« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn điện kỹ thuật tại Trường Cao đẳng công nghiệp Việt - Hung


Tóm tắt Xem thử

- 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn Điện Kỹ Thuật tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hung Tác giả luận văn: Trịnh Cường Thanh SHHV: CB090813 Khóa Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trường Cao Đẳng Công NghiệpViệt – Hung đang bắt đầu thực hiện đào tạo theo tín chỉ và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan, nhưng trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như môn Điện Kỹ Thuật (ĐKT) là môn kế thừa và tổng hợp của cả hai môn: Toán và vật lý ở phổ thông cộng với khối lượng kiến thức mới của môn ĐKT nên việc xây dựng một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự quan tâm của của rất nhiều người, phải qua nhiều thử nghiệm.
- Chính vì lý do trên kết hợp với nhiều năm giảng dạy môn ĐKT tác giả luận văn đã nghiên cứu đề tài: “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn Điện Kỹ Thuật tại Trường Cao đẳng công nghiệp Việt - Hung”.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu cần thiết góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời nâng cao kỹ năng của giáo viên trong việc thiết kế câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích Xây dựng ngân hàng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan cho môn Điện Kỹ Thuật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tai Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Việt – Hung.
- Đối tượng - Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hung.
- 2- Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ và việc ứng dụng các phần mềm vào kiểm tra đánh giá kết quả hoc tập môn ĐKT tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hung.
- Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ, tiến hành thực nghiệm trên HS chuyên nghành Điện công nghiệp, sau đó phân tích kết quả đạt được, lựa chọn các câu hỏi có chất lượng bổ sung vào ngân hàng câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ĐKT tai Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Việt – Hung.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TNKQ TRONG KIỂM TRA ĐÁNG GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Nghiên cứu tổng quan về quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học, phương pháp TNKQ trong kiểm tra, đánh giá Chương 2.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KTĐG TẠI KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG.
- Đánh giá thức trạng việc kiểm tra, đánh giá ở Khoa Điện – Điện Tử trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hung, cũng như vấn đề thi, kiểm tra môn ĐKT để từ đó thấy được khả năng vận dụng phương pháp kiểm tra TNKQ đối với môn học này.
- XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN ĐIỆN KỸ THUẬT.
- Xây dựng được quy trình biên soạn câu hỏi TNKQ - Ứng dụng phần mềm Emptest để biên soạn NHCHTN cho môn ĐKT gồm 230 câu.
- Từ ngân hàng câu hỏi này tác giả đã tạo ra 5 bộ đề thi, kiểm tra gồm 4 đề kiểm tra thường xuyên (đề kiểm tra kết thúc các chương) và 01 đề thi kết thúc học phần.
- Qua thực nghiệm sư phạm tại các lớp thực nghiệm tác giả đã đánh giá được chất lượng các câu hỏi trắc nghiệm, đề thi và kiểm tra, để từ đó sửa chữa, bổ xung hoăc thay thế những câu hỏi chưa đạt yêu cầu.
- d) Phương pháp nghiên cứu + Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu từ sách, báo, các phương tiện thông tin… 3+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp và học sinh trên cơ sở đó tổng hợp , rút ra kết luận.
- Phương pháp toạ đàm: Đàm thoại, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm để đối chứng, phân tích kết quả, rút ra kết luận.
- Phương pháp bổ trợ bằng toán thống kê: Xử lý theo phương pháp thống kê toán học để đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm.
- e) Kết luận Trong đề tài này, việc thực hiện quy trình xây dựng, thiết kế, thử nghiệm và phân tích câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ĐKT cho thấy có thể sử dụng câu hỏi TNKQ trong các đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn ĐKT của HS nếu như các câu hỏi TNKQ được thiết kế tốt, được đánh giá theo khoa học đo lường.
- Từ đó GV có thể triển khai sử dụng các câu hỏi TNKQ trong ngân hàng để thiết kế các bộ đề kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc học phần.
- Nghiên cứu tổng quan về quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình dạy học, phương pháp và kỹ thuật TN trong kiểm tra, đánh giá.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc KTĐG tại Khoa Điện – Điện Tử Trường Cao đẳng Công Nghiệp Việt – Hung cũng như việc kiểm tra và thi kết thúc học phần môn ĐKT, để từ đó cho thấy khả năng vận dụng phương pháp kiểm tra TN đối với môn học là khả quan và sẽ đem lại kết quả tốt.
- Xây dựng được 230 câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho môn ĐKT, từ ngân hàng câu hỏi này bằng phần mềm Emptest tác giả đã lập được 05 bộ đề thi, kiểm tra dùng cho kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc học phần.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại Khoa Điện – Điện Tử Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Hung bước đầu đã chứng tỏ việc áp dụng hình thức thi, kiểm tra TN đối với môn ĐKT là hoàn toàn đúng đắn.
- Kết quả thực nghiệm đã giúp cho tác giả đã phân loại, lựa chọn được những câu hỏi, những bộ đề thi đảm bảo được các tiêu chí đánh giá , chỉnh sửa, loại bỏ các câu hỏi không đạt yêu cầu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt