« Home « Kết quả tìm kiếm

Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua Luật tục của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên)


Tóm tắt Xem thử

- Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (Qua Luật tục của một số dân tộc thiểu số ở.
- Tóm tắt: Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã được các tộc người quan tâm chú ý từ rất lâu.
- Đó là những nguyên tắc, cách ứng xử được được áp dụng trong cuộc sống của các dân tộc thiểu số để nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn sự hài hoài giữa con người và thế giới tự nhiên.
- Các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng của mình, mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là các điều khoản của Luật tục dân gian đã tồn tại hàng ngàn đời nay trong xã hội của họ..
- Từ khóa: Luật tục, Tài nguyên thiên nhiên và môi trường, dân tộc thiểu số, Tây Bắc, Tây Nguyên.
- Khái niệm luật tục .
- Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu luật học: Luật tục là những phương ngôn, ngạn ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu, chứa đựng các quy tắc xử sự, thể hiện, phản ánh quy chuẩn phong tục, tập quán, ý chí, nguyện vọng của cộng đồng bảo đảm thực hiện trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được cộng đồng bảo đảm thực hiện [1]..
- Đối với các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, các quan niệm của họ lại đi sâu phân tích làm rõ nội hàm của luật tục.
- Thuật ngữ Luật tục.
- Luật tục về cơ bản là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương về cách ứng xử và quản lý cộng đồng còn tồn tại ở hầu khắp các dân tộc ở nước ta, không kể đó là dân tộc gì, ít người hay đa số [2]..
- hội thảo quốc tế cũng như trong nước và các cuộc thảo luận chuyên đề, các nhà khoa học nước ta tạm thời chấp nhận khái niệm Luật tục của Ngô Đức Thịnh như sau: "Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội, nó hướng đến việc hướng dẫn các quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên.
- Những chuẩn mực ấy của Luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng.
- Luật tục như hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức sơ khai của luật pháp".
- Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy, đối tượng điều chỉnh của Luật tục là những quan hệ xã hội tồn tại khách quan của đời sống cộng đồng, Luật tục có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và môi trường..
- Như vậy, Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự mang tính dân gian, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác, theo thói quen, nhưng vẫn có tính cưỡng chế và bắt buộc đối với những ai không tuân theo.
- Và Luật tục là những quy định của quần chúng trong cộng đồng đặt ra để điều hoà mối quan hệ của tập thể cộng đồng một cách tự nguyện và.
- dân chủ, không phải là luật lệ do một tầng lớp người đặt ra và thực thi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị..
- Các quy định về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong luật tục của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên..
- Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của ngành dân tộc học, cho đến nay có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc là các dân tộc thiểu số..
- Các dân tộc này chủ yếu sống ở miền núi, như miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Dãy Trường Sơn và Tây Nguyên.
- Trong đó, miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích cả nước, là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Với tiềm năng tự nhiên dồi dào, phong phú như vậy, trong một thời gian dài các dân tộc thiểu số miền núi nước ta chủ yếu dựa và tự nhiên mà sống, mọi sinh hoạt cuộc sống đều dựa vào thiên nhiên và cho đến tận bây giờ nhiều nơi vẫn như vậy, môi trường thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của họ, gần như trong tất cả các lĩnh vực ăn, mặc, ở, sinh hoạt đều dựa vào thiên nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên và thấy được sự tác động trở lại của thiên nhiên đến đời sống sinh hoạt của họ.
- Từ đó, việc hình thành những kinh nghiệm và cách thức bảo vệ, khai thác môi trường tài nguyên thiên nhiên từ rất lâu đời ở các dân tộc thiểu số miền núi nước ta là điều.
- 2.1.Bảo vệ tài nguyên rừng.
- Các dân tộc thiểu số ở nước ta sống chủ yếu ở các vùng rừng núi (3/4 diện tích là rừng núi) rừng rất cần thiết đối với họ, rừng gần như quyết định cuộc sống của họ (với cuộc sống săn bắt hái lượm trước đây).
- Do đó, họ đã có những quy định rất chặt chẽ, cụ thể về cách thức quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, được thể hiện trong các bộ Luật tục của từng tộc người..
- Trong việc quản lý và bảo vệ rừng, nạn cháy rừng là một trong những vấn đề nan giải, phức tạp nhất.
- Vì vậy các dân tộc thiểu số ở nước ta đã rất chú ý tới vấn đề này..
- Trong Luật tục Êđê đã có những điều luật về các vụ cháy rừng (Điều 80 -Về các vụ cháy rừng), quy định về việc đốt lửa bừa bãi, vô ý thức khi vào rừng, khuyên răn mọi người phải hết sức chú ý khi dùng lửa, nếu ai gây ra sẽ bị trừng phạt rất nặng..
- Trong Luật tục M’nông cũng vậy, vấn đề cháy rừng được cộng đồng rất quan tâm.
- Để bảo vệ tốt, trước hết thường có những quy định mang tính chất phòng ngừa, dạy bảo ý thức của mọi người về những tác hại của vụ việc đó gây ra cho công đồng, cho chính cuộc sống hàng ngày của họ.
- Điều 18 Luật tục M’nông quy định: "Rừng bị cháy mà không dập tắt, Người đó sẽ không có rừng, Người đó sẽ không có đất"… [5]..
- Ngoài ra, trên thực tế ở một số vùng dân tộc Thái, vấn đề ngăn chặn nạn cháy rừng cũng được quy định thành lệ rất cụ thể.
- Trong Luật tục Thái (Hịt khòng Mường Bản) cũng có đoạn quy định:.
- Như vậy, trên thực tế các quy định của Luật tục của một số dân tộc thiểu số, chúng ta thấy ở đây việc quy định về cách bảo vệ, phòng chống nạn cháy rừng rất cụ thể, sát thực tiễn, thể hiện sự am hiểu về các vấn đề này của các cộng đồng dân tộc thiểu số là rất cơ bản, có khoa học.
- Nhiều lúc khiến họ rất vui khi phải thực hiện những quy định của cộng đồng đề ra.
- Đây là một vấn đề có lẽ pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường của nước ta, cũng như các luật pháp khác của Nhà nước chưa làm được..
- Ngoài nạn cháy rừng, Luật tục quy định rất cụ thể về quản lý, khai thác, bảo vệ các cánh.
- rừng, việc vi phạm những điều luật về bảo vệ rừng bị xử phạt nghiêm khắc.
- Do vậy, mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ lấy rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên..
- Trong Luật tục M’nông quy định: “Khu rừng sâu đâu phải của nai, Khu rừng đó là của tổ tiên, Khu rừng đó là của con cháu, Khu rừng đó là của ông bà, Khu rừng đó là của chúng ta”.
- Còn Luật tục Thái quy định về sự cân bằng sinh thái giữa con người với rừng núi.
- Tóm lại, việc quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong các điều khoản của các bộ Luật tục..
- Ngoài ra, việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng này còn được thể hiện rộng rãi trong các phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày của từng dân tộc khác nhau mà không được ghi chép thành văn bản.
- Với cách thức bảo vệ rừng như vậy của các dân tộc thiểu số ở nước ta trước đây, trong một thời gian dài các dân tộc thiểu số đã bảo vệ được những cánh rừng luôn xanh tươi.
- Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện nay, nếu biết vận dụng tốt các phong tục tập quán, luật lệ quản lý và bảo vệ rừng trên cơ sở của Luật bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước để xây dựng nên một quy chế bảo vệ và phát triển rừng ở từng cơ sở thì việc quản lý, bảo vệ và khái thác tài nguyên rừng sẽ có hiệu quả hơn..
- Bảo vệ tài nguyên nước.
- Ngoài pháp luật về tài nguyên nước của Nhà nước, ở các dân tộc thiểu số nước ta từ lâu đã có những phong tục tập quán, luật lệ bảo vệ và giữ gìn nguồn nước rất cụ thể, họ đều cho rằng có nước sẽ có tất cả.
- Để bảo vệ tốt nguồn nước, dân tộc Thái có những quy định rất chặt chẽ về các vùng nước, các khúc sông suối, họ thường quy những vùng nước, khúc sông suối cần bảo vệ thành những vùng linh thiêng như “vũng cấm” (văng hảm).
- Để giữ gìn, bảo vệ nguồn nước thường xuyên cho các con sông, suối và các mạch nước ngầm, người Thái đã sớm biết tạo ra và bảo vệ các khu rừng đầu nguồn.
- Luật tục Gia Lai có những quy định rất cụ thể về bảo vệ nguồn nước, nước sạch, như: Cấm làm nhà nơi nguồn nước, nơi có mạch ngầm, mạch phun, ỉa đái làm ngập “hầm cua hay hang cá lóc.
- Nói chung, cách thức bảo vệ, gìn giữ nguồn nước của các dân tộc thiểu số chủ yếu là bảo vệ rừng đầu nguồn, nơi tạo ra nguồn nước, cấp nước sinh hoạt cũng như trồng trọt.
- Hầu như các dân tộc đều có những quy định về bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ mạch nước ngầm, bảo vệ các khúc sông, suối chạy qua làng, bản của họ.
- Điều đặc biệt ở đây là các dân tộc đều rất chú ý, cấm kỵ việc làm dơ bẩn nguồn nước..
- Tuy nhiên việc ban hành là như vậy, nhưng việc thực thi có hiệu quả lại là một vấn đề khác, vấn đề triển khai còn rất chậm, nội dung chung chung, không cụ thể, mọi việc đều được quy về Nhà nước và hầu như các vùng dân tộc miền núi không biết đến luật này mà các dân tộc thiểu số nước ta chủ yếu thực hiện bảo vệ nguồn nước theo phong tục tập quán, các luật lệ của dân tộc và bảo vệ về tài nguyên nước có hiệu quả rất cao.
- Vì vậy, cùng với sự ra đời của Luật tài nguyên nước, nếu biết kết hợp tốt với các phong tục tập quán, Luật tục của các địa phương, các dân tộc thiểu số thì hiệu quả bảo vệ, giữ gìn tài nguyên nước của cả nước sẽ cao hơn..
- Tài nguyên đất đai.
- Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ rừng, đất rừng, đất đai nói chung nhưng hiệu quả đạt được lại không được như ý muốn.
- Trong khi đó, ở các dân tộc thiểu số miền núi nước ta có rất nhiều kinh nghiệm, phong tục tập quán trong việc bảo vệ tài nguyên đất.
- Nhiều dân tộc đã hình thành những bộ Luật tục và có những quy định về bảo vệ đất đai rất cụ thể mà chủ yếu là đất rừng..
- Trong Luật tục Êđê đã có hẳn một chương quy định về đất đai và người chủ đất, như về chăm nom đất đai, không để mất người chủ đất, quyền hạn, quyền lợi và nhiệm vụ của người chủ đất, về việc lấn chiếm đất đai, xâm phạm đất đai.
- (Điều 232 – Luật tục Êđê).
- Và những người được gọi là chủ đất có trách nhiệm rất lớn đối với đất đai thuộc quyền quản lý cuả họ, họ phải có nhiệm vụ đi thăm đất (Điều 233 – Luật tục Êđê), đi thăm là để đất đai mãi mãi tốt tươi, để nước không ngừng chảy, để chuối mía mọc xum xuê.
- Về việc lấn chiếm đất đai cũng được quy định tai Điều 234 - 235.
- Còn Luật tục M’nông quy định về bảo vệ, quản lý đất đai, như quy định về tội bán đất rừng: “…Bán đất bon làng khiếu nại.
- Còn ở Luật tục Thái cũng có quy định về quản lý, sử dụng và khai thác đất đai.
- Về việc quản lý đất đai, trong Luật tục cũng có những điều luật như:.
- Với những quy định truyền thống như vậy đã có một thời kỳ dài các dân tộc thiểu số miền núi nước ta đã rất thành công trong việc quản lý khai thác và sử dụng đất đai (chủ yếu là đất rừng).
- Vậy, tại sao hiện nay chúng ta không vận dụng những quy định do đồng bào các dân tộc thiểu số đặt ra và được thi hành bao đời nay để thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra đối với các dân tộc miền núi.
- Trong thời gian gần đây, do không hiểu Luật tục (phong tục tập quán) và những quy định truyền thống của đồng bào về quyền sở hữu đất đai, đã dẫn đến những tranh chấp về đất đai giữa các đồng bào với nhau, giữa người kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số, giữa các tổ chức làm kinh tế…, các cơ quan nhà nước, thậm chí cả các đơn vị bộ đội với các dân tộc thiểu số..
- Bảo vệ động thực vật.
- Cũng như việc quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường khác, động thực vật cũng được các dân tộc thiểu số miền núi nước ta quản lý, bảo vệ và khai thác rất hiệu quả bằng các phong tục tập quán, Luật tục truyền thống từ rất lâu..
- Trong Luật tục M’nông có đến hàng trăm điều luật khác nhau, trong đó có khá nhiều điều luật liên quan đến các loại động thực vật, như.
- Luật tục M’nông còn đề cập tới các tội vi phạm đến con voi rất nhiều như tội gây thương tích cho voi.
- Tội bắn voi rừng cũng được coi là tội nặng và được phản ánh khá rõ ràng trong các điều của Luật tục M’nông:.
- Nếu người nào săn bắn làm chết các loài thú hiếm, Luật tục buộc người đó phải nộp phạt rất nặng để tạ tội vớ thần linh..
- Vấn đề này được Luật tục M’nông quy định trong điều Tội thuốc cá: “Thuốc cá làm suối nghèo.
- Muốn ăn cá dùng rổ mà vớt…” tức là làm gì cũng phải bảo vệ nòi giống, không được giết hàng loạt “Làm chết sạch cả tép, cả cua.
- Tội thuốc cá không ai đền nổi” (Luật tục M’nông - Điều Tội thuốc cá suối) [5]..
- Luật tục Êđê cũng có nhiều điều liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác động thực vật..
- Con voi cũng được Luật tục Êđê đề cập tới nhiều như: “Nếu làm voi đau ở chân thì anh ta (người vi phạm) phải chăm sóc voi, băng bó cho voi, khấn lên bài khấn cầm máu cho voi, đặt cho voi các thứ thuốc để lành sẹo vết thương, nếu máu vẫn chảy, vết thương không khô, người ta không còn đóng bành trên lưng voi được nữa, nếu voi không ăn cỏ (voi chết) thì anh ta phải đền lại giá trị hoặc thay thế một con voi khác to bằng” (Điều 222 - Luật tục Êđê)..
- Về vấn đề này Luật tục Gia Lai cũng có những điều luật quy định chặt chẽ, như: việc bảo vệ thú rừng:.
- Hoặc để bảo vệ tốt các loài thú rừng họ thường có những sự tích nhằm nhắc nhở con người, như sự tích về con dộc/voọc…..
- Trong các bộ Luật tục của dân tộc Thái rất ít đề cập đến việc bảo vệ, khai thác các loài động thực vật.
- Ví dụ: ở người Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La) khi con cháu lớn lên các cụ (ông bà, bố mẹ…) thường chỉ bảo con cháu rất cẩn thận về cách thức bảo vệ các loại động, thực vật như khi đi đánh cá cũng phải có mùa, tránh đánh bắt cá vào mùa cá đẻ, tránh săn bắn thú rừng vào mùa sinh nở, hoặc một số dòng họ của người Thái thường được gắn với một loài động thực vật nào đó như hổ, chim, khỉ… Khi đã gắn với loài đó như vậy thì dòng họ đó không được giết hại, cũng như ăn thịt loài.
- Chỉ với những phong tục truyền thống, những quy định đơn giản như vậy, nhưng đã có một thời kỳ dài các dân tộc thiểu số ở nước ta đã rất thành công trong việc bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm cũng như các loại động thực vật phục vụ đời sống hàng ngày của họ..
- Tóm lại, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay thì việc giữ gìn, phát huy các phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc thiểu số về bảo vệ tài nguyên môi trường là rất cần thiết..
- Nhìn một cách khái quát, chúng ta thấy rằng các quy định của Luật tục mặc dù rất manh mún, nhỏ mọn, phạm vi áp dụng hẹp và có lẽ còn là lạc hậu, lỗi thời, không khoa học, nhưng đi sâu tìm hiểu chúng ta thấy rất hợp lý, phù hợp với từng địa phương, đời sống của từng tộc người cụ thể.
- Có thể khẳng định rằng nó thể hiện tính tự quản rất cao trong việc quản lý xã hội nói chung và trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái phục vụ cho riêng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tuy nhiên, với các quy định của Luật tục như vậy chỉ phù hợp với xã hội trong điều kiện thuần tuý về mặt nông nghiệp, có thành phần cư dân thuần nông.
- Vì vậy, với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc thực hiện những quy định của Luật tục cũng sẽ có những biến đổi.
- Do đó, cùng với hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta hiện nay, chúng ta có thể xây dựng quy chế dân chủ cơ sở (quy ước địa phương) trên cơ sở kế thừa những yếu tố tốt đẹp của Luật tục truyền thống, đó là tính cộng đồng (mọi người cùng tham gia xây.
- dựng và chấp hành), tính nhân bản và hợp lý (đề cao trách nhiệm, hình phạt có lý có tình) và đưa vấn đề bảo vệ các thành phần quan trọng của môi trường của quốc gia như rừng, nguồn nước, đất rừng, động thực vật quý hiếm … nằm trong địa bàn địa phương.
- Làm được như vậy, vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường của quốc gia sẽ có hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi người dân hưởng ứng tham gia..
- [1] Lê Hồng Sơn, Vai trò của phong tục tập quán và việc kế thừa phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật, Luật tục và phát triển nông thôn hiện.
- [2] Viện Dân tộc học, Tư liệu lịch sử và xã hội dân tộc Thái.
- Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 [3] Hoàng Xuân Tý, Vai trò của Luật tục vùng cao.
- trong công tác giao đất, khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 [4] Bế Viết Đẳng (chủ biên), 50 năm các dân tộc.
- [5] Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Luật tục M’nông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998