« Home « Kết quả tìm kiếm

Thấy gì qua năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của sơn nữ Sapa: Nghiên cứu điển hình về giao tiếp liên văn hoá


Tóm tắt Xem thử

- Thấy gì qua năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của sơn nữ Sapa: Nghiên cứu điển hình về giao tiếp liên văn hoá.
- Tóm tắt: Bài viết là một nghiên cứu điển hình về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của các sơn nữ Sapa thông qua phân tích năm đoạn video trên mạng xã hội.
- Nghiên cứu hướng đến trả lời câu hỏi “Thấy gì từ kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của những phụ nữ người dân bản địa Sapa nhìn từ khía cạnh giao tiếp liên văn hoá.
- Nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một số quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng trong việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh hiện nay như ngôn ngữ giao tiếp chung toàn cầu..
- Từ khoá: Giao tiếp (GT), năng lực giao tiếp (NLGT), giao tiếp liên văn hoá (GTLVH), tiếng Anh, ngôn ngữ chung/trung gian/toàn cầu, ngoại ngữ, Sapa..
- Trong một chương trình du lịch giới thiệu về Sapa trên kênh VTV1, người hướng dẫn chương trình có một lời bình rằng “Thật thú vị khi nghe các cô gái H’Mông ở Sapa nói tiếng Anh như gió”.
- Có thể đây chỉ là một cách nói theo thói quen tạo ấn tượng của những người chuyên làm chương trình quảng cáo và tuyên truyền nhưng cụm từ “nói tiếng Anh như gió” ở một mức độ nào đó cũng khiến người nghe không thể không nghĩ đến sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Anh với du khách quốc tế của những người phụ nữ Sapa.
- Theo đó, bài viết dưới đây là một báo cáo điển cứu (case study) về năng lực giao tiếp tiếng Anh của họ thông qua năm đoạn video trên mạng xã hội, hướng.
- đến trả lời câu hỏi “Thấy gì từ kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của người dân bản địa Sapa nhìn từ khía cạnh giao tiếp liên văn hoá.
- Nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một số quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng trong việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh hiện nay như ngôn ngữ giao tiếp chung toàn cầu (global lingua franca)..
- Bài viết phân tích và thảo luận 5 trường hợp điển hình thông qua 5 video ngắn lấy từ mạng xã hội phát 5 cuộc giao tiếp bằng tiếng Anh của những người phụ nữ Sapa với nhiều đối tác giao tiếp khác nhau và nhiều mục đích khác nhau..
- Giao tiếp (GT) và giao tiếp liên văn hoá (GTLVH).
- Năng lực giao tiếp (NLGT) và năng lực GTLVH.
- Hymes [2] đưa ra khái niệm NLGT (communicative competence) là ‘‘Sự hiểu biết về tính thích hợp (appropriateness) của phát ngôn trong một hoàn cảnh cụ thể với ý nghĩa văn hoá xã hội cụ thể và sự hiểu biết về ý nghĩa văn hoá xã hội của hoàn cảnh đó’’ 1 và cho rằng có NLGT là có ba khả năng sau đây trong giao tiếp:.
- Cái khác và cũng là cái khó của loại năng lực này là ở chỗ người tham gia GT phải thường xuyên đối diện với sự khác biệt không chỉ về yếu tố ‘‘tín hiệu’’ mà còn tất cả yếu tố khác của khung giao tiếp của Lusting và Koester..
- Tiếng Anh trong GTLVH.
- Về yếu tố “tín hiệu”, trong GTLVH, bản chất của tiếng Anh được dùng không chỉ như một ngoại ngữ thông thường (như trường hợp hầu hết các thứ tiếng khác được thụ đắc như một ngoại ngữ) để giao tiếp với người nói tiếng Anh bản ngữ mà còn được sử dụng như ngôn ngữ thế giới (international language/global/.
- như là một công cụ giao tiếp giữa hầu hết các quốc gia/văn hoá khác nhau.
- Đúng như Smith [3] đã phát biểu, ngôn ngữ quốc tế là “một ngôn ngữ.
- 1 Nguyên văn tiếng Anh: Knowledge of the.
- được dùng bởi nhiều người của nhiều quốc gia khác nhau để giao tiếp với nhau”.
- Thông qua phân tích 8 thành tố này, người nghiên cứu có thể chứng minh được giả thuyết rằng (1) tiếng Anh chỉ là một nhân tố trong 4 nhân tố hình thành GT và (2) Không phải nếu và chỉ nếu dùng tiếng Anh ‘‘chuẩn’’.
- watch?v=TQkRRqfP0N4), có tên là “Đến Sapa nghe sơn nữ nói tiếng Anh”, được VTC14 thực hiện trong chương trình “Cuộc sống 24 giờ”, kéo dài 3 phút 29 giây, quay lại cảnh các phụ nữ Dao đỏ và H’Mông nói chuyện với hai du khách người Pháp bằng tiếng Anh..
- “Conversation with H’Mong and Dao, Sapa, Vietnam, September 2009”, kéo dài 5 phút 58 giây giữa những người phụ nữ Dao và H’Mông với một du khách Mỹ.
- 2 Nguyên văn tiếng Anh: An international language is one which is used by people of different nations to communicate with one another)..
- 1), có tên là “Cô gái H’mông nói tiếng Anh như gió”, kéo dài chỉ 51giây với lời minh hoạ phía dưới phim là “Cô gái H'mông nói tiếng Anh như gió".
- trong đó nhân vật chính là cô bé dân tộc H'mông tên Mai, cô bé khiến không ít du khách thán phục vì khả năng “nói tiếng Anh chuẩn của mình”.
- Trước khi xác định thế nào thì được gọi là tiếng Anh “chuẩn” hay “không chuẩn” thì rõ ràng không ai có thể phủ nhận là chỉ trong không đầy một phút cô bé đã trả lời rất lưu loát và nhanh nhảu những câu hỏi của một du khách người Mỹ đã đặt ra cho cô về nhân thân và cô còn kịp mời du khách này mua hàng..
- watch?v=jhAloaLoLg0: Có tên “Cô bé H’Mông biết 5 thứ tiếng”, kéo dài 8 phút 43 giây, là mẩu đối thoại giữa một cô gái rất trẻ người H’Mông và hai du khách là hai người đàn ông, có thể là người châu Á gốc Việt hoặc người Việt gốc Hoa.
- Trong những giây phút đầu tiên, những người tham gia giao tiếp tuy sử dụng tiếng Anh là chủ yếu nhưng có lúc trộn mã (code mixing) và chuyển mã (code switching) với tiếng Việt.
- Sau đó, họ bắt đầu chủ yếu dùng tiếng Anh để giao tiếp và tiếng Việt được sử dụng như ngôn ngữ thuyết minh với người thứ ba nào đó.
- Cô đã dùng tiếng Anh để nói về mình, cuộc sống, gia đình, người thân,… của mình và trả lời bất kỳ câu hỏi nào của hai người đàn ông một cách trôi chảy..
- watch?v=Bhykm0ZcKKU: Có tên là “Chị em H’Mông Sapa nói tiếng Anh rất giỏi, đáng nể”, là Video mới nhất chúng tôi thu nhận được.
- Com” giới thiệu, kéo dài 3 phút 38 giây, nhân vật gồm 7 người phụ nữ H’Mông:.
- 3 phụ nữ trung niên và 4 người còn lại là những cô gái rất trẻ.
- Họ nói về họ và sự tham gia chương trình Ethos bằng tiếng Anh như là những người thực sự có “đào tạo bài bản”..
- Có khi gói ghém lên Sapa học Tiếng Anh thôi, học trung tâm nọ kia ko ăn thua..
- Người dân tộc họ rất giỏi các bạn không tin họ có thể nói bất cứ ngôn ngữ nào mà họ đc tiếp xúc.
- em thấy xấu hổ quá, học tiếng anh 10 năm mà em không làm được như họ..
- phụ nữ ở đây rất thân thiện, tiếng anh thi tuyệt tuyệt vời.
- tại sao người kinh không gỏi tiếng anh vì học mà có được thực hành đâu?.
- 3 Chúng tôi giữ nguyên văn và hình thức sử dụng ngôn ngữ của các comment dù ở tiếng Anh hay tiếng Việt..
- Phân tích theo mô hình SPEAKING S- Bối cảnh giao tiếp (Setting and Scene) Tất cả đều xảy ra tại vùng đất Sapa, nơi du lịch cao nhất và nổi tiếng nhất, tập trung khách nước ngoài đông nhất Việt Nam.
- P- Người tham gia giao tiếp (Participants) Video 1: Sapa: Gồm những phụ nữ Dao đỏ trung niên và một số em gái Dao đỏ chỉ ở độ tuổi 10 đến 13 tuổi.
- Du khách: Những du khách người Pháp..
- Du khách: Một thanh niên người Mỹ..
- Du khách: Hai người đàn ông đứng tuổi châu Á, có thể là du khách nội địa hay người châu Á gốc Việt..
- Video 5: Không giống như 4 Video trên, đây là một phóng sự tự thuật của bảy người phụ nữ H’Mông từ độ tuổi hơn 15 đến hơn 40, không có đối tác giao tiếp trực tiếp..
- E –Mục đích giao tiếp (Ends).
- K –Thái độ giao tiếp (Key).
- Thông qua hành vi lời nói và phi lời nói, chúng tôi thấy tất cả các nhân vật cả hai phía phụ nữ Sapa và du khách đều có thái độ vui vẻ, tích cực và hài lòng.
- Điểm nổi bật từ phía những người phụ nữ là sự hồn nhiên và tự tin..
- Một số du khách tỏ ra rất thú vị, thậm chí mến mộ (Video 1, 4.
- một số có vẻ không thực sự muốn mua gì mà chỉ muốn tiếp xúc và khai thác khả năng tiếng Anh của những người phụ nữ (clip 2, 3)..
- hay câu có âm hưởng văn hoá bản địa “My mother she…” (Video 3);.
- một số nói tiếng Anh giọng Pháp (Video 1), một số các cô gái cũng dùng ngữ pháp khá chuẩn (Video 4, 5) nhưng nhìn chung vẫn là một loại ngữ pháp vô cùng đơn giản về thì (tenses) và các cấu trúc câu,… Trong khi nói.
- chuyện, cô gái ở Video 4 có chuyển mã (code switching) sang tiếng Việt và tiếng H’Mông, các phụ nữ ở Video 2 cũng có hiện tượng chuyển mã để trao đổi thông tin trong vài giây và một người trong số họ nói lại ngay thông tin ấy bằng tiếng Anh, có lẽ họ muốn giúp nhau để GT với du khách được trôi chảy hơn.
- Phía du khách cũng sử dụng một “thể loại”.
- tiếng Anh khá đơn giản, đặc biệt là du khách nói tiếng Anh bản ngữ, có vẻ muốn giảm thiểu đến mức tối đa “liều lượng” bản ngữ của mình, tự mình điều chỉnh tiếng Anh trong ngữ cảnh GT cụ thể theo cách nói của những phụ nữ bản địa sao cho thông điệp được diễn dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng (Video 2, 3)..
- Dù sử dụng tiếng Anh, các cô gái cũng như du khách không theo một chuẩn mực văn hoá xã hội nhất định theo bất kì một nước nói tiếng Anh nào.
- Hầu hết mọi người đều (cố tình hay hữu ý) thể hiện sự “trung lập hoá” trong lời nói tiếng Anh.
- Đôi lúc, phía phụ nữ Sapa không giấu được bản sắc văn hoá của mình về hành vi ngôn từ lẫn hành vi phi ngôn từ.
- Họ hầu như vừa thể hiện được một loại hình văn hoá rất tổng hợp (đúng với hiện tượng họ đã học và đã bị ảnh hưởng bởi du khách khắp nơi trên thế giới) vừa không đánh mất hành vi bản sắc văn hoá của chính họ, thể hiện qua cách diễn đạt từ ngữ, cấu trúc kiểu như “Can you buy it for.
- Riêng du khách, tất nhiên họ cũng rất đa dạng văn hoá nên có khuynh hướng điều chỉnh chính hành vi văn hoá của mình về hướng các cô gái bản địa (Video 1, 2, 3).Tựu chung, cả hai phía đối tác đã thành công trong mục đích am hiểu và chia sẻ ý nghĩa GT trong một bối cảnh GT rất “liên văn hoá’’..
- Thảo luận thông qua một số ghi nhận Thông qua phân tích bên trên theo mô hình năng lực 8 thành tố giao tiếp của Hymes, chúng tôi có những ghi nhận như sau:.
- Rất khó để phủ nhận rằng những người phụ nữ bản địa đã không thành công trong GT với du khách quốc tế thông qua việc hoàn thành tốt ba kĩ năng NLGT yêu cầu, đó là:.
- (1) Chuyển tải thông điệp: Làm cho làm cho du khách hiểu;.
- (2) Hiểu thông điệp: Tiếp nhận ý đồ GT từ du khách và đáp ứng chúng để tạo nên một.
- Sinh sống ở một vùng đất du lịch phát triển mạnh mẽ trong hai thập niên gần đây, người bản địa Sapa đã GT với rất nhiều đối tác từ các vùng văn hoá-ngôn ngữ khác nhau trên thế giới 4 , trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ trung gian giữa họ và du khách.
- Điều này đã khiến họ thụ đắc ngôn ngữ Anh trong quá trình tự nhiên và đặc biệt là rất đa dạng như chính bản chất vốn có của GTLVH.
- Trong Video 1, hai du khách người Pháp trả lời phỏng vấn đài VTC14 và phát biểu (bằng tiếng Anh) rằng họ đã cảm thấy ngạc nhiên và thú vị về khả năng giao tiếp tiếng Anh của các sơn nữ Sa-Pa.
- Những du khách này kể rằng các sơn nữ đã khẳng định họ học tiếng Anh từ tất cả những khách du lịch nước ngoài, bất kể đó là người nói tiếng Anh hay không nói tiếng Anh.
- Hai sơn nữ người Dao đỏ cũng được VTC14 phỏng vấn cũng xác định vốn liếng tiếng Anh của họ có được là nhờ sự tiếp xúc với tất cả du khách trong mưu sinh hằng ngày..
- Từ ghi nhận (1) và (2), có thể thấy rằng cách thức sử dụng tiếng Anh trong GTLVH làm cho khái niệm ‘‘chuẩn’’ của thứ tiếng này không nên và cũng không thể được xét qua chính bản thân nó (như là những chuẩn mực bản ngữ ban đầu, qui định tách rời ngữ cảnh) mà phải qua thực tế và tính hiệu quả trong hoạt động GT cụ thể trong ngữ cảnh cụ thể với bất kỳ đối tác cụ thể thuộc bất kỳ văn hoá nào trên thế giới.
- Như vậy tần suất tiếp xúc với du khách quốc tế là rất cao, hầu như ở Việt Nam không có chỗ nào bằng..
- Nói cách khác, tiếng Anh chỉ là một thành tố trong một NLGT tổng hợp..
- Vì vậy, khi cho rằng những người phụ nữ Sapa.
- ‘‘nói tiếng Anh chuẩn.
- hay ‘‘nói tiếng Anh như gió’’ (theo những lời bình rút ra từ những người dẫn chương trình hay cư dân mạng ở phần trên) thì đó chỉ là cách nói nôm na trong giao tiếp đời thường hay là một suy nghĩ theo kiểu không chuyên môn.
- hay ‘‘nói tiếng Anh như gió’’ không hoàn toàn đảm bảo được sự thành công GT.
- Vì vậy, trong trường hợp của những phụ nữ bản địa Sapa này, chính xác có lẽ nên nói là họ có năng lực ‘‘giao tiếp chuẩn’’.
- bằng tiếng Anh..
- Một điều đáng chú ý và suy ngẫm là, loại NLGT bằng tiếng Anh này của các sơn nữ không được thụ đắc từ các lớp học tiếng Anh, không được sự hỗ trợ của trình độ văn hoá phổ thông bản địa 6 .
- Đó cũng là lí do tại sao có một lời bình ở đường dẫn 4 : ‘‘Người dân tộc họ rất giỏi các bạn không tin họ có thể nói bất cứ ngôn ngữ nào mà họ đc tiếp xúc’’..
- Trên thực tế, theo thiển ý của chúng tôi, bất cứ ai có sự cọ xát hàng ngày với ngôn ngữ-văn hoá khác vì lí do mưu sinh hay vì chính ngôn ngữ.
- 5 Nguyên văn tiếng Anh: what to grammar is imperfect, or unaccounted for, may be artful accomplishment of social act..
- Không ai có thể tin được họ có điều kiện để đến các lớp học tiếng Anh như ở vùng đồng bằng.
- Đồng thời, không ai có thể phủ nhận được mặt bằng văn hoá phổ thông của họ là rất thấp..
- Hơn nữa, họ cũng không thể thụ đắc những kỹ năng này cho đến khi mặt bằng văn hoá của họ được nâng lên và những yêu cầu về kênh GT đọc và viết trở nên bức thiết.
- Vì thế, tất cả những kiến thức tiếng Anh mà người bản địa Sapa thụ đắc được từ việc tiếp xúc “liên văn hoá” đối với họ là đủ dùng và họ dùng đủ, không thừa không thiếu.
- Không giống như người học tiếng Anh trong lớp học bài bản, được dạy kiến thức đầy đủ, luôn có tham vọng đạt bốn kỹ năng như là bản ngữ.
- Nói tóm lại, về nguyên tắc, tiếng Anh cũng là một ngoại ngữ/ngôn ngữ hai nhưng nó đã phát triển vượt ra khỏi “chiếc áo” ngoại ngữ/ngôn ngữ hai thông thường để khoác lên mình một bộ cánh mới có tên là “ngôn ngữ quốc tế” hay “ngôn ngữ toàn cầu”.
- Nói cách khác, bản chất của tiếng Anh như một ngoại ngữ/ngôn ngữ hai không còn gói ghém trong cái gọi là “giao tiếp giao văn hoá” giữa người học tiếng Anh và người nói tiếng Anh bản ngữ mà Richards &.
- của một ngôn ngữ đích nào cũng là một hình thức đương đầu giao văn hoá”.
- Bởi lẽ, theo ý kiến chúng tôi, nếu xác định tiếng Anh là.
- “ngôn ngữ đích” (target language) thì trên thực tế, hàng triệu cuộc hội thoại bằng tiếng Anh trên thế giới ngày nay hoàn toàn không có sự tham gia của người bản ngữ của “ngôn ngữ đích” này.
- Khi đó, không có sự “đương đầu giao thoa văn hoá” với người bản ngữ nói tiếng Anh nào cả mà là sự đương đầu với chính ngay văn hoá giữa người sử dụng tiếng Anh trong ngữ cảnh ấy..
- Từ đó, sự “tồn tại hay không tồn tại” cái gọi là “mô hình bản ngữ Anh” (English native speaker model) trong tư duy học và sử dụng tiếng Anh nên được đặt ra một cách phù hợp và hiện đại hơn, tránh máy móc và cực đoan..
- Trong GTLVH toàn cầu, “tôi” và “anh” đều nói tiếng Anh (như phương tiện) để hiểu nhau, đơn giản vì “chúng ta” không cùng chung ngôn ngữ và văn hoá.
- Các loại chuyển giao trong giao tiếp giao văn hoá