« Home « Kết quả tìm kiếm

Truyền hình bình dân ở Việt Nam: Giữa dân chủ hoá và thị trường hoá


Tóm tắt Xem thử

- Truyền hình bình dân ở Việt Nam:.
- Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu khái niệm “truyền hình bình dân” (ordinary television.
- một khái niệm quan trọng liên quan tới sự phát triển của truyền hình thế giới trong bối cảnh hậu Chiến Tranh Lạnh.
- Mấu chốt của sự ra đời và phát triển của “truyền hình bình dân” nằm ở việc chuyển dịch trọng tâm từ các chương trình tin tức và phim truyền hình sang các chương trình giải trí liên quan tới đời sống hàng ngày, nơi những người “bình thường.
- tức là những người không có chuyên môn gì về truyền hình - góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nội dung phát sóng..
- Sau khi trình bày tổng quan lý thuyết, tác giả bài viết dùng khái niệm “truyền hình bình dân” để nhìn lại quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam sau năm 1986.
- Trên cơ sở đó, tác giả phân tích mối quan hệ giữa tính dân chủ và tính thị trường hàm ẩn trong quá trình bình dân hoá nội dung truyền hình..
- Từ khoá: Truyền hình bình dân, truyền hình Việt Nam, dân chủ, thị trường hoá, Đổi Mới..
- Về truyền hình bình dân .
- Khái niệm “truyền hình bình dân” –.
- Khái niệm này dùng để chỉ một nhóm các thể loại truyền hình với ba đặc điểm chính:.
- thường”, tức là những người không có chuyên môn về truyền hình..
- Khái niệm “truyền hình bình dân” dễ khơi gợi một câu hỏi: phải chăng có thứ truyền hình nào đó “không bình dân”? Câu hỏi này dẫn tới yêu cầu phải nhìn lại sự phát triển của tính.
- Tính bình dân này không liên quan tới nội dung truyền hình, mà nằm ở sự tồn tại có tính vật lý của thực hành xem truyền hình..
- Phim truyền hình dài kỳ (hư cấu) và các chương trình bình dân (phi hư cấu) vì thế mà dần trở nên thịnh hành..
- Mặc dù vậy, Williams cũng thừa nhận rằng các chương trình bình dân vào giai đoạn 1960 hãy còn là “các chương trình nhỏ” và thường bị “bó buộc một cách có chủ ý” trong hệ thống truyền hình Anh Quốc [1].
- Trường hợp của nước Anh cho thấy đặc tính “bình dân” của truyền hình không phải luôn luôn sẵn có và đồng nhất ở mọi nơi, mà luôn có lịch sử riêng ở mỗi địa phương và biến.
- “truyền hình bình dân” phản ánh nỗ lực bù đắp cho lỗ hổng của nhóm thuật ngữ về thể loại truyền hình, vốn vừa rời rạc vừa chồng lấp, nói cách khác là vừa thiếu vừa thừa.
- Điều này, Bonner viết, “gây khó khăn khi thảo luận về sự tương đồng giữa các chương trình truyền hình, đồng thời làm phức tạp hoá việc phân tích những thay đổi của truyền hình trong những năm gần đây” [1].
- Đồng thời, vô số các chương trình truyền hình ra đời mỗi năm chưa biết xếp vào thể loại nào.
- Sự phát triển của truyền hình bình dân trong vài chục năm trở lại đây hoà chung với xu hướng “bình dân hoá” trên nhiều loại hình truyền thông khác.
- Sự ra đời của khái niệm “truyền hình bình dân” chính là nhằm cung cấp một thuật ngữ có thể giúp định vị lại sự phát triển của truyền hình trong bối cảnh toàn cầu hoá, thị trường hoá, và giải trí hoá đã bao trùm lên toàn bộ không gian truyền thông nói chung..
- Đặc trưng của truyền hình bình dân.
- Vậy truyền hình bình dân có những đặc trưng gì? Sau đây, tác giả bài viết xin tổng hợp ba đặc điểm chính của truyền hình bình dân xét trên các phương diện nội dung, phong cách, và người tham gia..
- Truyền hình bình dân xoay quanh các câu chuyện về lối sống hàng ngày.
- truyền hình bình dân nằm ở tính phi-sự-kiện, tức là tính chẳng-có-gì-đặc-biệt của nó..
- Nội dung bình dân cho phép các chương trình truyền hình ngày một lan rộng và vươn sâu hơn vào đời sống hàng ngày của con người..
- Thực chất, ranh giới giữa cái gọi là nội dung “bình dân” và cái gọi là nội dung “không bình dân” trên truyền hình không phải sẵn có mà được tạo chế ra.
- Nói cách khác, truyền hình bình dân không phản ánh một sự bình dân tồn tại khách quan bên ngoài văn bản truyền.
- thông: truyền hình bình dân thực hiện nhiệm vụ bình dân hoá..
- Đại đa số các chương trình bình dân được quay trọn vẹn hoặc một phần trong studio, trừ các chương trình về du lịch, làm vườn, và gần đây là sự ra đời của các chương trình truyền hình thực tế diễn ra trong điều kiện ngoại cảnh có bài trí chặt chẽ.
- “ngôi nhà chung” trong các chương trình truyền hình thực tế như Big Brother hay Next Top Model.
- Đặc điểm phong cách thứ hai của truyền hình bình dân là sự xuất hiện của người dẫn chương trình.
- Người dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý một nghịch lý của truyền hình bình dân: đó là bản thân chương trình truyền hình thì không hề bình dân (chẳng có mấy người “bình thường” lại lên truyền hình hàng ngày) nhưng nó phải tạo ra cảm giác về sự bình dân.
- Đặc trưng thứ ba của truyền hình bình dân là sự tham gia của những người không chuyên vào việc sản xuất ra nội dung phát sóng.
- Trong các gameshow, người chơi (đôi khi có thể lên tới cả trăm người) đều là những người không có liên hệ gì với ngành truyền hình.
- Với các chương trình truyền hình thực tế, sự tham gia, đua tranh và bộc lộ cá tính riêng của người chơi “bình dân”.
- Điều này trở thành nét hấp dẫn đặc trưng của truyền hình thực tế..
- Ngoài ra, đội ngũ sản xuất chương trình cũng có thể chủ động thuyết phục người “bình thường” xuất hiện trên truyền hình.
- Sự tham gia của người bình thường vào việc tạo ra nội dung phát sóng là điểm giúp chúng ta dễ dàng phân biệt giữa các thể loại truyền hình bình dân với các thể loại truyền hình thông tấn.
- Các chương trình truyền hình bình dân cũng hoàn toàn khác biệt với phim truyền hình..
- trong phim truyền hình lại chỉ là diễn viên đóng vai mà thôi.
- Nói cách khác, phim truyền hình cung cấp một quá trình bình dân hoá có tính hư cấu, còn truyền hình bình dân thì tập trung vào người thật việc thật.
- Ví dụ, năm 2014, chương trình truyền hình thực tế Điều Ước Thứ Bảy tại Việt Nam đã khiến bao khán giả rơi lệ với câu chuyện cặp vợ chồng làm nghề hát rong xuất hiện trên sân khấu Sao Mai.
- Lúc này, sự thành công của thủ pháp truyền hình lại phản tác dụng.
- Như vậy, nếu như các diễn viên phim truyền hình phải “diễn”.
- Các đặc trưng phong cách của truyền hình bình dân, tức là việc sử dụng trường quay, có người dẫn chuyên nghiệp kết hợp với sự tham gia của người “bình thường” giúp đáp ứng hai.
- nhu cầu thiết yếu của công nghiệp truyền hình:.
- Theo Holland, tại Anh Quốc vào những năm 1970, các chương trình bình dân bắt đầu được sản xuất ồ ạt và chiếu rải rác suốt ngày sau khi chính phủ Anh cho phép tăng đáng kể giờ phát sóng truyền hình [2, tr.
- Bonner cũng nhấn mạnh rằng số lượng giờ phát sóng ngày một nhiều, cộng với nhu cầu thu hút quảng cáo khiến cho truyền hình ngày càng trở nên “khát” chương trình..
- Vì thế, có thể nói động lực chính dẫn tới sự ra đời và phát triển của truyền hình bình dân chính là nhu cầu tối ưu hoá năng lực can thiệp của truyền hình vào đời sống thường nhật nhằm tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất 2.
- SV96 và sự phát triển của truyền hình bình dân tại Việt Nam.
- Tác giả bài viết cho rằng khái niệm truyền hình bình dân là một thuật ngữ quan trọng để định vị sự phát triển của truyền hình Việt Nam sau Đổi Mới.
- Thực chất, tới năm 1986, sức sản xuất của truyền hình Việt Nam cũng như khả năng thu nhận truyền hình của người dân là hết.
- Và diện mạo mới của truyền hình Việt Nam sau 1986 phản ánh điều gì về cục diện văn hoá xã hội nói chung tại Việt Nam?.
- Để trả lời hai câu hỏi này, việc điểm lại các dấu mốc phát triển của truyền hình Việt Nam sau Đổi Mới là rất cần thiết.
- Thành công nổi bật nhất của truyền hình Việt Nam vào đầu thập niên 1990 là sự xuất hiện của các bộ phim truyền hình dài tập châu Mỹ La Tinh (telenovela).
- sản xuất các chương trình giải trí định kỳ của truyền hình Việt Nam, nhưng vào điểm đó, nội dung chủ yếu vẫn là các bộ phim truyền hình..
- Phải tới năm 1996, với sự ra đời của SV96 và việc tách kênh VTV3 thì truyền hình Việt Nam mới bắt đầu tự chủ trong khâu sản xuất những chương trình phi tin tức, phi hư cấu có tính dài hơi.
- SV96 chính là chương trình truyền hình bình dân đầu tiên tại Việt Nam.
- Dẫu kỹ thuật truyền hình rất sơ khai, trường quay chưa có, nhưng SV96hội tụ đầy đủ những điểm nổi bật của truyền hình bình dân.
- Chỉ sau vài chương trình SV, người dẫn chương trình Lại Văn Sâm lập tức trở thành biểu tượng truyền hình quốc gia nhờ lối dẫn hài hước và bình dân chưa từng thấy trên sóng truyền hình Việt Nam.
- SV96 và sự ra đời của kênh VTV3 cũng trong năm 1996 mở ra một thời kỳ “bình dân hoá” nội dung truyền hình.
- Nói cách khác, SV96 đánh dấu sự mở rộng của những điều “có thể nói được” và những người “có thể được nói” trên truyền hình.
- Với sự ra đời của SV96, sinh viên – nhóm đối tượng có đời sống bình dân vào bậc nhất tại các đô thị, bỗng trở thành những nhân vật nổi bật nhất trên truyền hình.
- Những chương trình nổi tiếng một thời như Trò Chơi Liên Tỉnh, Bảy Sắc Cầu Vồng, Ở Nhà Chủ Nhật, Đường Lên Đỉnh Olympia, Hành Trình Văn Hoá, Từ Ánh Mắt Đến Trái Timđánh dấu sự ra đời ồ ạt và sự thành công đặc biệt của truyền hình bình dân tại Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 20.
- Tới thời điểm hiện nay, nghề dẫn chương trình truyền hình tiếp tục là một nghề nghiệp có thu nhập cao (kèm theo danh tiếng) trong số các nghề nghiệp thuộc khối báo chí-truyền thông..
- Ngoài ra, việc lựa chọn sinh viên và học sinh để tham gia vào các chương trình truyền hình cũng dễ dàng được thực hiện hơn khi thông qua hệ thống trường học ngành dọc.
- Từ chỗ thiếu thốn, các chương trình truyền hình bình dân dần chuyển sang bão hoà, độ cạnh tranh ngày một tăng cao và khán giả ngày một kén chọn hơn.
- Dù xu hướng giải trí ngày càng nổi trội, truyền hình Việt Nam vẫn duy trì một số chương trình cũ (ví dụ như Đường Lên Đỉnh Olympia) và tiếp tục thử nghiệm các chương trình có tính khoa giáo như Khởi Nghiệp, Rung Chuông Vàng, Chúng Tôi là Chiến Sĩ.
- Sự bền bỉ của tính giáo dục trong các chương trình bình dân, dẫu cho các chương trình chưa chắc đem lại doanh thu quảng cáo lớn, phản ánh đặc trưng của truyền hình công (public broadcasting) tại Việt Nam..
- Tới những năm 2005-2006, các chương trình truyền hình thực tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thay thế thời kỳ đỉnh cao của game show.
- Những format truyền hình thực tế nổi tiếng toàn cầu được nhập khẩu ồ ạt, ví dụ như Vietnam Idol, Vietnam Next Top.
- Các công ty tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mua bán, sản xuất các chương trình chiếu trên sóng truyền hình quốc gia..
- Đặc điểm của các format truyền hình thực tế này là việc một “hiện thực” (reality) được tạo ra ngay trong quá trình ghi hình.
- Vì thế, tính thị phi và tính riêng tư là đặc trưng nổi bật của nhiều chương trình truyền hình thực tế.
- 3 Do tính sinh sau đẻ muộn, đa số các chương trình truyền hình nội địa của Việt Nam lấy “cảm hứng” từ một hoặc nhiều chương trình truyền hình nước ngoài..
- Dễ thấy, các chương trình truyền hình Việt Nam sau Đổi Mới, từ VKT, SV96, Bảy Sắc Cầu Vồng v.v.
- Tuy nhiên, các chương trình do truyền hình Việt Nam sản xuất thường có dấu ấn địa phương rất cao thay vì sao chép máy móc.
- Thực tế, vì đặc tính của truyền hình là sự lặp đi lặp lại hơn là tính độc đáo, nên việc các chương trình truyền hình trên thế giới chia sẻ chung một “nguồn cảm hứng” hoặc một chủ đề là khá bình thường.
- không gian sống có tính cạnh tranh cao, làm lộ ra tính xấu của người tham gia, các chương trình truyền hình thực tế do Việt Nam tự dựng thường nhấn vào tính từ thiện, khơi gợi lòng trắc ẩn và nước mắt của người xem..
- Sự phát triển của các chương trình truyền hình thực tế làm phức tạp thêm diện mạo “bình dân” của truyền hình Việt Nam sau Đổi Mới..
- Như nhiều tác giả đã nhận xét, không gian của truyền hình thực tế là không gian của cảm giác (affect) chứ không phải của nhận thức chủ động [14- 16].
- Như vậy, bắt đầu từ SV96, truyền hình bình dân đã đổ bộ vào Việt Nam với rất nhiều chương trình, thể loại và format đa dạng.
- Sự thay đổi này biến truyền hình thành một không gian truyền thông khác biệt về chất so với thời kỳ trước.
- Trên thế giới, rất nhiều tác giả quan tâm tới sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình bình dân trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây [6, 16-23]..
- Những nghiên cứu đa dạng này phản ánh một phổ khá rộng những quan điểm khác nhau về hiệu ứng văn hoá - xã hội – chính trị của truyền hình bình dân.
- Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều chia sẻ chung một nhận định rằng sự phát triển của truyền hình bình dân cho thấy sự thay đổi về điều kiện khả thể (condition of possibility) trong mối liên hệ giữa truyền hình với đời sống cá nhân, nói cách khác, là giữa truyền hình với sự hình thành tính chủ thể (subjectivity).
- John Hartley có lẽ là tác giả cung cấp một bức tranh nhiều “màu hồng” nhất về truyền hình bình dân [17].
- Vì vậy, theo Hartley, truyền hình bình dân là một điều kiện khả thể cho phép tăng cường đối thoại giữa những khác biệt trong xã hội.
- “công dân tự chủ” để nhấn mạnh quan điểm coi truyền hình bình dân là một cơ hội để sản xuất ra những công dân có khả năng tự ra quyết định và tự làm chủ đời sống của mình [17]..
- Skegg cũng nhấn mạnh rằng truyền hình bình dân cũng cho phép mỗi cá nhân quyền xếp lắp, xử lý, biến đổi, thậm chí kháng cự lại những khả thể này.
- Dưới danh nghĩa của tính “chủ thể”, tính “tự do”, tính “độc đáo”, truyền hình bình dân khiến cho người xem ngày càng trở nên giống hệt nhau mà luôn nghĩ là mình đặc biệt.
- Một trong những nghiên cứu phê phán triệt để nhất về truyền hình bình dân là tác phẩm The Work of Being Watched của Mark Andrejevic, tập trung chủ yếu và thể loại truyền hình thực tế [23].
- Tác giả này chỉ ra rằng diễn ngôn rất thịnh hành trong các chương trình truyền hình thực tế là diễn ngôn về khát vọng tự thay đổi số phận.
- Để kết thúc bài viết này, tác giả muốn áp dụng những kiến giải nên trên vào việc phân tích một trường hợp cụ thể của truyền hình Việt Nam: chương trình Ở Nhà Chủ Nhật..
- Nếu dùng lại nhận định của Bonner, thì show truyền hình này thu hút người xem bằng cách.
- Mỗi chương trình truyền hình luôn có những đặc thù riêng, những logic riêng, những quy chuẩn ngầm định riêng và những giới hạn riêng khi tiếp cận đời sống bình dân.
- Theo tác giả của bài viết, thay vì đưa ra một kết luận có tính phổ quát về việc truyền hình bình dân thực chất đang “bóc lột”,.
- [13] Hồng Quân, "Btv Thu Uyên Với Chương Trình Truyền Hình “Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly”: