« Home « Kết quả tìm kiếm

Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận.
- Tóm tắt: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận là một quyền con người quan trọng.
- Việc nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia được Việt Nam thực hiện theo những lộ trình nhất định.
- Quá trình đó thể hiện đòi hỏi nội tại về phát triển tự do của con người Việt Nam và thể hiện cam kết của nước ta khi gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người.
- Bài viết này góp phần tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự do ngôn luận, đồng thời nghiên cứu quá trình nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn đảm bảo, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các thiết chế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam..
- Từ khóa: Quyền con người, Tự do ngôn luận, Quyền tự do ngôn luận, Nội luật hóa..
- Tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản.
- Quyền tự do ngôn luận là một trong bốn quyền chính trị cơ bản luôn được đặc biệt coi trọng, đó là: tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do biểu đạt (freedom of expression), tự do thông tin (freedom of information) và tự do lập hội và hội họp hòa bình (right to freedom of association and peaceful assembly).
- Tự do ngôn luận chính là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có.
- Khái niệm tự do ngôn luận có thể được tìm thấy trong các văn kiện chính trị-pháp lý quốc tế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại.
- Bộ Luật về quyền (Bill of Rights) của Vương quốc Anh ngay từ năm 1680 đã quy định quyền hiến định về tự do ngôn luận và còn nguyên giá trị tới ngày nay.
- Tuyên ngôn Dân quyền và nhân quyền của Pháp năm 1789 cũng đặc biệt khẳng định tự do ngôn luận như là một quyền cố hữu của con người.
- Điều 11 của Tuyên ngôn khẳng định “Trao đổi tự do các ý tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý giá nhất của con người.
- Mọi người đều có quyền được nói, viết, in ấn tự do.
- pháp luật đối với những hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận”..
- Một số nhà lập pháp và học giả cho rằng, tự do ngôn luận là một quyền đa diện và đa chiều (a multi-faceted right) vốn không chỉ bao gồm quyền biểu đạt, hay được phổ biến, chia sẻ thông tin và ý tưởng mà còn bao gồm ba khía cạnh đặc trưng sau đây.
- 1) Quyền tìm kiếm thông tin và ý tưởng.
- 2) Quyền tiếp nhận thông tin và ý tưởng.
- 3) quyền được phổ biến thông tin và ý tưởng[1].
- Như vậy, tự do ngôn luận và quyền tự do ngôn luận có mối liên hệ mật thiết với các quyền như quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin.
- Thuật ngữ tự do biểu đạt (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để đề cập đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào..
- Lý luận về tự do ngôn luận và quyền tự do ngôn luận chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận đối với việc thực hiện quyền con người nói chung và các quyền chính trị-dân sự nói riêng.
- Chính vì vậy, một nhà lập pháp và học giả hàng đầu của Hoa Kỳ Melvin Urofsky đã khẳng định: “Nếu có một quyền có giá trị hơn tất cả các quyền khác trong một xã hội dân chủ, thì đó chính là quyền tự do ngôn luận ” [2]..
- Tự do ngôn luận là nền tảng mà không có nó, nhiều quyền con người khác cũng không thực hiện được.
- Quyền được giữ quan điểm và tự do ngôn luận là cơ sở để thực hiện đầy đủ nhiều quyền con người khác, ví dụ để hưởng quyền tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử thì quyền tự do ngôn luận là cơ sở để con người thực hiện đầy đủ các quyền này.
- Mặt khác, cũng như các quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với các.
- Các điều 17 (quyền bất khả xâm phạm về đời tư và nhân thân), Điều 18 (quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo), Điều 25 (quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội) và Điều 27 (quyền của người thiểu số) đều có nội dung, yêu cầu được bảo đảm quyền giữ quan điểm riêng và quyền tự do ngôn luận.
- Hơn nữa, các quyền con người khác lại là cơ sở, thậm chí là điều kiện quan trọng và thiết yếu để quyền tự do ngôn luận được thực hiện, ví dụ quyền sống (Điều 6).
- quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 9).
- quyền tiếp cận thông tin (Điều 19)[3]….
- Có thể nói, quyền tự do ngôn luận có những đóng góp tích cực vào những khía cạnh khác của xã hội, đó là một nền xã hội quản trị tốt, pháp quyền và dân chủ.
- Các chính phủ có nhiệm vụ để loại bỏ các rào cản đối với tự do phát biểu và thông tin, và tạo ra một môi trường mà trong đó tự do ngôn luận và truyền thông tự do phát triển..
- Nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
- Trong các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người quan trọng.
- Quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) và tự do biểu đạt (freedom of expression) được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 19 của Tuyên ngôn Thế giới về quyền con.
- Theo đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến.
- kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp;.
- cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới..
- Ủy ban Nhân quyền khẳng định trong Bình luận chung số 34 rằng quyền được giữ quan điểm của mình và quyền tự do ngôn luận là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển đầy đủ của mỗi người.
- Chúng rất cần thiết cho bất cứ xã hội nào và tạo thành nền tảng vững chắc cho tất cả các xã hội tự do và dân chủ.
- Hai quyền này liên quan chặt chẽ với nhau bởi lẽ tự do ngôn luận sẽ cung cấp phương tiện để trao đổi và phát triển các ý kiến..
- Tự do ngôn luận là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình, đây là các nguyên tắc cần thiết cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
- Có một số các điều khoản khác có nội dung đảm bảo quyền được giữ quan điểm của mình và quyền tự do ngôn luận, đó là các điều 18, 17, 25 và 27.
- Ví dụ, tự do ngôn luận là không thể thiếu được hưởng các quyền tự do hội họp và lập hội, và thực hiện quyền bầu cử..
- Tuy nhiên, cũng như Bình luận chung số 10 trước đây, Bình luận chung số 34 đã khẳng định quyền tự do biểu đạt có thể phải chịu những hạn chế nhất định.
- Một số Công ước Nhân quyền khu vực cũng thừa nhận quyền tự do ngôn luận, hay tự do biểu đạt.
- Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1982..
- Việc nội luật các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia được Việt Nam thực hiện theo những lộ trình nhất định.
- Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng của con người.
- Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, quyền tự do ngôn luận đã được đề cập tại Điều 10 như sau:.
- “Công dân Việt Nam có quyền:.
- Tự do ngôn luận - Tự do xuất bản.
- Tự do tổ chức và hội họp - Tự do tín ngưỡng.
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”..
- Đến Hiến pháp 1959, quyền tự do ngôn luận tiếp tục được tái khẳng định trong Điều 25 và quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền này trong thực tế.
- Điều 25 ghi rõ: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình.
- Hiến pháp 1980 tiếp tục ghi nhận quyền tự do ngôn luận với những quy định chi tiết hơn về cơ chế thực hiện, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền này.
- Điều 67 Hiến pháp 1980 qui định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự.
- Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”.
- Hiến pháp 1992 và 2013 một lần nữa khẳng định đây là quyền cơ bản của công dân với ghi nhận công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- có quyền được thông tin.
- Như vậy, có thể nhận thấy quyền tự do ngôn luận đã được qui định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên và được cụ thể hóa trong tất cả các bản Hiến pháp sau này.
- Với tư cách là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, Hiến pháp còn quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc phải tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân thực hiện các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
- Đối với mỗi cá nhân, không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân..
- Quyền tự do ngôn luận được cụ thể hóa trong Điều 4 Luật Báo chí (ban hành năm 1989, được sửa đổi bổ sung năm 1999) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngay trong Lời nói đầu đã nêu rõ Luật Báo chí ra đời để bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.
- Đồng thời, “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
- Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể.
- Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.[5] Đây là những quy định cụ thể nhất, thể hiện sự tôn trọng, thừa nhận các quyền con người cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận..
- Luật Báo chí (1989) đã tách một phần của Điều 69 ( Hiến pháp 1992) hình thành các quy định cụ thể về quyền tự do báo chí với hai nội dung “quyền tự do báo chí” và “quyền tự do ngôn luận trên báo chí”.
- Quyền tự do ngôn luận là quyền hạn chế.
- Vì vậy, Điều 10 quy định những điều không được thông tin trên báo chí, bao gồm:.
- Như vậy, bên cạnh các quy định về quyền tự do ngôn luận, pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như của công dân.
- Việc ghi nhận quyền tự do ngôn luận của công dân trong pháp luật nước ta, một mặt thể hiện đòi hỏi nội tại về phát triển tự do của con người Việt Nam.
- Theo đó, quyền tự do ngôn luận là quyền của con người, là giá trị mang tính phổ quát được thừa nhận chung và rộng rãi.
- Ví dụ: chưa qui định rõ trách nhiệm cụ thể của cơ quan và công chức trong việc cung cấp thông tin và trả lời báo chí.
- Việt Nam với việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do ngôn luận.
- Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
- Cũng như nhiều quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương, đảm bảo sự ổn định, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã cố tình xuyên tạc sự thật, phê phán Việt Nam không có “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” với cớ: “Việt Nam không có báo chí tư nhân”.
- Họ không nhận thấy hoặc cố ý không hiểu rằng báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp.
- đã nêu trong cái gọi là “Báo cáo thường niên” hay những vu cáo trắng trợn của Freedom House và một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho rằng Việt Nam không có tự do báo chí, bị hạn chế và ngăn cấm sử dụng mạng internet là hoàn toàn trái ngược với thực tế Việt Nam.
- Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí nhằm xuyên tạc sự thật, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, gây mất ổn định chính trị, từng bước đi đến xóa bỏ chế độ XHCN và Nhà nước của nhân dân ta cần phải được nhận diện và đấu tranh kiên quyết.
- Những hành vi cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh theo quy định của pháp luật..
- hơn quyền tự do ngôn luận, trong đó có tự do báo chí, cần phải xem xét nhằm nội luật hóa tốt hơn Công ước quốc tế về các quyền dân sự- chính trị cũng như nhằm làm chi tiết hơn các điều khoản về quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013.
- Để góp phần hoàn thiện hơn các thiết chế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận, Việt Nam cần nghiên cứu thực hiện một số kiến nghị sau: Th ứ nh ấ t, nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện Luật Báo chí nhằm góp phần thực hiện tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.
- Th ứ hai, nghiên cứu ban hành Luật Tiếp cận thông tin.
- Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
- Trọng tâm của đạo luật sẽ giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa quản lý thông tin nói chung và quyền tự do ngôn luận của công dân, trong đó, vị trí của quyền tự do ngôn luận của công dân phải được đặt lên hàng đầu.
- trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm tiếp cận thông tin.
- quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu tiếp cận thông tin.
- Th ứ ba, để đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện cũng như tiếp cận thông tin trên internet và ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các thông tin xấu, cần xác định rõ bên cạnh việc đề cao trách nhiệm chính trị và đạo đức của người dân, cần thực thi một chế độ trách nhiệm pháp lý nghiêm minh và kịp thời, trên nguyên tắc, các thông tin được đưa ra phải đảm bảo tôn trọng sự thật khách quan, đồng thời những thông tin đó không được xâm phạm đến lợi ích chính đáng của người khác không xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức xã hội.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần xử lý mạnh các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin trên mạng internet.
- Trách nhiệm pháp lý là một biện pháp cần thiết và có tác dụng trong đấu tranh phòng, chống việc thực hiện thái quá quyền tự do ngôn luận..
- Quyền tự do ngôn luận sẽ được thực hiện tốt hơn trong một xã hội lành mạnh.
- Vì vậy, một môi trường tốt cho việc thực hiện quyền tự.
- do ngôn luận và tiến hành quản lý nhà nước đối với các thông tin trên mạng trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội cần phải được tạo lập và hoàn thiện.
- Đây là nhiệm vụ lâu dài và cần thiết để quyền tự do ngôn luận thực sự được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.
- Chúng ta tin tưởng rằng, từ quan điểm, chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tự do ngôn luận và tự do báo chí, mọi người dân Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng các quyền này ngày càng đầy đủ hơn, từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội..
- [6] Cao Đức Thái, Tự do báo chí với nhiệm vụ ổn định chính trị và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử, cập nhật ngày 25 tháng 2 năm 2015 tại http://tapchiqptd.vn/zh/van-de-su-kien/tu-do-bao- chi-voi-nhiem-vu-on-dinh-chinh-tri-va-giu-gin- ban-sac-van-hoa-dan-toc/7049.html.