« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kiến nghị về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin qua hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Một số kiến nghị về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin qua hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay.
- Tóm tắt: Quyền tiếp cận thông tin là một quyền con người cơ bản, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội trong đó bao gồm hoạt động báo chí.
- Các tác giả đã tiến hành phân tích mối tác động qua lại giữa quyền tiếp cận thông tin và hoạt động báo chí với quan điểm coi hoạt động báo chí là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu cho bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, và ngược lại quyền tiếp cận thông tin cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện các hoạt động truyền thông của báo chí, đặc biệt đối với những thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.
- Từ xem xét dưới góc độ lý luận, các tác giả đưa ra những đánh giá về thực tiễn bảo đảm quyền tiếp cận thông tin qua hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện..
- Quyền tiếp cận thông tin, theo nhận thức chung, là khả năng của người dân có thể tiếp cận tới những thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ liên quan đến các chính sách, pháp luật và việc thực thi của các cơ quan nhà nước.
- tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới”[1].
- Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều quan điểm cho thấy tính cấp thiết của việc ban hành một đạo luật riêng về quyền tiếp cận thông tin..
- Vì không có thông tin thì người dân không thể biết, không thể bàn, không thể làm, không thể kiểm tra về bất cứ vấn đề gì.
- Nói một cách khác tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân đều chỉ có thể đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền tiếp cận thông tin”[2].
- Và xét trong bối cảnh thực tiễn, một số nguyên nhân cơ bản khác thể hiện tính cấp thiết xây dựng luật về tiếp cận thông tin như “sự bùng nổ về kinh tế.
- Cùng với đó, sự nối lại việc thực hiện dự án luật về quyền này (vốn đã bị ngưng trệ từ năm 2009, có lẽ vì muốn đợi Hiến pháp mới để phù hợp) đã càng khẳng định Nhà nước Việt Nam có mối quan tâm lớn đến việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân..
- Tuy nhiên, với bản chất là một quyền cơ bản hỗ trợ nâng cao dân chủ và minh bạch hoạt động của các cơ quan công quyền, quyền tiếp cận thông tin có mối liên hệ với nhiều lĩnh vực trong đời sống như tham gia quản lý nhà nước, quyền tự do báo chí, quyền hội họp hòa bình, quyền được bảo vệ đời tư và an ninh cá nhân,….
- Do đó, để đảm bảo thực thi quyền tiếp cận thông tin có hiệu quả, không đơn thuần là cần có một đạo luật riêng về tiếp cận thông tin mà còn cần lưu ý đến những lĩnh vực liên quan kể trên nhằm tạo ra “môi trường sống” thuận lợi khi luật về quyền tiếp cận thông tin được ban hành..
- Với nhận định rằng, hoạt động báo chí, bên cạnh những chức năng khác, cũng là một công cụ quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân.
- Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin cũng là cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động báo chí, góp phần nâng cao tính dân chủ và sự tham gia của người dân vào các hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Không chỉ vậy, cả quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do báo chí đều không phải là những quyền con người mang tính tuyệt đối theo tinh thần của pháp luật quốc tế về quyền con người.
- Chẳng hạn như cơ quan nhà nước không thể viện dẫn giới hạn của quyền tiếp cận thông tin để che giấu, hạn chế khả năng tiếp cận của báo chí.
- ngược lại, không thể nhân danh tự do báo chí để xâm phạm vào những thông tin đời tư được pháp luật bảo vệ.
- Với mục đích góp phần nâng cao hơn nữa những tác động tích cực giữa hai quyền này, chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin với quyền tự do báo chí, qua đó cung cấp một số góp ý cho thực tiễn hiện nay ở Việt Nam..
- Hoạt động báo chí là công cụ bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân.
- Do không có thông tin đầy đủ, người dân có thể sẽ bàng quan với những hành vi sai trái của công chức nhà nước với tâm lý “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, “con kiến kiện củ khoai.
