« Home « Kết quả tìm kiếm

TRUYỀN THUYẾT BÁO LUÔNG - SAO CẢI VỀ THỜI TIỀN SỬ VỚI DI SẢN KHẢO CỔ HỌC Ở NGƯỜM BỐC


Tóm tắt Xem thử

- TRUYỀN THUYẾT BÁO LUÔNG - SAO CẢI VỀ THỜI TIỀN SỬ VỚI DI SẢN KHẢO CỔ HỌC Ở NGƯỜM BỐC.
- Trong truyềng thuyết Pú Lương Quân lưu truyền ở Cao Bằng có kể đến một đôi vợ chồng khổng lồ Báo Luông – Sao Cải là người cổ đã có công lao to lớn gây dựng nên non nước Cao Bằng..
- Ở đất Cao Bằng lúc đó mới chỉ có hai người: Gái là Sao Cải thân to bằng cây lai, tay dài như cành trám.
- Một hôm Sao Cải từ Nặm Quét ra vùng đất Pác Măn đuổi nai thì gặp Báo Luông đang săn cáo ở đó.
- Con cái ngày càng lớn, Sao Cải dạy chúng đi kiếm ăn hàng ngày, nhưng vẫn chỉ là cuộc sống săn bắt..
- Tất cả những cái đó đều là công gây dựng lớn lao của Sao Cải..
- Do được Sao Cải dạy dỗ nên con cháu đều biết đạo lý ăn ở, các con là chỗ nhờ cậy lúc tuổi già của Pú Luông (Báo Luông) và Giả Cải (Sao Cải).
- Đến nay ta vẫn gọi đó là đền thờ Pú Luôn - Giả Cải, hay còn gọi là đền Pú Lương Quân hoặc đền Thần nông..
- Sao Cải đã trở thành một vị anh hùng sống mãi trong lòng dân từ đời này sang đời khác bởi ®ã là vÞ thần bảo vệ mùa màng, phù hộ dân làng làm ăn thịnh vượng..
- Với truyền thuyết cổ xưa truyền lại, Sao Cải cùng chồng gây dựng nên non nước Cao Bằng, họ là những anh hùng bất tử..
- nhân vật Sao Cải là anh hùng văn hoá sáng tạo ra nước non Cao Bằng, một trung tâm xã hội thời xưa của đất nước..
- Theo tư liệu truyền miệng qua nhiều đời ở địa phương kể lại là: Cuối thế kỷ thứ XIV, bản Nhài còn là một đám đất hoang, rậm rạp nhưng có tiềm năng Piềng bãi màu mỡ có thể khai hoang thành ruộng đồng nên đã có một số ít cư dân đến làm ăn sinh sống nhưng chưa có cánh đồng rộng và đơn vị bản làng hoàn chỉnh.
- Theo đó có các tên gọi là bản Giai, suối Giai, Na Giai.
- Ông chiêu dụng thêm dân đến ở, lãnh đạo hướng dẫn dân bản đắp đập khơi mương dẫn suối nước Giài ra khai hoang các piềng bãi theo hai bờ suối và cạnh sông Luồng thành hai cánh đồng rộng trên mười hecta ở giáp nhau mà dân bản Giài thường gọi với cái tên trìu mến là Tống cuống, tống noóc, dịch là “Cánh đồng trong, cánh đồng ngoài”.
- Trong đó có một thửa ruộng to nhất Mường, cấy hết 1200 bó mạ trên một héc ta gọi là Hơi luống dịch là: “Thửa to”.
- đây là cánh đồng rộng đứng vào bậc thứ hai của Mường Mìn thời xưa nhưng lại là cánh đồng tốt nhất của mường cả về phong cảnh và độ mầu mỡ, thật là một cảnh sơn thuỷ hữu tình tuyệt đẹp! Nhờ vậy dân bản rất phấn khởi tự hào với thành quả lao động của mình, an tâm làm ăn cày cấy các loại lúa nếp đặc sản của địa phương, đến mùa lúa chín, khắp đồng đầy mùi thơm ngát như hoa nhài, do đó bản lại có một cái tên mới.
- Bản Nhài là cái tên đầy ý nghĩa, vừa hợp cảnh, vừa hợp tiếng, cũng từ đó cái tên bản Nhài được dùng chính thức..
- Na lách bên kia sông Luồng đối diện với bản gọi là na phác nơ dịch là “ruộng bên kia sông”, rồi mở rộng tiếp vào phía trong suối Nhài cạnh làng gọi là Na có lâu luốc pông dịch là: “ruộng cây lâu, đồng đầy”, rồi còn mở tiếp xuống dưới làng như na bát, na nghịu đông khuông và cuối cùng là na lộc, na khá, phàng khá.
- Do diện tích được mở rộng, dân cư cũng được du nhập thêm, bản làng ngày càng được mở rộng, đông vui và dần dần hình thành ba nhóm ở khoảng cách nhau trên dưới 1 km dọc theo đường cái ven sông Luồng ngày xưa, nay là quốc lộ 217 xuyên suốt sang Lào, bản chạy dài trên 3 km như Nhài Trên, Na Nghịu, Na Lộc, ba bản nhỏ hợp lại thành một bản lớn hoàn chỉnh, xưa gọi là:.
- Nhân dân bản Nhài rất mến phục ông, vì vậy khi ông qua đời dân bản làm quan tài bằng cây Bi, tiếng Thái gọi là Khoán vín nắp cho ông.
- Ông em ở bản Chiềng cũng làm một quan tài bằng cây sến tiếng Thái gọi là Khoán Xím đắp chùm lên phía ngoài cho ông, vậy là ông Hai được đắp hai quan tài gọi là chùm kép.
- từ đó dân bản mường gọi ông là ông Khoám vến, khoán xím đây là một trường hợp đặc biệt có một không hai.
- Dân bản Nhài nhớ đến công lao của ông với tư cách là người đầu tiên sáng lập nên bản Nhài nên đã tôn linh hồn ông lên làm thần bản, gọi là thần ông Khoán vến, khoán xím rồi lập đền thờ cúng hàng năm từ thời đó đến ngày khởi nghĩa mới thôi..
- -Ông qua đời, lớp con cháu nối tiếp sự nghiệp của ông xây dựng quê hương bản Nhài tiến lên theo từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
- Nhân dân bản Nhài, giàu lòng yêu nước chống ngoại xâm từ xưa đến nay.
- Ngay từ thế kỷ thứ XV đã có người tham gia đội quân đi đánh giặc Minh ở đồn Quán pế phía tây sông Mã thuộc đất Quan Hoá giáp Mai Châu Hoà Bình và đã có hai người tử trận trong đó có ông Tiều quế, Pú Ông tức Lương Văn Ông.
- Sang thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo, suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân bản Nhài đã nhiệt tình cùng với nhân dân cả nước góp sức người sức của cho cuộc kháng chiến.
- Ngay từ thời kỳ đầu, bản đã có người tham gia vào Uỷ ban lâm thời xã và hăng hái tham gia dân quân du kích đánh đồn Mường Xia - Sơn Thuỷ từ năm 1948 đến 1950 và đồn Mường sôi-Lào từ năm 1950 đến 1953 và hăng hái tham gia dân công phục vụ chiến dịch thượng Lào, chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Toàn xã Sơn Điện cũ có 7 liệt sĩ thì bản đã có 5 người trong đó có 4 liệt sỹ là du kích đánh Pháp và một liệt sỹ là dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên.
- còn có 7 người là cán bộ xã và du kích tập trung xã bị giặc Pháp bắt và giam cầm.
- Dân quân du kích bản Nhài đã cùng với bộ đội tuần tra bảo vệ kho tàng an toàn.
- Chuyển sang thời kỳ chống Mỹ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân bản Nhài với truyền thống yêu nước của mình đã hăng hái tham gia cùng cả nước đánh Mỹ và chống chủ nghĩa bành trướng ở biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.
- Cả hai thời kỳ này bản đã tiễn đưa 45 con em nhập ngũ,đóng ở khắp 4 chiến trường BCK và biên giới phía bắc phía tây nam, đã có 7 người hy sinh vì nước được công nhận là liệt sỹ, 2 thương binh, 1 bệnh binh còn ở hậu phương, nhân dân hăng hái tham gia cùng dân quân trực chiến bắn máy bay giặc Mỹ vì vùng Sơn Điện bản Nhài có được quốc lộ 217 sang Lào và căn cứ kho tàng của ta và bạn Lào nên là trọng điểm bắn phá ác liệt nhất của huyện Quan Sơn thời đó.
- Về kinh tế, bản đã xây dựng được hợp tác xã tiền tuyến đạt năng suất 5 tấn/ha và được công nhận là đơn vị Dân quân quyết thắng của tỉnh.
- Tính cả ba thời kỳ cộng lại, bản đã có 78 người tham gia làm việc từ cấp xã trở lên đến huyện, tỉnh.
- Cụ thể là: ở cấp xã 27 người, có 3 người làm Bí thư Đảng uỷ xã, 5 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch, 2 trực đảng, 1 uỷ viên trực và 14 người là trưởng phó ngành cấp xã.
- 51 người làm việc từ cấp huyện đến tỉnh, trong đó có 36 là giáo viên, có thể nói bản là địa phương có nhiều giáo viên nhất của huyện trong đó có 6 người là Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường Tiểu học, THPT, BTVH, 15 người làm hành chính sự nghiệp, trong số này đã có người tham gia vào cấp uỷ huyện từ chấp hành đến thường vụ huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Bí thư thường trực, 4 người là trưởng các ban ngành của huyện và có 1 đồng chí là Phó trưởng ban Dân tộc miền núi của tỉnh..
- Sang thời kỳ đổi mới xây dựng CNH-HĐH đất nước với điều kiện thực tế của mình bản đã tham gia vào công việc của nhà nước như đi bộ đội, công nhân quốc phòng ở Tây Nguyên.
- Đến nay bản đã có 5 người tốt nghiệp Đại học ra trường công tác, hệ Cao đẳng có 3 người trong đó có 2 người đang học còn một người đã tốt nghiệp ra trường công tác, hệ Trung cấp cả lớp cũ và mới, cả chính trị và chuyên môn kỹ thuật có 43 người, trong đó giáo viên 28 người, hệ sơ cấp 19 người ở các ngành Y, Sư, Điện.
- Về xây dựng Đảng, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948 bản đã có người đứng trong hàng ngũ Đảng.
- Về xây dựng quê hương bản làng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm bản đã có nhiều cố gắng trong việc tăng gia sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất.
- Đến nay nhiều nhà đã đủ ăn đủ mặc, có Tivi, xe máy, cảnh đói nghèo giảm nhiều so với trước, trong làng đã có điện thắp sáng, có công trình nước sạch dẫn nước đến từng hộ.
- Gần đường, gần trường và gần trạm nhân dân rất phấn khởi vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Hiện nay bản Nhài cũ ngày xưa đã chia thành 3 bản mới là bản Nhài, Na Nghịu và Na Lộc..
- Với những công lao đóng góp trên bản đã có 42 người được Nhà nước tặng thưởng 52 huân huy chương và 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Có người được tặng 3 huân chương cả huân chương chống Pháp, chống Mỹ và chiến sỹ vẻ vang.
- Bản đã có người vinh dự được chụp ảnh lưu niệm với Hồ Chủ Tịch và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước..
- Với những thành tích trên bản Nhài đã đóng góp một phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đền đáp công ơn của lớp ông cha tiền bối đã có công khai thiên lập địa làm nên bản Nhài ngày nay