« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng phương pháp mô phỏng để xây dựng bài giảng trong ngành công nghệ ô tô của trường Cao đẳng công nghệ Việt Hung


Tóm tắt Xem thử

- PHÙNG VĂN HẢO ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG ĐỂ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ ÔTÔ CỦA TRƯỜNG CĐCN VIỆT – HUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN : GS.TS.
- PHẠM MINH TUẤN HÀ NỘI – 2010 1LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì mà tôi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
- Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Phùng Văn Hảo 2LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, khẩn trương với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của GS.TS.
- Phạm Minh Tuấn (Viện trưởng Viện Cơ khí Động lực, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cùng với sự chỉ bảo chăm lo của các thầy, cô trong khoa Sư phạm kỹ thuật - Đại học Bách khoa Hà Nội, luận văn “Ứng dụng phương pháp mô phỏng để xây dựng bài giảng trong ngành công nghệ ô tô của trường CĐCN Việt - Hung” đã cơ bản hoàn thành.
- Phạm Minh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
- Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy trong Ban Giám hiệu và khoa Động lực trường Cao đẳng công nghiệp Việt - Hung đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
- Lịch sử nghiên cứu 12 3.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 4.
- Phương pháp nghiên cứu 13 5.
- Cấu trúc của luận văn 13 CHƯƠNG I.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG ĐỂ DẠY HỌC KỸ THUẬT 14 1.1.
- Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học 14 1.1.1.
- Khái niệm phương tiện dạy học 14 1.1.2.
- Vai trò của phương tiện dạy học trong giờ học 15 1.1.3.
- Chức năng của phương tiện trong giờ học 18 1.1.3.1.
- Nhiệm vụ của phương tiện dạy học trong giờ học 18 1.1.3.2.
- Chức năng của phương tiện dạy học 20 1.1.4.
- Một số yêu cầu về nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện dạy học 21 1.1.4.1.
- Phương pháp mô phỏng trong dạy học kỹ thuật 23 1.2.1.
- Tổng quan về phương pháp mô phỏng 23 1.2.1.1.
- Phương pháp mô phỏng .
- Khả năng ứng dụng và hạn chế của PPMP dạy học kỹ thuật 34 1.3.
- Cơ sở lý luận của việc ứng dụng PPMP để dạy học các môn của ngành công nghệ ô tô 36 1.3.1.
- ứng dụng PPMP để dạy học các môn của ngành công nghệ ô tô nhằm đổi mới PPDH 36 1.3.1.1.
- Phương pháp dạy học 36 1.3.1.2.
- ứng dụng PPMP - Phương pháp nghiên cứu khoa học vào trong dạy học các môn của ngành Công nghệ ô tô 37 1.3.1.3.
- ứng dụng PPMP theo hướng áp dụng công nghệ dạy học 37 1.3.1.4.
- ứng dụng PPMP - Dạy học tương tác 38 1.3.2.
- PPMP với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học 39 1.3.3.
- PPMP với việc nâng cao chất lượng dạy học 43 1.3.3.1.
- Chất lượng dạy học 44 CHƯƠNG II.
- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG VÀO DẠY HỌC CÁC MÔN TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ TẠI TRƯỜNG CĐCN VIỆT – HUNG 45 2.1.
- Lịch sử phát triển Trường CĐCN Việt – Hung 45 2.2.
- Thực trạng dạy các môn trong ngành ô tô của trường CĐCN Việt - Hung 49 2.2.1.1.
- Vị trí môn học trong chương trình đào tạo chuyên ngành ô tô tại trường CĐCN Việt – Hung Đối tượng nghiên cứu của môn học 51 2.2.2.2.
- Tính khả thi của việc áp dụng công nghệ thông tin.
- Cơ sở cho việc xây dựng quy trình ứng dụng PPMP 53 2.3.2.
- Cấu trúc PPMP trong dạy học 54 2.3.2.2.
- Nguyên lý hoạt động 64 3.2.2.1.
- Sơ đồ cấu tạo 67 3.3.2.
- Nguyên lý hoạt động 68 3.3.2.1.
- Ưu điểm của bài giảng ứng dụng PPMP 71 CHƯƠNG IV.
- Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm 83 4.4.2.
- Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm 83 Phần Kết luận và kiến nghị 87 Phụ lục 1 89 Phụ lục 2 95 Tóm tắt luận văn Thạc sỹ 99 Summary 103 Tài liệu tham khảo 105 7 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1.
- PPDH : Phương pháp dạy học 5.
- PPMP : Phương pháp mô phỏng 6.
- 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Hình 1-1: MH dạy học theo Heiman và Schulz Hình 1-2: MH dạy học theo Frank Hình 1-3: MH mối quan hệ dạy học - học cơ bản theo Hortsch Hình 1- 4: Tam giác quan hệ GV- học viên - nội dung dạy học Hình 1-5: Vai trò của phương tiện dạy học trong tam giác quan hệ Hình 1-6: Phân loại MH theo tính chất của MH Hình 1-7: Phân loại MH theo lý thuyết xây dựng MH Hình 1-8: Quá trình mô phỏng Hình 1-9 : Quá trình mô phỏng số Hình 1-10: Sơ đồ bản chất công nghệ dạy học hiện đại Hình 1-11: Sơ đồ cấu trúc tư duy kỹ thuật Bảng 1-1: Trạng thái dao động của nguyên hình cơ Hình 2-1: Ban giám hiệu nhà trường ký kết hợp tác đào tạo với Hungary Hình 2-2: Chuyên gia Hungary với sinh viên Trường CĐCN Việt - Hung Hình 2-3: Ngày khai giảng năm học mới Hình 2-4: Sơ đồ cấu trúc PPMP trong dạy học Hình 2-5: Sơ đồ quy trình soạn giáo án Hình 2-6: Sơ đồ soạn bài giảng theo PPMP Hình 3-1: Bơm xăng cơ khí kiểu màng Hình 3-2: Nắp bơm Hình 3-3: Ruột bơm Hình 3-4: Sơ đồ hệ thống đánh lửa bán dẫn Hình 3-5: Sơ đồ nguyên lý khi động cơ chưa hoạt động Hình 3-6: Sơ đồ nguyên lý khi động cơ hoạt động Hình 3-7: Sơ đồ nguyên lý khi động cơ hoạt động 9Hình 3-8: Sơ đồ cấu tạo động cơ xăng 4 kỳ Hình 3-9: Sơ đồ nguyên lý hoạt động kỳ hút của động cơ xăng 4 kỳ Hình 3-10: Sơ đồ nguyên lý hoạt động kỳ nén của động cơ xăng 4 kỳ Hình 3-11: Sơ đồ nguyên lý hoạt động kỳ nổ của động cơ xăng 4 kỳ Hình 3-12: Sơ đồ nguyên lý hoạt động kỳ xả của động cơ xăng 4 kỳ Bảng 4-1: Phân phối kết quả kiểm tra Bảng 4-2: Tần suất f.
- Học tập, nghiên cứu tự nâng cao trình độ để dáp ứng với tình hình mới là nhiệm vụ của nhà giáo.
- Để đáp ứng được nhu cầu xã hội thì hiện nay hầu hết các nhà trường đều phải đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác phục vụ và quản sinh… Trong đó việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học là nhiệm vụ 11cấp bách luôn mang tính thời sự.
- đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.
- hiện đại hoá giáo dục, phổ cập công nghệ thông tin.
- học tập thường xuyên và suốt đời… Trong những xu thế trên thì “đổi mới phương pháp giáo dục” được đánh giá là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục và đang được tiến hành rộng rãi trong các trường.
- Đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, ứng dụng phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy học, người học biết cách chiếm lĩnh thông tin tuỳ theo nhu cầu của mình, đánh giá và chuyển chúng thành kiến thức thông qua quá trình tương tác.
- Lúc đó, người học không chỉ vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn mà họ có thể đến được những con đường nghiên cứu khoa học có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
- Các khoa đều được trang bị máy chiếu đa năng và máy tính nên tiềm năng sử dụng sử máy tính làm phương tiện dạy học là rất lớn.
- Do nhu cầu xã hội và xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta nên trong những năm gần đây số người đăng ký vào học ngành công nghệ ô tô tại trường CĐCN Việt - Hung tăng nhanh đáng kể.
- Theo kế hoạch đến năm 2011, Trường CĐCN Việt - Hung nâng cấp thành Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung thì khoa Động lực là một trong những khoa sẽ đảm nhận đào tạo khóa sinh viên đại học đầu tiên của nhà trường.
- Chính vì vậy việc đổi mới 12phương pháp dạy học là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu người học, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Ứng dụng PPMP trên máy tính vào việc dạy học kỹ thuật sẽ giảm được đáng kể kinh phí dùng để chế tạo các thiết bị học tập, nhất là những thiết bị đắt tiền khó mua.
- Đồng thời mô phỏng được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các chi tiết máy một cách sống động, biến cái phức tạp thành đơn giản, cái khó hiểu thành dễ hiểu, cái trừu tượng thành cái cụ thể quan sát được… Tư duy theo phương pháp mô hình sẽ giúp cho người học hiểu sâu hơn kiến thức và có khả năng đáp ứng được xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật sau khi tốt nghiệp.
- Thực trạng việc ứng dụng PPMP vào dạy học tại Trường CĐCN Việt - Hung còn rất hạn chế.
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng tại các khoa ngành thuộc khối kỹ thuật còn yếu nên việc nghiên cứu đề tài “ứng dụng phương pháp mô phỏng để xây dựng bài giảng trong ngành công nghệ ô tô của trường CĐCN Việt - Hung” là rất phù hợp với tình hình thực tế trong đơn vị công tác của tác giả.
- Được sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi lựa chọn đề tài đó nhằm mục đích tìm ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường.
- Tuy nhiên do thời gian làm luận văn có hạn tác giả chỉ chọn đối tượng ứng dụng vào các môn của ngành công nghệ ô tô.
- Lịch sử nghiên cứu Luận văn được tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010 cụ thể như sau.
- Từ tháng 2/2010 đến tháng 3/2010, đăng ký tên đề tài và đề cương luận văn.
- Từ tháng 4/2010 đến tháng 6/2010, nghiên cứu tài liệu về cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
- Nghiên cứu và thực hiện nội dung chương 1 và chương 2.
- Từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2010, nghiên cứu và thực hiện nội dung chương 3 và chương 4.
- Thực nghiệm sư phạm tại cơ quan công tác là Trường CĐCN Việt – Hung.
- 13 Tháng 10/2010 hoàn thành luận văn, nộp hồ sơ học viên, làm thủ tục xin bảo vệ luận văn Thạc sỹ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại vào dạy học các môn của ngành Công nghệ ô tô tại Trường CĐCN Việt - Hung.
- Phạm vi nghiên cứu là lý thuyết mô phỏng trong dạy học kỹ thuật, vận dụng vào việc xây dựng và ứng dụng một số bài mô phỏng trên máy tính cho các môn của ngành Công nghệ ô tô.
- Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý luận Các văn kiện của Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo, Trường CĐCN Việt - Hung có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Chương trình đào tạo ngành công nghệ ô tô và tài liệu về các môn học thuộc ngành Công nghệ ô tô tại trường CĐCN Việt - Hung.
- Các tài liệu về giáo dục nghề nghiệp, lý luận và công nghệ dạy học có liên quan đến đề tài luận văn.
- Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin như flash, powerpoint.
- Nghiên cứu thực nghiệm Quan sát, điều tra và xây dựng chương trình thử nghiệm, các ví dụ minh hoạ và lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm.
- Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia làm 4 chương như sau: Chương I.
- Cơ sở lý luận của việc sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học kỹ thuật Chương II.
- Phân tích khả năng ứng dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học các môn trong ngành Công nghệ ô tô tại trường CĐCN Việt - Hung Chương III.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG PPMP TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Để sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng PPMP trong dạy học kỹ thuật chúng ta phải nghiên cứu cơ sở lý luận.
- PPMP ngày nay đã được các nhà khoa học ứng dụng rộng rãi có cơ sở lý luận, có phương pháp và có phương tiện nên có thể gọi là Công nghệ mô phỏng.
- Trong dạy học ngày nay, một trong những cách đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên ứng dụng PPMP để xây dựng bài giảng và dạy học tương tác đã trở nên phổ biến ở rất nhiều cấp học khác nhau.
- Với mục đích ứng dụng phương pháp mô phỏng để xây dựng bài giảng trong ngành công nghệ ô tô của trường CĐCN Việt - Hung, nên tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận với những nội dung sau.
- Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học 1.1.1.
- Khái niệm phương tiện dạy học Thuật ngữ “phương tiện” được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày như phương tiện giao thông, phương tiện nghe nhìn… và trong các cuộc hội thảo khoa học thuật ngữ “phương tiện” cũng được sử dụng với rất nhiều nghĩa khác nhau.
- Để tránh khả năng hiểu lầm và mâu thuẫn, trước khi đi vào nghiên cứu cần trình bày rõ khái niệm “phương tiện dạy học” được sử dụng trong luận văn này.
- Phương tiện theo từ điển Bách khoa toàn thư Microsoft Encyclopedia 99 được hiểu là một thực thể trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện giao tiếp.
- Nói một cách khác, phương tiện là thành phần trung gian giữa hai hay nhiều thành phần giao tiếp với chức năng truyền đạt thông tin.
- Người gửi thông tin cần sử dụng một phương tiện để truyền tải thông tin, còn người nhận cũng phải sử dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi.
- Theo Tô Xuân Giáp [4, tr.6], phương tiện dạy học được hiểu trong mối quan hệ giữa thông điệp và phương tiện, phương tiện chở, chuyển thông điệp đi.
- Thông điệp từ giáo viên, tuỳ theo PPDH, được các phương tiện chuyển đến sinh viên.
- Trong luận văn này khái niệm “phương tiện dạy học” được sử dụng theo định nghĩa của Wolfgang Ihber [18, tr.5] “là thiết bị có mang ký tín hiệu được chế 15tạo ra có chủ ý về phương tiện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt một nội dung nào đó đến người học”.
- Vai trò của phương tiện dạy học trong giờ học Quá trình học tập trong nhà trường là một quá trình tương tác giữa người học và nội dung học tập, thể hiện chính trong giờ học.
- Mục tiêu của giờ học là “việc học của học viên”, đó có thể là học kiến thức lý thuyết mới, hay một kỹ năng… Trong các mô hình dạy và học mới, phương tiện dạy học chiếm một vị trí khá quan trọng trong giờ học.
- Trong MH dạy học theo lý thuyết học tập của Heiman và Schulz [19, tr.7], hình 1-1, thì phương tiện dạy học là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy học và tác động qua lại với phương pháp, chủ đề, dự định.
- Hình 1-1: MH dạy học theo Heiman và Schulz Trong mô hình dạy học của Frank [18, tr.11] như hình 1-2, thì mục đích việc dạy và học để làm gì, từ đó quyết định nội dung học cái gì, sau đó phải lựa chọn Dự định Chủ đề Phương tiện Phương pháp Điều kiện con người Điều kiện văn hóa - xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt