« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến 2020


Tóm tắt Xem thử

- QUÁCH HẢI LÝ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - Năm 2012 Quách Hải Lý Quản Trị Kinh Doanh khóa 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- QUÁCH HẢI LÝ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS.
- Nguyễn Hữu Đạt Hà Nội - Năm 2012 Quách Hải Lý Quản Trị Kinh Doanh khóa 2009 MỤC LỤC STT Nội dung Số trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG BIỂU I LỜI MỞ ĐẦU 1 II CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH.
- Bản chất, nội dung và vai trò của chiến lược phát triển kinh doanh.
- Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.
- Phương pháp phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.
- Xác định các phương án Chiến lược phát triển kinh doanh 12 VI CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN .
- Phân tích, dự báo nhu cầu phát triển công nghiệp Phú Thọ giai đoạn .
- Phân tích, dự báo các nội lực của tỉnh Phú Thọ cho phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Phân tích, dự báo các nguồn lực thu hút từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Phân tích, dự báo các đối thủ cạnh tranh của phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- III CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN .
- Hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Hoạch định chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Hoạch định các nguồn lực chiến lược cho phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế và Quản lý - Viên đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội em đã chủ động đề nghị và được chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện và vận dụng có hiệu quả nhằm xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững.
- Các yếu tố chiến lược cho các nhóm A, B, C.
- Bảng 2.8: Dự báo phát triển công nghiệp theo vũng lãnh thổ.
- Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy.
- DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1: Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược phát triển kinh doanh C.
- Quan hệ giữa mức độ tin dùng của ba căn cứ với mức độ tin dùng của chiến lược phát triển kinh doanh.
- Để phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng trong thời gian tới cần giải quyết nhiều vấn đề liên quan, trong đó có vấn đề chiến lược.
- Vì những lý do trên, em đã chủ động đề nghị và được Viện, giáo viên chấp thuận đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến 2020 để làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.
- Xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm - khách hàng công nghiệp chiến lược và các nguồn lực chiến lược giai đoạn .
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Lần dầu tiên hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ một cách bài bản, định lượng.
- 2 Lần đầu tiên đề xuất hoạch định Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ có đầy đủ và tương đối chính xác các căn cứ nhằm phát triển công công nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh doanh.
- Chương 2: Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn .
- Bản chất, nội dung và tác dụng của Chiến lược phát triển kinh doanh: Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi chúng ta phải trả lời, làm rõ: chiến lược kinh doanh là gì.
- tại sao phải hoạch định chiến lược kinh doanh.
- bằng cách nào hoạch định được chiến lược kinh doanh có sức thuyết phục.
- Trước hêt, Chiến lược là thuật ngữ được dùng sớm nhất trong quân sự – lĩnh vực có sự đối địch.
- Sau này chiến lược còn đồng nghĩa với mưu lược.
- Trong kinh tế thị trường, khi có cạnh tranh tương đối mạnh xuất hiện sự cần thiết của chiến lược và người ta bàn nhiều, nói nhiều về chiến lược.
- Trong các tài liệu có rất nhiều cách hiểu, chính thức phát biểu về chiến lược.
- Sau đây là một số cách hiểu và phát biểu về chiến lược: 9 Theo Michael Porter thì: Chiến lược là nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- 9 Alain Thretar lại cho rằng: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để ứng phó với cạnh tranh nhằm dành thắng lợi.
- 9 Theo Genral Aileret: Chiến lược là kết quả hoạch định mục tiêu, phương cách và phương tiện tổng quát.
- 9 Theo Alfred Chandler: Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả hoạch định mục tiêu tổng quát, hướng – phương cách hoạt động và các nguồn lực chủ yếu sẽ huy động sử dụng.
- Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [6, tr94], chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm - khách hàng chiến lược và các nguồn lực chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh.
- Quản lý doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến lược và quản lý điều 4hành.
- Quản lý chiến lược gồm có hoạch định chiến lược, thẩm định - quyết định lựa chọn chiến lược và chỉ đạo thực hiện chiến lược.
- Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, làm ăn có cạnh tranh quản lý chiến lược, trong đó hoạch định chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình nghiên cứu luận chứng, chiến lược kinh doanh là kết quả của quá trình đó.
- Nói đến chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là nói đến bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bản chiến lược có tên sát với nội dung và nội dung cụ thể, khái quát.
- Bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung bao gồm: Mục tiêu chiến lược + các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược + các nguồn lực chiến lược.
- Bản chiến lược chỉ được sử dụng khi nó đảm bảo chất lượng.
- Hoạch định chiến lược để làm gì, ích lợi gì? Thường bản chiến lược được sử dụng cho nhiều công việc quan trọng sau nó.
- Đó là: Thứ nhất: Chiến lược hoạt động là định hướng, cơ sở cụ thể cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm.
- Thứ hai: Chiến lược là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trước, đầy đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực cho phần chiến lược chưa chuyển hoá thành kế hoạch.
- Chất lượng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược đó.
- Các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược là: Kết quả dự báo nhu cầu của thị trường.
- Quản lý chiến lược nói chung, hoạch định chiến lược nói riêng một cách khoa học luôn góp phần to lớn vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh gay gắt.
- 5Mục tiêu chiến lược có thể là một, hai hoặc ba kỳ vọng sau đây.
- Trên thực tế và trong các tài liệu có rất nhiều cách gọi chiến lược.
- Doanh nghiệp thường có chiến lược kinh doanh và các chiến lược theo mục tiêu tập trung, theo các lĩnh vực hoạt động, theo các công đoạn, theo các yếu tố đầu vào.
- Chiến lược phát triển theo chiều sâu, tạo ra những điểm độc đáo, khác biệt đáng kể của hàng hoá.
- Chiến lược mở rộng hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm.
- Chiến lược giảm thiểu lãng phí, chi phí, giá thành.
- Chiến lược hoạt động sản xuất.
- Chiến lược hoạt động thương mại.
- Chiến lược hoạt động dịch vụ.
- Chiến lược sản phẩm.
- Chiến lược giá.
- Chiến lược phân phối.
- Chiến lược xúc tiến bán hàng.
- Thư tư: Doanh nghiệp không thể không hoạch định các chiến lược phát triển, đảm bảo các nguồn lực.
- Chiến lược phát triển, đảm bảo vốn.
- Chiến lược phát triển, đảm bảo khoa học, công nghệ.
- 6* Chiến lược phát triển, đảm bảo nhân lực.
- Thư năm: Phân loại chiến lược kinh doanh theo chu kỳ phát triển của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình có thể trải qua các giai đoạn như: Giai đoạn mới hình thành.
- giai đoạn phát triển.
- Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới hình thành.
- Chiến lược dựa vào nguồn lực tại chỗ.
- Chiến lược dựa vào nhà máy lớn.
- Chiến lược lợi dụng khe hở.
- Chiến lược thị trường cục bộ.
- Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn phát triển: Chiến lược tăng trưởng.
- Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sung sức: Chiến lược thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp.
- Chiến lược phát triển hội nhập.
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.
- Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn suy yếu: chiến lược loại bỏ những gì cần và phải loại bỏ.
- Đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp làm ăn thành công do có chiến lược hoạt động (định hướng và chuyển hướng kinh doanh) dựa trên cơ sở dự báo tương đối nhu cầu của thị trường, các đối thủ cạnh tranh và năng lực của bản thân công ty.
- Quy trình hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh: Muốn có chiến lược kinh doanh để định hướng và chuẩn bị đầy đủ trước tất cả những gì cần thiết cho chủ động thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải đầu tư nghiên cứu tổ chức hoạch định.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh phải tuân theo một quy trình khoa học mới thu được chiến lược có sức thuyết phục cao.
- Xây dựng một số phương án chiến lược - B.
- Cân nhắc, lựa chọn phương án chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh - C.
- Hình 1: Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng chiến lược phát triển kinh doanh C.
- Giai đoạn A: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng của các kết quả làm cơ sở cho nhận biết (nhận thức) cơ hội phát triển kinh doanh: Giai đoạn chuẩn bị các căn cứ “nguyên liệu” cho hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh.
- Giai đoạn hoạch định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh Kết quả dự báo nhu cầu của thị trường Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh Kết quả dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh Phân tích, dự bỏo các căn cứ hoạch định chiến lược phát triển Các chỉ tiêu của mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh Các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lượcCác nguồn lực chiến lược Chiến lược phát triển kinh doanh BA C A B C 8Không có bột không gột nên hồ.
- Hoạch định chiến lược cần những thông tin mà bằng mắt thường không có được.
- Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là các kết quả dự báo về nhu cầu của thị trường, về các nguồn đáp ứng khác (các đối thủ cạnh tranh) và về năng lực của bản thân chủ thể chiến lược trong cùng thời gian với chiến lược thì mới có thể hoạch định được chiến lược hoạt động kinh doanh.
- Kết quả dự báo chỉ được sử dụng cho hoạch định chiến lược kinh doanh khi nó có độ tin dùng cao.
- Dự báo tương đối chính xác tương lai để có phương định hướng, chuẩn bị trước là việc làm vô cùng quan trọng đối với kinh doanh nói chung, đối với quản lý chiến lược kinh doanh nói riêng nên vô cùng khó khăn.
- Như vậy, việc đảm bảo độ chính xác cao của kết quả dự báo – đảm bảo các căn cứ cho hoạch định chiến lược kinh doanh có vị trí, vai trò to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp, đối với hiệu quả kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.
- Giai đoạn B: Xác định các phương án chiến lược phát triển kinh doanh: Một phương án chiến lược hoạt động của doanh nghiệp có ba phần: phần mục tiêu chiến lược, phần các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược và phần các nguồn lực chiến lược.
- Giai đoạn C: Cân nhắc, quyết định lựa chọn phương án chiến lược hát triển kinh doanh:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt