đảng và Chính phủ, phụ nữ từ 55 tuổi và nam giới từ 60 tuổi trở lên.
- Nhưng vùng đồng bào các DTTS, nguồn nhân lực này độ tuổi có thể giảm hơn trên dưới 5 tuổi.
- Theo thống kê của Ban Dân tộc miền núi một số tỉnh Trung Trung Bộ, số lượng người trên độ tuổi lao động có khoảng 15%.
- Tuy không phải là lực lượng lao động chính, nhưng họ là một nguồn lực đáng kể cho quá trình CNH, HĐH..
- Vì vậy tuy không tham gia các công việc làm rẫy, chăn nuôi, các nghề thủ công, họ đảm trách những công việc phụ nhẹ hơn và động viên cháu con giữ gìn thuần phong mỹ tục, tri thức dân gian, văn hoá truyền thống và tiếp nhận cái mới, cái hay để vươn lên làm giàu..
- Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực đồng bào DTTS nơi đây được sử dụng vào nhiều nhóm ngành kinh tế khác nhau, mặc dầu chủ yếu nguồn nhân lực vẫn tập trung trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.
- Nhưng ngay trong cơ cấu kinh tế này nguồn nhân lực đã được chuyển đổi theo cơ chế thị trường.
- Bên cạnh đó, một bộ phận nguồn nhân lực chủ yếu là lao động thanh niên tham gia vào các nông lâm trường, các khu chế xuất, các nhà máy vừa và nhỏ trên địa bàn, một bộ phận tham gia vào cơ cấu lâm nghiệp, nhận trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Gần đây, một bộ phận nguồn lực lao động trẻ cũng tham gia vào các ngành nghề xây dựng cơ bản và các dịch vụ, thương nghiệp, nhà hàng, sửa chữa xe máy, tivi… và một bộ phận tham gia vào hoạt động du lịch như vận chuyển khách hàng, sản xuất và mua bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Như vậy, cùng với quá trình CNH, HĐH ở vùng miền núi, chúng ta thấy nguồn nhân lực đang có xu hướng tham gia vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau.
- dấu hiệu đáng mừng thúc đẩy quá trình đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH vùng đồng bào các DTTS nơi đây..
- Cũng cần phải nói thêm rằng, trong những năm gần đây, nhờ chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc nâng cao giáo dục cho con em đồng bào các DTTS nên một số thanh thiếu niên đã được tham gia vào các lớp học cử tuyển ở các trường đại học.
- Sau khi ra trường, phần lớn nguồn nhân lực này tham gia vào các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế quốc doanh.
- Tuy nhiên nguồn nhân lực tham gia vào các thành phần kinh tế quốc doanh của đồng bào các DTTS còn rất khiêm tốn..
- ‑ Nguồn nhân lực lao động trẻ, kể cả nguồn lực trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động.
- Để bổ sung vào nguồn nhân lực lao động trong tương lai, đây được coi là một thuận lợi đáng kể cho sức bật, sức vươn lên cho quá trình CNH, HĐH của cộng đồng dân cư nơi đây..
- ‑ Nguồn nhân lực lao động của đồng bào DTTS số nơi đây có truyền thống yêu lao động, cần cù, siêng năng, chịu khó trong công việc, biết dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống để tiếp nhận cái hay, cái mới của thời đại.
- ‑ Nguồn nhân lực của đồng bào DTTS nơi đây đã tham gia một cách tích cực, phổ biến ở tất cả mọi xu hướng của quá trình CNH, HĐH vùng miền núi.
- Có những xu hướng họ mới làm quen, mới bước đầu tiếp nhận như xu hướng tham gia vào các hoạt động du lịch, tham gia vào các nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp.
- Có những xu hướng họ tham gia để biến chuyển hoạt động kinh tế truyền thống của mình, như đa dạng hoá ngành nghề, kinh tế thị trường….
- Đây được coi là những nhân tố tích cực về nguồn nhân lực của đồng bào các DTTS vùng núi Trung Trung bộ, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên quê hương của họ.
- Tuy nhiên, nguồn nhân lực lao động ở đây cũng có những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển CNH, HĐH, như:.
- ‑ Chất lượng nguồn nhân lực nơi đây không được đảm bảo, tình trạng nghèo đói đã làm cho một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực thấp bé, suy dinh dưỡng và đặc biệt trình độ giáo dục, khả năng tiếp nhận tri thức của họ còn rất hạn chế.
- Điều này gây khó khăn không nhỏ đến việc hình thành một nguồn lực lao động có trình độ để tham gia vào những ngành công nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ..
- Một hạn chế cũng cần được chú ý là nguồn lực lao động ở đây thiếu đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nếu có cũng chỉ là các lớp dạy cách chăm sóc cây trồng vật nuôi một cách cụ thể, còn việc mở các lớp dạy về chuyên môn, tay nghề, tạo cơ hội cho họ trở thành công nhân của các nhà máy hầu như chưa được quan tâm.
- Vì vậy, nguồn nhân lực ở đây cũng chỉ là lao động thô sơ, đơn giản, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề lao động..
- ‑ Nhìn chung, số đông nguồn lực lao động khi bước vào cơ chế thị trường còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm làm ăn, ý thức tự lập yếu, tính ỷ lại còn bén rễ nặng nề.
- thêm vào đó, họ còn thiếu thông tin, thiếu vốn, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường… Vì vậy, tình trạng lãng phí nguồn lực lao động nhất là thời gian nông nhàn, mùa vụ kết thúc, lối sản xuất trì trệ chưa mang lại hiệu quả tích cực vẫn còn phổ biến.
- có nơi tình trạng sản xuất còn độc canh cây lương thực, cơ cấu kinh tế dịch vụ chưa phát triển, việc phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống chưa được quan tâm.
- Đặc biệt, người dân vẫn e ngại việc sử dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chăm sóc cây trồng trong hoạt động kinh tế nương rẫy..
- ‑ Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một nguồn lực lao động trẻ, tầng lớp thanh thiếu niên, nhất là các thanh thiếu niên nam còn nhàn rỗi, thời gian dành để chơi bời, không tập trung vào việc học hành và lao động sản xuất.
- Trên đây là những mặt ưu điểm, hạn chế cơ bản của nguồn nhân lực đồng bào các DTTS vùng Trung Trung Bộ trong quá trình CHN, HĐH..
- Phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của nguồn nhân lực đồng bào các DTTS vùng núi Trung Trung bộ là một yêu cầu bức thiết của quá trình CNH, HĐH nơi đây..
- [1] Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Nxb Giáo dục, HN..
- [2] Đặng Bá Lãm (2002), Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN..
- [3] Trịnh Duy Luân (2002), Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐN, Tạp chí xã hội học, tr 7‑12, 2002..
- [4] Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, HN.