« Home « Kết quả tìm kiếm

BA NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN


Tóm tắt Xem thử

- Tuy nhiên, cho đến nay các dân tộc thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên (TS‑TN) tại chỗ 1 nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn rất đói nghèo, thiếu thốn..
- Báo cáo này mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các dân tộc thiểu số tại chỗ, xây dựng một Tây Nguyên đoàn kết, giàu mạnh, yên vui.
- Biện pháp đó là một chỉnh thể, gồm ba mặt hữu cơ: “Phát huy cơ chế làng truyền thống, trên cơ sở lập lại quyền quản lý tài nguyên và đẩy mạnh việc điều hành bằng luật tục”..
- xác lập lại quyền quản lý về tài nguyên của cộng đồng làng.
- và đẩy mạnh việc điều hành bằng luật tục..
- khác với dân tộc thiểu số ở phía Bắc mới di cứ đến Tây Nguyên như Tày, Nùng, Thái, Mường....
- Phát huy vai trò của cơ chế làng truyền thống trong sự nghiệp phát triển Tây Nguyên.
- Làng truyền thống (được gọi là buôn ‑ plei) Tây Nguyên đã hình thành từ lâu đời như một cấu trúc bền vững với tinh thần cộng đồng cao gồm bốn thành tố:.
- ‑ Một cộng đồng cư trú.
- ‑ Một cộng đồng sở hữu tài nguyên.
- ‑ Một cộng đồng văn hoá gồm văn học nghệ thuật, luật tục, phong tục tập quán..
- ‑ Bao trùm lên trên tất cả, đồng thời lan toả trong tất cả các cá thể hữu sinh và vô sinh là một hệ thống cộng đồng thần linh (được gọi là yang)..
- Ngày nay, buôn ‑ plei Tây Nguyên đã biến đổi nhiều, sự biến đổi này lệ thuộc vào từng dân tộc vào vị trí cư trú của từng buôn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của buôn..
- Ông là người nhắc lại luật tục “ông bà xưa” để khuyên răn, hoà giải, kể cả nhắc lại hình thức và mức độ nộp phạt, nhưng không có việc phạt và nộp phạt..
- Ngô Đức Thịnh, Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế ‑ xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên..
- Ngày nay cơ cấu buôn ‑ plei đã chuyển đổi, nhưng vẫn giữ được những nét ưu điểm cơ bản của truyền thống và vẫn là đơn vị cơ sở có vai trò thực sự trong xã hội Tây Nguyên, là điểm tựa cho sự phát triển của Tây Nguyên.
- Kinh nghiệm cho biết “Những cộng đồng có khả năng giữ được hệ thống điều hành địa phương của họ, sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi và bất định của quá trình dân số.
- Dựa vào những thiết chế “truyền thống” như vậy, các cộng đồng này cũng có khả năng tốt hơn trong việc tạo ra hay chấp nhận những tiến bộ kỹ thuật so với những cộng đồng bị ăn mòn bởi những can thiệp (thường là thất bại) từ bên ngoài cùng với chính cái ý định muốn đưa các “tiến bộ kỹ thuật” đó vào cho cộng đồng” 1 .
- “Những cộng đồng nào còn giữ được tính tự chủ và tự tin vào các hệ thống luật tục của địa phương thì có khả năng tốt hơn trong việc đổi mới các hoạt động nông nghiệp của họ và thích nghi tốt với những thách thức đặt ra do áp lực dân số”..
- Để phát triển bền vững, các cộng đồng buôn ‑ plei phải tự điều chỉnh và thích nghi trước những biến động to lớn trong thời đại mới.
- Mà muốn họ thực hiện được điều này cần tránh sự can thiệp từ bên ngoài phá vỡ thiết chế truyền thống cần tạo thuận lợi cho sự vận hành của chính thiết chế này do chính nhân dân các cộng đồng tự giác và chủ động điều hành..
- Vai trò của cộng đồng làng và già làng ngày nay đối với phát triển.
- Ở miền núi Việt Nam, nhất là ở Tây Nguyên, ý thức cộng đồng rất mạnh, đó là cộng đồng làng..
- Mọi hoạt động giúp cho sự phát triển của Tây Nguyên đều phải dựa vào cộng đồng với năng lực nội tại của cộng đồng.
- Hiện nay số vốn Nhà nước và các tổ chức đầu tư cho miền núi Tây Nguyên không ít (như vốn hỗ trợ người nghèo, vốn tín dụng ngân hàng, vốn hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vốn giao đất giao rừng, vốn nâng cao năng lực.
- Nhưng vì không biết dựa vào cộng đồng do không tin vào năng lực của người dân tộc tại chỗ nên gặp nhiều khó khăn thậm chí thất bại..
- Oscar Salemink, Luật tục, quyền sở hữu đất đai và vấn đề di cư, trong sách Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (sđd), tr.
- Dựa vào cộng đồng làng trước hết là dựa vào già làng.
- Nói chung già làng miền núi là người đại diện cho nguyện vọng và tiếng nói chính đáng của cộng đồng các dân tộc, là người có khả năng đoàn kết, tổ chức và huy động cộng đồng vì sự phát triển của họ..
- Chúng ta phải tin tưởng và dựa vào họ nhờ đó mà tạo nên sự vận hành hợp lý và bền vững của cộng đồng các dân tộc trên đường phát triển..
- Xác lập lại quyền Quản lý về tài nguyên của cộng đồng buôn - plei Người Tây Nguyên sống nhờ rừng.
- Nguyên Ngọc (7/2001), Một vài vấn đề đất rừng và làng ở miền núi Quảng Nam, Hội thảo khoa học Luật tục ‑ hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Pleiku..
- Từ nghìn xưa trong nhân dân Tây Nguyên đã hình thành những nguyên tắc ổn định về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được quy định trong các bộ luật tục.
- kể cả những sản phẩm chung do cộng đồng làm nên như bến nước, nhà rông, công trình thuỷ lợi.
- đều thuộc sở hữu của cộng đồng buôn ‑ plei.
- ‑ Tài nguyên thiên nhiên được cộng đồng phân phối định kỳ cho các gia đình trong làng canh tác và khai thác.
- ‑ Những người vi phạm quyền sử dụng tài nguyên phải đưa ra xét xử và phải phạt theo luật tục.
- Có dân tộc quy định nếu hai bên không chấp nhận biện pháp của ban luật tục thì làng thu hồi đất làm của công 1.
- Một nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự căng thẳng của đất đai Tây Nguyên là dân số tăng đột ngột.
- ‑ Dân số tăng cơ học, cũng không quản lý được Năm 1960, dân số Tây Nguyên khoảng 600.000 người.
- Phan An, Luật tục Stiêng và vấn đề đất rừng ở tỉnh Bình Phước hiện nay, Luật tục và phát triển nông thôn (sđd), tr 436 ‑ 437..
- ‑ Sở Tư pháp Kon Tum, Luật tục và việc phát triển nông thôn hiện nay ở Kon Tum, Luật tục và phát triển nông thôn.
- ‑ Ngô Văn Lý, Luật tục Stiêng và quá trình phát triển nông thôn vùng Stiêng, Luật tục và phát triển nông thôn.
- Năm 1985, dân số tăng gấp đôi 1.225.914 người Năm 1985, dân số Tây Nguyên 2.013.900 người Riêng tỉnh Đắc Lắc:.
- Tình hình trên đây đương nhiên dẫn đến tình trạng thiếu đất của các dân tộc thiểu số tại chỗ..
- Ở miền núi Trường Sơn‑Tây Nguyên trong cơ chế thị trường người lao động còn mất đất một cách oan uổng, xót xa mà không kêu trách ai được do đổi chác buôn bán một cách ngây thơ.
- Hoàng Xuân Tý (7/2001), Thay đổi sử dụng đất và bảo tồn văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, Báo cáo tại hội thảo khoa học Luật tục và hương ước tổ chức tại Pleiku..
- Xung quanh vấn đề đất rừng Tây Nguyên có nhiều điều khó khăn, lộn xộn, không thể không ổn định lại trật tự..
- Vấn đề là ở Tây Nguyên giao cho ai?.
- Đất rừng Tây Nguyên vốn đã có truyền thống lâu đời thuộc về cộng đồng buôn ‑ plei.
- Cộng đồng đã có đầy đủ kinh nghiệm cùng với một hệ thống luật tục hợp tình hợp lý để bảo quản tu bổ, khai thác đất rừng..
- Người Tây Nguyên lại chưa có truyền thống về tư hữu ruộng đất, dễ bị xâm phạm trong cơ chế thị trường phức tạp.
- Qua đó ta thấy nhân dân đã tự nguyện giao 30% diện tích đất rừng cho cộng đồng.
- Tại đây đồng bào tiếp tục sử dụng các tục lệ cũ về rừng cộng đồng để quản lý phân phối sản phẩm cho các thành viên 1.
- Việc giao đất rừng cho cộng đồng phải theo nguyên tắc của Luật đất đai là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” 2 .
- Việc giao đất cho các cộng đồng buôn ‑ plei là giao quyền sử dụng.
- Cộng đồng chịu trách nhiệm phân chia đất cho hộ gia đình.
- phải được sự chỉ đạo của cộng đồng..
- Hoàng Xuân Tý, Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn.
- Như vậy số đất còn lại đủ để nâng cao đời sống của các dân tộc tại chỗ..
- Tăng cường điều hành bằng luật tục.
- Đặc điểm của luật tục Trường sơn‑Tây Nguyên.
- Riêng luật tục TS‑TN là luật tục cổ điển, vì nó ra đời trong xã hội tiêu biểu của luật tục, một xã hội mà trong nội tại chưa có thống trị giai cấp chưa có chiếm hữu tư nhân, lực lượng sản xuất là tài sản chung của cộng đồng..
- Luật tục Tây Nguyên là một giá trị quý hiếm, không nhiều xã hội và dân tộc trên thế giới còn lưu giữ được.
- Tính tổng hợp này đã tạo nên sự tác động đồng thời và toàn diện vào tinh thần (tình cảm và lý trí, cảm xúc và tư duy) nên có sức cuốn hút, thuyết phục người dân Tây Nguyên nhằm điều chỉnh cho quan hệ xã hội đẹp hơn, con người tốt hơn..
- Bên cạnh tính tổng hợp, toàn diện, luật tục Tây Nguyên còn có tính quần chúng dân chủ và tư nguyện.
- Trước khi xét xử, luật tục có cơ chế điều tra.
- Lỗi lầm không được coi như là hoàn toàn thuộc về cá nhân mà có liên quan đến gia đình, dòng họ và có khi cả cộng đồng về hai phương diện nguyên nhân và hậu quả.
- Lợi ích tối cao của xét xử là sự hoà hợp của toàn thể cộng đồng và cả với thần linh, không mưu cầu sự công bằng tuyệt đối giữa các cá nhân.
- Kết thúc buổi xét xử có lời thề đoàn kết, thương yêu nhau, xoá bỏ hận thù và một cuộc liên hoan vui vẻ chứng minh cho sự gắn kết trở lại của cộng đồng sau khi cộng đồng đã hàn gắn xong một vết rạn nứt.
- Sau khi xét xử có cơ chế theo dõi để tiếp tục giáo dục người lỗi lầm, răn đe các thành viên khác của cộng đồng..
- Những đặc điểm trên đây thích hợp với xã hội truyền thống Tây Nguyên và hiện nay nói chung vẫn còn thích hợp với mức độ khác nhau giữa các vùng, các dân tộc và các điều luật.
- Hơn nữa bản thân luật tục có sự vận hành và tự điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới..
- Với một cách nhìn sát với thực tiễn hơn, chúng ta hoàn toàn tin tưởng ở ảnh hưởng của luật tục đối với sự phát triển Tây Nguyên hiện nay..
- Sự tồn tại của luật tục trong xã hội ngày nay.
- Cho đến nay, chúng ta, về cơ bản chưa can thiệp sâu vào sự vận hành của luật tục Tây Nguyên.
- Tuy nhiên luật tục vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các mối quan hệ ở Tây Nguyên..
- Đứng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Đình Lộc khẳng định vai trò luật tục hiện nay và sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật và luật tục: “Nói luật tục tức là nói đến phong tục tập quán đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ và đến nay, dẫu đã qua bao biến động, nó vẫn đang còn được nhân dân nhiều dân tộc tôn trọng, gìn giữ và tồn tại song song bên cạnh pháp luật của Nhà nước..
- Các Sở Tư pháp và Văn hoá ‑ Thông tin (nay là Sở VH, TT&TT) các tỉnh Tây Nguyên, quan sát từ thực tế, một lần nữa khẳng định “vị trí quan trọng” của luật tục: “Đến nay cùng với pháp luật của Nhà nước, luật tục vẫn tồn tại và nó đóng một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của người dân tộc thiểu số.
- Ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau đều có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng của dân tộc mình” 2.
- Sở dĩ luật tục được cộng đồng nghiêm chỉnh tự giác tuân theo vì đã ăn sâu vào mỗi người: “Nhiều luật tục được các thành viên trong cộng.
- Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum (7/2001), Luật tục của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum và vai trò của nó trong xây dựng hương ước buôn làng, Hội thảo Luật tục ‑ hương ước tổ chức ở Pleiku..
- đồng nghiên chỉnh tuân theo một cách tự giác, điều này có nhiều nguyên nhân, trong đây có nguyên nhân là luật tục cùng với phong tục tập quán là đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ít trường hợp luật tục có hiệu lực hơn pháp luật: “Luật tục gắn chặt với tiềm thức của đồng bào nên nhiều vụ việc, mặc dù Toà án nhân dân các cấp đã xét xử, họ vẫn yêu cầu buôn làng xét xử lại và bản án xét xử theo luật tục được buôn làng chấp nhận hơn bất kỳ một bản án nào khác” 2.
- Ở đây có mối quan hệ qua lại gắn bó giữa già làng, luật tục và thiết chế cộng đồng làng, cộng đồng tộc người: “Già làng và các tộc trưởng là người có trách nhiệm phân xử các vụ tranh chấp, kiện tụng.
- giữa các thành viên trong làng, theo luật tục của làng..
- Có thể nói, luật tục là điều kiện tất yếu bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng làng.
- Luật tục nghiêm khắc trừng phạt, loại bỏ các thói hư, tật xấu trong làng như: trộm cắp, gian dâm, loạn luân.
- Luật tục và cơ cấu tổ chức thiết chế cộng đồng làng có mối quan hệ gắn bó mật thiết, bổ sung hỗ trợ cho nhau, đảm bảo sự tồn tại của một cộng đồng tộc người” 3.
- Nếu biết huy động, luật tục có thể góp phần đóng góp tích cực cho sự phát triển của Tây Nguyên trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tham luận của Sở Văn hoá ‑ Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, Hội thảo Chuyên đề về luật tục (28/3/1996), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, 1997, tr.
- J.Ambler (5/1999), Luật tục ở Indonexia, khái quát về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đa dạng về luật lệ và sự biến đổi, Tài liệu báo cáo tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, tr.
- Hai phương hướng tăng cường điều hành bằng luật tục + Nói chung trong đại bộ phận các làng buôn cần có chủ trương khuyến khích tiếp tục sử dụng luật tục truyền thống để điều hoà các mối quan hệ, đặc biệt là dân sự..
- Các cấp chính quyền cần có văn bản hướng dẫn giúp đỡ các già làng, các tổ hoà giải và ban phong tục phương hướng vận dụng luật tục truyền thống.
- Hiện nay ở đây vẫn duy trì hệ thống luật tục (adat) với các hội đồng adat các cấp làng, xã, huyện, tỉnh.
- Lựa chọn một số làng buôn tiến hành thí điểm việc kế thừa luật tục truyền thống xây dựng quy ước văn hoá mới..
- ‑ Những vấn đề đặt ra cần dựa vào các “chương điều” mà luật tục truyền thống có tập quán can thiệp và điều chỉnh.
- từng dân tộc như: duê (Ê Đê), duây (Mnông), dơp pacắp (Raglai.
- Trên đây chúng tôi đã trình bày “biện pháp chung” đối với TS‑TN gồm ba mặt không cách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau: Củng cố vai trò làng truyền thống, trên cơ sở xác định lại quyền quản lý tài nguyên và tăng cường việc điều hành bằng luật tục.
- Thực hiện đúng những điều này chúng tôi tin rằng sẽ tăng cường nội lực để phát triển Tây Nguyên trong cơ chế thị trường, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.