- Để hạn chế được những vấn đề còn tồn tại như vậy, hoạt động báo chí với chức năng cung cấp thông tin sẽ là cầu nối quan trọng giúp người dân có thêm những thông tin cần thiết để trên cơ sở đó thực hiện những quyền công dân của họ..
- Về lý luận, dễ dàng tìm thấy những cơ sở để xác định báo chí chính là một công cụ thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
- hội mà không bị kiểm duyệt hay hạn chế và để thông tin quan điểm của công chúng.
- Qua đó có thể thấy, quan điểm chung trong luật nhân quyền quốc tế là cần xây dựng nền tảng truyền thông tốt, trong đó bao gồm cả báo chí để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của người dân.
- Việc giới hạn hoạt động báo chí, kiểm duyệt thông tin không được khuyến khích và phải bị coi là cản trở đối với quyền tiếp cận thông tin, đặc biệt đối với những thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan công quyền như những sai phạm, không minh bạch, tham nhũng,….
- Trên thực tế, hoạt động báo chí tuy không chỉ giới hạn ở chức năng cung cấp thông tin nhưng đây là chức năng quan trọng hàng đầu giúp cho thông tin có thể được lưu thông rộng rãi trong cộng đồng, bao gồm cả khu vực công quyền và khối dân sự.
- Xét theo mỗi khía cạnh quyền tiếp cận thông tin, hiểu theo nghĩa rộng sẽ có nội hàm gồm ba khả năng là tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin ta thấy:.
- Việc thực hiện tìm kiếm thông tin đã ngày càng trở nên đơn giản hơn với công chúng nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng, đặc biệt với sự xuất hiện của hệ thống báo chí điện tử đã xóa đi những giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian tìm kiếm thông tin..
- Việc tiếp nhận thông tin của công chúng không chỉ gia tăng về số lượng nguồn tin mà qua đó, công chúng có thể đánh giá được chất lượng thông tin ở những nguồn khác nhau để có được thông tin hữu ích nhất với nhu cầu của mình.
- Vấn đề nằm ở chỗ người đọc có đủ năng lực để tiếp nhận đúng và đủ thông tin để phục vụ cho bản thân hay không..
- Quyền tiếp cận thông tin là cơ sở bảo đảm các hoạt động báo chí.
- Thông tin là một nguồn quan trọng của mọi hoạt động báo chí, nếu như bản thân báo chí không có “quyền được biết” thì họ khó có thể hoạt động[6].
- Đối với báo chí, nguồn cung cấp thông tin là cần thiết để đánh giá chất lượng của thông tin.
- Và để thông tin trở thành phần tri thức, thậm chí tác động đến tư tưởng thì vai trò xử lý thông tin thuộc về nghiệp vụ báo chí của chính các nhà báo.
- Sau đó, thông tin được chuyển dịch từ nhà báo, cơ quan báo chí đến công chúng để cung cấp thông tin, giúp thay đổi hay định hướng nhận thức và hành vi.
- Từ quy trình trên có thể thấy thông tin chính là điểm khởi đầu, là nguồn cơ bản nhất của quá trình làm truyền thông nói chung và hoạt động báo chí nói riêng..
- Đối với việc xem xét mối tác động của quyền tiếp cận thông tin với hoạt động báo chí, ở đây cần xác định rõ quyền tiếp cận thông tin là đối với những thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ trong quá trình quản lý, điều hành công vụ mà không mở rộng đến khối thông tin vô tận do các chủ thể dân sự nắm giữ, mặc dù trong một số trường hợp hai phạm vi này có sự trùng lặp như khi thông tin nắm giữ bởi tổ chức dân sự nhưng có nhận được sự hỗ trợ của nhà nước trong các hoạt động..
- Ngoài việc xác định phạm vi thông tin như trên, để đánh giá đúng mối tác động của quyền tiếp cận thông tin với hoạt động báo chí cần xác định rõ những chức năng, nhiệm vụ của báo chí để xác định cách mà quyền tiếp cận thông tin tác động, cụ thể là:.
- Thứ nhất, báo chí có chức năng thông tin..
- Như đã đề cập ở trên, thông tin nói chung đều là nguồn quan trọng của hoạt động báo chí.
- Đặc biệt hơn thế, những thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ, với những đặc thù của loại thông tin này, lại càng là những nguồn quan trọng do mang tính chính thống và có ảnh hưởng nhất định đến mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân..
- Do đó, quyền tiếp cận tới những thông tin này cần phải được đảm bảo, nhất là dành cho khối báo chí để từ đây thông tin về hoạt động của các cơ quan công quyền có thể lan tỏa một cách nhanh nhất tới cộng đồng và qua đó, cũng là cách nhanh nhất để nhận lại được những phản hồi của công chúng.
- Đây cũng được coi là chức năng hàng đầu, cốt lõi nhất của báo chí do “Báo chí thực hiện chức năng thông tin - giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng khác.
- Mọi chức năng của báo chí đều được thực hiện thông qua con đường thông tin.
- Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, thông tin để thực hiện vai trò giám sát, quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chức năng văn hoá, giải trí...”[7].
- Hơn cả truyền đạt hay phổ biến thông tin, báo chí có thể giúp hình thành tư tưởng ở những người theo dõi bởi hoạt động báo chí không dừng ở việc cung cấp thông tin đơn thuần mà còn đưa ra những bình luận, đánh giá về thông tin đó.
- Chẳng hạn như với thông tin về một chính sách mới của nhà nước, nếu chỉ dừng lại ở cung cấp thông tin thì báo chí không khác gì một “đường ống” dẫn thông tin.
- Điều đó có nghĩa là, quyền tiếp cận thông tin càng được mở rộng thì báo chí càng có nhiều cơ sở để đánh giá và đưa ra bình luận, nhận định về những thông tin mà họ thu thập được.
- Về tác động của quyền tiếp cận thông tin đối với chức năng này của báo chí, có thể thấy rõ rằng nếu không có nguồn tin được tiếp cận thì báo chí không thể thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội.
- Như vậy, cả ba chức năng chủ yếu của hoạt động báo chí đều cơ bản phụ thuộc quyền tiếp cận thông tin nên có thể khẳng định rằng, báo.
- chí sẽ không còn là báo chí nếu không có sự bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin..
- Người dân ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18.
- Qua những con số nêu trên cho thấy tính cởi mở trong chính sách và pháp luật của Việt Nam về hoạt động báo chí, là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho việc thực thi quyền tiếp cận thông tin của người dân trên thực tế.
- Gần đây, thậm chí cả hoạt động thông tin báo chí của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) cũng nhận được nhiều phản hồi về cách cung cấp thông tin thiên lệch, một chiều và không xác thực nguồn tin.
- Vậy mối liên hệ với quyền tiếp cận thông tin ở đây là gì? Đa số độc giả vẫn có nhận định rằng các cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động ở Việt Nam thì những thông tin đưa ra sẽ mang tính chính thống, tức là có thể xác tín được.
- Tuy nhiên, với thực trạng cung cấp thông tin như những ví dụ điển hình vừa nêu, việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân đã trở nên mơ hồ, mông lung như chính nguồn gốc của những thông tin được cung cấp.
- Hệ quả là người dân rất khó để đưa ra những phản hồi chính xác và nguy hiểm hơn là sự thờ ơ với thông tin được mang tiếng là “chính thống”..
- Qua đó có thể thấy, thực trạng hệ thống công cụ cung cấp thông tin hiện nay ở Việt Nam, mà chủ yếu là qua báo chí đang có những vấn đề nghiêm trọng, ngay cả những chương trình do Đài truyền hình quốc gia thực hiện còn nhiều lỗi như vậy thì người dân còn biết đặt niềm tin vào đâu để tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác..
- Nguy hiểm hơn, việc cung cấp thông tin (đặc biệt là những thông tin về chính sách, pháp luật và việc thực thi chính sách, pháp luật) không chính xác có thể khiến nảy sinh tâm lý bất bình trong quần chúng đối với những hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Thành ủy Hà Nội) cung cấp thông tin về hoạt động của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, hỗ trợ nông dân Quảng Ngãi bán dưa hấu không chính xác đã khiến dư luận lo ngại về hoạt động của tổ chức Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.
- Với thông tin như vậy, chắc chắn uy tín của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và hơn nữa là lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan công quyền bị giảm sút nghiêm trọng.
- Cùng lúc đã làm giảm chất lượng cung cấp thông tin và giảm khả năng định hướng tư tưởng cho người tiếp nhận thông tin..
- Về định hướng thông tin, góp phần hình thành tư tưởng, nhận định của người theo dõi thông tin thông qua việc bình luận và đánh giá thông tin của chính các cơ quan báo chí.
- Gần đây hơn là những thông tin đăng tải về cuộc chiến tại Ucraina cùng những tranh chấp.
- Việc cung cấp và bình luận những thông tin một chiều như vậy dễ dẫn đến việc hình thành những định kiến của người tiếp nhận thông tin đối với những chủ thể được đề cập.
- Nguy hiểm hơn khi đối tượng khai thác lại là thông tin về những quốc gia khác, những xung đột đang diễn ra trên thế giới mà rất có thể gây phương hại đến đường lối ngoại giao của Việt Nam..
- Trở lại với ví dụ về vụ việc giữa báo Hà Nội Mới với Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, ở đây thay vì thực hiện chức năng cung cấp thông tin (dù còn chưa phù hợp như trên đã phân tích) thì nhóm phóng viên đã tự cho họ quyền đưa ra kết luận để định hướng dư luận về hoạt động của tỉnh đoàn Quảng Ngãi trong khi báo chí đương nhiên không phải cơ quan có chức năng điều tra và kết luận điều tra, càng không được dùng đến quyền tự do báo chí để xâm phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức khác với những ngôn từ như “trắng trợn ăn chênh của nông dân”,.
- Ở đây cho thấy hoạt động báo chí mặc dù chưa cẩn trọng xác minh thông tin nhưng đã vượt quá giới hạn của chức năng bình luận, đánh giá về thông tin.
- Vì vậy, thật đơn giản để báo chí, nhân danh tính phản biện xã hội mà cung cấp luồng thông tin một chiều, kích động tâm lý chống đối với những chương trình, dự án của cơ quan nhà nước..
- Qua những sự việc này cho thấy thậm chí ngay cả khi quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan, tổ chức báo chí được đảm bảo thì những kết quả đầu ra của chuỗi quy trình “xử lý thông.
- tin” theo nghiệp vụ báo chí chưa hẳn đã đảm bảo được quyền tiếp cận thông tin đúng, đầy đủ của công chúng.
- Ở đây đòi hỏi một mức độ trách nhiệm cao hơn của hoạt động báo chí đối với vai trò đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân..
- Trên cơ sở những phân tích như trên, chúng tôi cung cấp một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đảm bảo tiếp cận thông tin qua hoạt động báo chí như sau:.
- Thứ hai, luật định trách nhiệm của các cơ quan báo chí, nhà báo đối với đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác của nhân dân.
- Vấn đề này có thể được giải quyết trong Luật về tiếp cận thông tin nhằm giải quyết những thực trạng hiện nay ở Việt Nam mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
- Theo đó, cần bổ sung vào Điều 7 của Dự thảo Luật tiếp cận thông tin[12] về nghiêm cấm phổ biến sai thông tin ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.
- Đây là nội dung cần thiết do nội hàm của quyền tiếp cận thông tin là rộng với ba khả năng là tìm kiếm - tiếp nhận - phổ biến thông tin.
- nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin, của chủ thể tiếp nhận thông tin (ở khoản 3 về cấm sử dụng thông tin để xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm) nhưng còn chưa làm rõ trách nhiệm của chủ thể phổ biến thông tin.
- Ở đây có sự khác nhau giữa cung cấp thông tin, sử dụng thông tin với phổ biến thông tin, đặc biệt là phổ biến qua các kênh truyền thông, báo chí.
- Trong đó cần hiểu rằng, khả năng phổ biến thông tin là khả năng phái sinh từ việc tiếp nhận thông tin của một chủ thể nhất định (cá nhân, nhà báo.
- Do vậy, Điều 7 của dự thảo cần làm rõ hơn giới hạn của việc phổ biến thông tin như thế nào là bị cấm để đảm bảo trách nhiệm của những chủ thể thực hiện phổ biến thông tin, đặc biệt là qua báo chí.
- “Cung cấp, sử dụng, phổ biến thông tin gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Thứ ba, làm rõ cơ chế tiếp cận thông tin của báo chí ngay trong luật tiếp cận thông tin với tư cách một chủ thể đặc biệt không giống với chủ thể yêu cầu cung cấp thông tin là cá nhân, tổ chức dân sự.
- Do đó, cần quy định rõ ràng hơn cơ chế tiếp cận thông tin cho báo chí để đảm bảo tính thông tin kịp thời (giúp hạn chế những luồng thông tin xuyên tạc, gây mất uy tín của các cơ quan chính quyền.
- Theo đó, nên bổ sung vào Điều 12 của Dự thảo Luật tiếp cận thông tin về “Công bố, công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng” theo hướng cho phép cơ quan báo chí.
- có thể tiếp cận thông tin theo trình tự đặc biệt, rút gọn hơn so với trình tự thông thường trong trường hợp nguồn tin có giá trị định hướng, trấn an dư luận.
- “thông tin có thể cung cấp ngay” là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
- Do đó, thời hạn 07 ngày đối với các hoạt động báo chí có thể nói là quá chậm so với dòng chảy thông tin vốn có thể thay đổi hàng giờ, và hơn nữa có khả năng tiềm ẩn tình trạng quan liêu, sách nhiễu với lý do chưa hết thời hạn cung cấp thông tin.
- Một điểm khác nữa là về văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
- Theo quy định tại Điều 15 của Dự thảo luật thì thông tin trong văn bản chỉ có thể được thực hiện bởi cá nhân mà không có sự phân biệt giữa yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân và yêu cầu của cơ quan, tổ chức..
- Mặc dù cơ quan, tổ chức có thể đệ trình văn bản thông qua cá nhân đại diện hoặc được ủy quyền song với hoạt động báo chí nói riêng, đặc biệt là do tính cấp thiết của vấn đề cần làm rõ thông tin và chức năng phổ biến thông tin nhanh chóng thì nên có lựa chọn khác để thể hiện được vai trò của chủ thể yêu cầu cung cấp thông tin..
- hoặc minh chứng về việc nhân danh cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin”..
- Như vậy, mối tác động qua lại giữa quyền tiếp cận thông tin và hoạt động báo chí là rõ.
- Ở đó, mối tác động qua lại giữa quyền tiếp cận thông tin và báo chí ngày càng thể hiện rõ rệt và có thể đưa đến nhiều hơn những hệ quả trực tiếp (thay vì chủ yếu là gián tiếp như từ trước tới nay).
- và ngược lại, quyền tiếp cận thông tin được mở rộng nhờ vào chất lượng của báo chí.
- Để làm được điều đó thì các Dự thảo sửa đổi Luật báo chí và Luật về tiếp cận thông tin cần phải có những điều chỉnh như đã phân tích..
- [2] Thái Vĩnh Thắng, Sự cần thiết phải xây dựng Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay, Chuyên đề 19 thuộc Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin”, 2009-2010..
- [3] Vũ Công Giao, Phạm Quốc Anh, Sự cần thiết và đề xuất khuôn khổ của Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam, sách “Tiếp cận thông tin - Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2011..
- [7] Đỗ Chí Nghĩa, Vai trò của báo chí đối với việc bảo đảm và phát huy quyền được thông tin của