« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược phát triển Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- LÊ HỒNG NGỌC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- LÊ ANH TUẤN HÀ NỘI - 2010 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 1 MỤC LỤC TrangLỜI CAM ĐOAN BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .
- Mục đích nghiên cứu của luận văn .
- Kết cấu luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC .
- Những khái niệm cơ bản về chiến lược .
- Khái niệm chiến lược .
- Quản trị chiến lược .
- Hoạch định chiến lược .
- Phân loại chiến lược .
- Phân loại theo phạm vi của chiến lược .
- Quy trình hoạch định chiến lược .
- Những yêu cầu khi xây dựng chiến lược .
- Phân tích môi trường vĩ mô .
- Phân tích môi trường bên trong .
- Phương pháp phân tích và lựa chọn chiến lược .
- Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển tổ chức là một cơ sở giáo dục đào tạo.
- Một số Qui định về định mức đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề KẾT LUẬN CHƯƠNG Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 2CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ HÀ NỘI ....48 2.1.
- Quá trình hình thành và phát triển .
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức .
- Phân tích thực trạng phát triển của Trường THKT&NVHN .
- Phân tích Cơ cấu tổ chức và và chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên .
- Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến CL phát triển của Trường.
- Môi trường vĩ mô .
- Môi trường vi mô .
- Nguy cơ KẾT LUẬN CHƯƠNG CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..91 3.1.
- Mục tiêu phát triển trường THKT & NVHN .
- Xây dựng chiến lược phát triển trường THKT&NVHN đến năm .
- Đánh giá sơ bộ các chiến lược, quyết định chọn chiến lược cho trường THKT &NVHN đến năm .
- Một số giải pháp thực hiện .
- Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy .
- Giải pháp phát triển cơ sở vật chất.
- Tổng hợp kết quả chấm điểm cho các chiến lược của chuyên gia.
- 139 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 3LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, nội dung luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, không sao chép nội dung từ bất kỳ luận văn nào trước đó, phần tài liệu có trích dẫn nguồn rõ ràng.
- Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2010 Lê Hồng Ngọc Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 4 BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung đầy đủ 1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BLĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 3 CB Cán bộ 4 CĐ Cao đẳng 5 CĐN Cao đẳng nghề 6 CL Chiến lược 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 ĐH Đại học 9 ĐVHT Đơn vị học trình 10 LT Lý thuyết 11 MH Môn học 12 QTKD Quản trị kinh doanh 13 GV Giảng viên 14 SV Sinh viên 15 TCN Trung cấp nghề 16 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 17 THCS Trung học cơ sở 18 THPT Trung học phổ thông 19 TH Thực hành 20 THKT&NVHN Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Tên bảng biểu TrangBảng 1.1.
- Kết quả chấm điểm cho các chiến lược của chuyên gia 96Bảng 3.4.
- Phần thặng dư từ học phí sau khi đã trả lương và bảo hiểm xã hội 108 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị TrangHình 1.1.
- Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện 10Hình 1.2.
- Quá trình quản trị chiến lược 14Hình 1.3.
- Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát với chiến lược bộ phận 16Hình 1.4.
- Qui trình hoạch định chiến lược theo quan điểm của Garry D.Smith 17Hình 1.5.
- Mô hình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R.David 18Hình 1.6.
- Qui trình hoạch định chiến lược 19Hình 1.7.
- Mô hình ma trận các yếu tố bên trong - bên ngoài IE 41Hình 1.12.Mô hình ma trận chiến lược chính 42Hình 1.13.
- Sơ đồ tổ chức của trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội 50 Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 7PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Để khắc phục các khó khăn thách thức đặt ra, Đảng, Chính Phủ đã đặc biệt quan tâm tới công cuộc phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó đào tạo Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm.
- Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động đào tạo, nhưng để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và đón đầu những năm tới thì việc đặt ra một mục tiêu cao hơn và xây dựng một chiến lược tổng thể với các giải pháp cụ thể để thực hiện là một nhu cầu cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, ngành Xây dựng và toàn xã hội.
- Căn cứ vào các lý luận khoa học có được trong quá trình học tập, nghiên cứu, căn cứ từ tình hình thực tế của xã hội và của Nhà trường, với mong muốn được góp một phần sức lực bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển của Trường trung Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 8học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược phát triển trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2020”, làm đề tài nghiên cứu cho mình.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn : Hoạch định chiến lược và các giải pháp nhằm phát triển trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2020 thành một Trường đào tạo đa ngành nghề, đa cấp độ, cung cấp lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao cho ngành Xây dựng nói riêng và cho xã hội nói chung.
- Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được thể hiện trong 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược Chương 2 : Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược phát triển trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Chương 3 : Chiến lược phát triển trường Trung học kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1.1.
- Những khái niệm cơ bản về chiến lược 1.1.1.
- Khái niệm chiến lược Thuật ngữ "chiến lược" xuất hiện từ lâu theo tiếng Hy lạp cổ "Strategos" có nghĩa là nghệ thuật của giới quân sự, nó nói đến kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh, nó được hiểu như là một nghệ thuật của giới quân sự, nó cũng được hiểu như là một nghệ thuật chỉ huy để có thể lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh hay nói cách khác là biết tận dụng tối đa mặt mạnh của mình và khai thác tối đa mặt yếu của đối phương để giành được chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, do vậy nó được hiểu ở mức độ là nghệ thuật hơn là khoa học.
- Theo thời gian chiến lược không chỉ dừng lại ở lĩnh vực quân sự mà nó đã được phát triển sang các lĩnh vực khác như: Chính trị, Văn hóa, Công nghệ, Môi trường.
- đến những năm đầu của thế kỷ 20 chiến lược bắt đầu phát triển trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.
- Hiện nay chiến lược đã được xây dựng và sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và thực tế nó đã mang lại những thành quả to lớn với những chiến lược được xây dựng đúng, phù hợp với lĩnh vực hoạt động, khả năng của các tổ chức .
- Do sự phát triển và dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả nên chiến lược được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, như: Theo alfred chanlder đại học havard “ chiến lược là xác định mục tiêu cơ bản dài hạn cho một tổ chức, lựa chọn tiến trình hoạt động và phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”.
- Theo wiliam glueck: “chiến lược là một kế hoạch thống nhất dễ hiểu, tổng hợp, được soạn thảo để đạt được các mục tiêu đề ra”.
- Theo M.Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ.
- Theo Alain Charles Martinet: “Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những quyết định và hành động chính xác của doanh nghiệp”.
- Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 10Theo luận văn này: chiến lược là tổng thể các sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp cần thiết nhắm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bền vững trong một bối cảnh thị trường nhất định.
- Do thuật ngữ chiến lược thường được dùng cho cả dự định chiến lược và chiến lược được triển khai thực tế, cho nên chúng ta cần phân biệt rõ chiến lược dự định và chiến lược triển khai.
- Trong thực tế chiến lược dự định rất hiếm khi được triển khai đúng như dự kiến ban đầu, mà thường có sự thay đổi ít nhiều so với dự kiến ban đầu, sở dĩ chiến lược triển khai thực tế thường có sự thay đổi so với dự định chiến lược ban đầu là do trong nhiều nguyên nhân, có thể trong quá trình thực hiện chiến lược môi trường hoạt động có sự thay đổi tác động tới, hoặc trong quá trình thực hiện việc đưa các quyết định riêng lẻ không tham chiếu tới định hướng chiến lược, có thể phân biệt theo ba trường hợp sau (hình 1.1): Trường hợp 1 Trường hợp 3 Trường hợp 2 CL dự định CL thực hiện ≡ CL dự định Thực hiện tuân theo CL dự định CL dự định CL thực hiện ≠ CL dự định Thực hiện thích ứng vớimôi trường thay đổi Thay đổi môi trường CL thực hiện = CL xuất hiệnRa quyết định riêng lẻ khôngtham chiếu các định hướng chiến lược Hình 1.1.
- Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện Nguồn: giáo trình Quản trị chiến lược Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 11 1.1.2.
- Quản trị chiến lược 1.1.2.1.
- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
- Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật, một khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức”.
- Quản trị chiến lược có thể hiều một cách gắn gọn là một quá trình thực hiện gồm 3 giai đoan: Hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện chiến lược và kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược.
- Ba giai đoạn gắn bó với nhau là một quá trình duy nhất, giai đoạn hoạch định chiến lược là một quá trình có hệ thống nhằm xác định các mục tiêu dài hạn cùng các định hướng giải pháp và các nguồn lực cần thiết đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, mục đích chủ yếu của doanh nghiệp.
- Giai đoạn triển khai chiến lược là giai đoạn thực hiện phối kết hợp các nguồn lực hiện có đồng thời nó cũng gồm các biện pháp triển khai ở cấp độ nhân lực.
- Kiểm soát chiến lược là giai đoạn gần như được thực hiện đồng thời với giai đoạn triển khai chiến lược, ở gia đoạn này phải tiến hành thu thập và xử lý thông tin để trả lời các câu hỏi: Chiến lược thực hiện như thế nào? Những giả thiết, tiền đề quan trọng trong các dự định chiến lược có phù hợp với thực tế hay không? Trong quá trình thu thập thông tin phản hồi mà phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa dự định chiến lược và việc triển khai, hoặc nếu những tiền Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 12đề trong các chiến lược không đúng với thực tế thì phải xem xét lại quá trình hoạch định chiến lược và tiến hành hoạch định lại từ đầu.
- Sự cần thiết của quản trị chiến lược Ngày nay quản trị hiện đại đang phải đương đầu với các vấn đề lớn như: Quá trình quốc tế hoá ngày một diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, Cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ diễn ra như vũ bão, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đó là ba vấn đề lớn mà các nhà quản trị các tổ chức ngày nay phải giải quyết.
- Tận dụng những cơ hội của quá trình quốc tế hoá và đương đầu với cạnh tranh toàn cầu trở thành thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và nó cũng là thách thức lớn đối với khoa học quản trị trong hiện tại và trong tương lai.
- Bên cạnh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế trên toàn thế giới thì các tổ chức, các doanh nghiệp còn phải đối đầu với tốc độ phát triển nhanh và mạnh như vũ bão của khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
- Khoa học - Công nghệ phát triển nó mang đến cho các tổ chức trong nền kinh tế nhiều thuận lợi như sản phẩm, dịch vụ ngày một đa dạng phong phú, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, song nó cũng tạo ra những thách thức to lớn cho các tổ chức đó là vòng đời của sản phẩm ngắn lại do các tổ chức không ngừng áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới tạo ra các thế hệ sản phẩm thay thế mang nhiều tiện ích hơn, thân thiện và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, những dây chuyền sản xuất nhanh bị lạc hậu là những thách thức rất lớn đỗi với mỗi tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế mà khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển như vũ bão.
- Quá trình toàn cầu hoá cùng với tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng môi trường kinh doanh.
- Môi trường Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 13kinh doanh ngày một rộng lớn, tốc độ giao thương ngày một nhanh điều này dẫn đến kỹ năng phân tích, yếu tố quyết định của sự phát triển trong điều kiện môi trường ổn định trở nên không đủ cho sự tồn tại và phát triển, quản trị sự thay đổi với tư duy chiến lược nhạy bén có một ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức trong nền kinh tế hiện đại.
- Qua những đặc điểm lớn vừa là cơ hội vừa là thách thức đã phân tích ở trên chúng ta thấy quản trị chiến lược có một vai trò đặc biệt quan trọng, đó là: Quản trị chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu và tầm nhìn của một tổ chức.
- Mục tiêu là những kết quả, những tiêu đích cụ thể mà tổ chức cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất đinh.
- Mục tiêu phải có vai trò như những công cụ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu lớn hơn và phải đạt được tới sứ mạng và tầm nhìn của tổ chức.
- Sứ mạng là những tuyên bố của một tổ chức về việc tổ chức đó tồn tại nhằm mục đích gì? cụ thể là tổ chức tồn tại để sản xuất sản phẩm gì? bán sản phẩm đó ở đâu? khách hàng là những ai? công nghệ áp dụng và chiết lý kinh doanh mà tổ chức theo đuổi như thế nào.
