« Home « Kết quả tìm kiếm

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ HUY CẬN


Tóm tắt Xem thử

- QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT.
- VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ HUY CẬN.
- Chuyên ngành: Lý Luận văn học.
- TS Trần Khánh Thành - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này..
- Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi.
- Tác giả luận văn.
- Phạm vi khảo sát, đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Đóng góp của luận văn.
- Cấu trúc của luận văn.
- HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HUY CẬN VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI.
- 1.1.Hành trình sáng tạo của Huy Cận.
- Quan niệm nghệ thuật về con người.
- QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.
- QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ HUY CẬN SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945.
- Huy Cận (1919- 2005) là một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, với tập thơ nổi tiếng Lửa thiêng (1940), ông đã góp phần tạo nên tiếng nói đa dạng phong phú của một thời đại trong thi ca.
- Sau Cách mạng, Huy Cận tiếp tục cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị như Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984).
- Đánh giá cao những thành tựu thơ ca của Huy Cận, các tác giả biên soạn sách đã đưa một số bài thơ tiêu biểu của Huy Cận đã được đưa vào chương trình Ngữ văn ở các bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học..
- Nghiên cứu một tác giả lớn, có phong cách nghệ thuật độc đáo như Huy Cận trước hết là khám phá một thế giới nghệ thuật phong phú hấp dẫn và sau đó là ghi nhận những đóng góp của ông trên hành trình thơ Việt Nam hiện đại.
- Đến với thế giới nghệ thuât thơ Huy Cận, người nghiên cứu phải khám phá thế giới tư tưởng - tình cảm của nhà thơ qua quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới , qua cách cảm thụ và tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật, qua cách sử dụng thể loại, kết cấu và ngôn từ.
- Từ những vấn đề cơ bản đó nhằm xác định, phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chính thể nghệ thuật độc đáo.
- Và một trong những vấn đề quan trọng nhất trong thế giới thơ Huy Cận là quan niệm nghệ thuật về con người.
- Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy.
- Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thay đổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật.
- Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm chúng.
- ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó để khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ..
- Với khuôn khổ một luận văn và với khả năng của một giáo viên phổ thông, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ của Huy Cận một mặt là để hiểu thêm về tư tưởng nghệ thuật đặc sắc của tác giả, mặt khác để hiểu cách cảm nhận, cách cắt nghĩa của nhà thơ về con người và cuộc đời trong các tác phẩm thơ được giảng dạy trong trường..
- Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ.
- Thời kỳ nào thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc.
- Trong gần bảy thập kỷ qua đã có hàng trăm bài tiểu luận, chuyên luận viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau.
- Các nhà thơ, các nhà phê bình nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trinh Đường, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Ngô Quân Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thuý, Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh Hảo.
- đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận.
- Các nhà thơ, các nhà nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước và sau Cách mạng.
- Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những đặc điểm cơ bản phong cách thơ Huy Cận như tình yêu sự sống , nỗi khắc khoải không gian, giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tưởng, bản sắc dân tộc đậm nét, phong vị Đường thi.
- Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu..
- Tập sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình Huy Cận là một trong những tác giả thu hút được rất nhiều sự chú ý mạnh mẽ.
- của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác cũng như công chúng yêu văn học trong và ngoài nước..
- Trong lời giới thiệu tập thơ Lửa thiêng (1940), Xuân Diệu đã chỉ ra nét độc đáo nhất của Huy Cận khả năng cảm nghe tinh tế những âm vang của đất trời và lòng người.
- Nhờ thế Huy Cận đã cảm được nỗi buồn vũ trụ và nỗi sầu nhân gian.
- Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng viết về thơ Huy Cận nhưng cũng dành nhiều câu chữ cho việc đánh giá Lửa thiêng.
- Ông nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn còn mang nét chung “cái cảm giác loài người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi.
- Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó nhưng cũng thiếu cái đặc sắc ở chỗ đó.
- Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy Cận không có những câu “nồng nàn, tha thiết, nóng bỏng như thơ Xuân Diệu”, “không nhớ nhung đắm đuối như thơ Lưu Trọng Lư”, lời tình tự của Huy Cận “rất đẹp, rất êm đềm, nhưng thật không phải những lời tha thiết tự tâm can”.
- Nhà phê bình văn học Hà Minh Đức cũng có rất nhiều bài viết về tác giả Huy Cận nhưng ông cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu Ngọn lửa thiêng trong đời và trong thơ.
- Ông cho rằng “ Thơ Huy Cận buồn, căn bệnh tinh thần của một thế hệ không dễ thay đổi.
- Ngoài ra người viết còn nhận thấy rất nhiều các bài nghiên cứu, đánh giá cuộc đời, sự nghiệp hay hồi ức và kỉ niệm về Huy Cận – một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, sau khi ông qua đời (2005).
- Người tập trung nghiên cứu nhiều về Huy Cận là Trần Khánh Thành.
- Từ năm 2002 ông cho ra đời chuyên luận Thi pháp thơ Huy Cận (Nxb Văn học, HN).
- Đây là một công trình nghiên cứu công phu những tác phẩm từ tập Lửa thiêng đến những tập thơ sáng tác sau Cách mạng tháng Tám.
- Dưới góc độ thi pháp học, ông phân tích quan niệm nghệ thuật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các phương thức biểu hiện và cái tôi trữ tình với nhiều đối cực trong thơ Huy Cận.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn này được viết ra nhằm khẳng định những đóng góp của Huy Cận thông qua thực tiễn sáng tạo.
- Mặt khác nhằm khẳng định vị trí của Huy Cận trong tiến trình văn học Việt Nam..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Toàn bộ các sáng tác của Huy Cận đặc biệt là các tập thơ được sáng tác trong hơn nửa thế kỷ từ Lửa thiêng đến Hạt lại gieo.
- Luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Huy Cận thông qua việc khảo sát thực tiễn sáng tạo thơ ca của ông.
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện nghiên cứu với đề tài đã lựa chọn chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:.
- Phương pháp so sánh văn học.
- Phương pháp này nhằm thống kê khảo sát những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Huy Cận..
- Giải mã các yếu tố hình thức trong quan hệ với nội dung, tìm ra quy luật tạo hình thức trong tác phẩm, chỉ ra sự thay đối quan niệm nghệ thuật dẫn đến sự thay đổi quan niệm về phương thức thể hiện..
- Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật về con người - con người đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật..
- Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà văn..
- Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn các sáng tác của Huy Cận.
- Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề văn học Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học..
- Cấu trúc của luận văn..
- Chương 1: Hành trình sáng tạo của Huy Cận và quan niệm nghệ thuật về con người.
- Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Huy Cận (1940), Lửa thiêng, Nxb Đời nay..
- Huy Cận (1958).
- Trời mỗi ngày lại sáng, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1960), Đất nở hoa, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1963), Bài thơ cuộc đời, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1967), Hai bàn tay em, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1968), Những năm sáu mươi, Nxb Văn học...
- Huy Cận (1973), Chiến trường gần đến chiến trường xa, Nxb Thanh niên..
- Huy Cận ( 1975), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1978), Ngồi nhà giữa nắng, Nxb Tác phẩm mới..
- Huy Cận (1984), Hạt lại gieo, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1984), Chim làm ra gió, Nxb Tác phẩm mới..
- Huy Cận (1997), Ta về với biển, Nxb Văn học..
- Huy Cận (1997), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỉ, Nxb Thanh niên..
- Huy Cận ( 2011), Tuyển tập Huy Cận, Tập I, Nxb Văn học...
- Huy Cận (2012).
- Tuyển tập Huy Cận,Tập II, Nxb Văn học..
- Huy Cận (2012) (2013), Hồi ký song đôi.
- Trinh Đường (1993), Huy Cận và "Lửa thiêng", Tạp chí Văn học số 1..
- Trinh Đường (1993), Huy Cận từ "Lửa thiêng” (Tựa tập thơ Tao phùng), Nxb Đà Nẵng.
- Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1988), Lý luận văn học Tập III, Nxb Giáo dục..
- Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục..
- Từ điển Văn học (1993).
- Từ điển Thuật ngữ Văn học (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hoài Thanh - Hoài Chân (1997), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học..
- Nxb Văn học..
- Trần Khánh Thành (Sưu tầm và giới thiệu cùng với Huy Cận) (1999), Huy Cận đời và thơ.
- Trần Khánh Thành và Lê Dục Tú tuyển chọn, giới thiệu (2000), Huy Cận về tác gia tác phẩm, Nxb giáo dục..
- Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, Nxb Văn học.