- Tầm nhìn gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của tổ chức về những điều mà tổ chức đó muốn đạt tới Quản trị chiến lược quan tâm một cách rộng lớn tới các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đòi hỏi nó phải thoả mãn và đáp ứng được các nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan như, khách hàng, các nhà cung ứng, người lao động, chủ sở hữu …Nhu cầu của các tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức có thể khác nhau, xung đột về lợi ích thậm chí là mâu thuẫn với nhau vì vậy, quan tâm giải quyết các nhu cầu, lợi ích của các bên liên quan đến tổ chức là một việc làm cần được quan tâm, tổ chức phải giải quyết hài hoà các lợi ích của tất cả các bên liên quan đến tổ chức như: người lao động, chủ sở hữu, bạn hàng, khách hàng … Quản trị chiến lược gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn.
- Nghĩa vụ của nhà quản trị là đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững, muốn vậy thì phải có quan điểm phát triển dài hạn, có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của tổ chức.
- Mục tiên chiến lược dài hạn là cơ sở quan trọng cho kế hoạch và mục tiêu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 14ngắn hạn.
- việc đạt được các mục tiêu ngắn hạn trong chiến lược dài hạn là tiền đề để tổ chức thực hiện được sứ mạng và tầm nhìn của mình.
- Quản trị chiến lược nhằm đưa tổ chức đạt được hiệu suất và hiệu quả cao hơn, tức là giải quyết đúng công việc và thực hiện đúng cách.
- Quản trị chiến lược được tóm tắt theo sơ đồ khối tại hình 1.2: 1.1.3.
- Hoạch định chiến lược 1.1.3.1.
- Khái niệm Hoạch định chiến lược là quá trình thiết lập sứ mạng, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các mặt mạnh, yếu bên trong tổ chức, nguy cơ và cơ hội bên ngoài của tổ chức, đề ra các mục tiêu dài hạn, xây dựng và lựa chọn các chiến lược thay thế.
- Các nhà chiến lược phải phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức hiện tại và tương lai để xây dựng chiến lược.
- Sứ mạng và mục tiêu Phương án chiến lược Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp kinh doanh Chiến lược cấp chức năng Thực hiện, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện chiến lược Môi trường bên trong(Mạnh và yếu) Môi trường bên ngoài(thời cơ và nguy cơ) Hình 1.2.
- Quá trình quản trị chiến lược Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Lê Hồng Ngọc Khoa Kinh tế & Quản lý 15Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài tổ chức không kiểm soát được, môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
- Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: Kinh tế, chính trị, chính phủ, luật pháp, văn hoá - xã hội, nhân khẩu, địa lý, công nghệ, thông tin … Môi trường vi mô gồm có các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức như: Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
- Môi trường bên trong gồm các yếu tố của chính nội tại tổ chức, mà tổ chức đó hoàn toàn có thể kiểm soát đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố đó gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, Marketing, năng lực sản xuất, ứng dụng công nghệ, năng lực quản trị.
- Lợi ích của hoạch định chiến lược Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển phải luôn trả lời được các câu hỏi: Chúng ta là ai? chúng ta đang ở đâu? chúng ta đi đến đâu? làm thế nào để đi tới đó? làm thế nào để biết mình đang đi đến đó? Việc hoạch định được chiến lược sẽ giúp tổ chức luôn trả lời được các câu hỏi trên, điều đó giúp nhà quản trị định hướng đi đến mục tiêu tốt nhất, nếu không có chiến lược có thể sẽ nhận lấy hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động, nếu thiếu chiến lược hay áp dụng một chiến lược sai lầm.
- Vì vậy giai đoạn hoạch định chiến lược rất quan trọng, giúp nhà quản trị tổ chức hiểu tường tận các yếu tố về con người, các bộ phận bên trong tổ chức cũng như phân tích và đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức.
- Hoạch định chiến lược đem lại lợi ích lâu dài cho tổ chức, giúp tổ chức đi đến mục tiêu xa hơn, nó là kim chỉ nam cho tổ chức đi đúng hướng với sứ mạng và tầm nhìn đã xác định 1.2.
- Phân loại chiến lược 1.2.1.
- Phân loại theo phạm vi của chiến lược Mỗi chiến lược đều hoạch định tương lai phát triển của tổ chức, có thể chia chiến lược thành hai cấp.
- Chiến lược tổng quát:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt