« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn Tin học văn phòng ở trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VŨ THỊ YẾN XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỂ DẠY MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG Ở TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH NGUYỄN MINH ĐƯỜNG Hà Nội - 2013 1 MỤC LỤC MỤC LỤC.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
- Vai trò, hiệu quả của công nghệ thông tin trong dạy học.
- Ứng dụng CNTT trong giáo dục.
- Phương tiện dạy học và vai trò ca phương tiện dạy học.
- Phương tiện.
- Đa phương tiện (Multimedia.
- Phương tiện dạy học.
- Vai trò của phương tiện dạy học.
- Công nghệ dạy học hiện đại.
- Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại.
- Các thành phần của công nghệ dạy học.
- Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại.
- Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại.
- Bài giảng điện tử.
- Giáo án điện tử và bài giảng điện tử.
- Phân biệt giữa bài giảng điện tử và bài giảng truyền thống.
- Đặc điểm bài giảng điện tử.
- XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MÔN HỌC TIN HỌC VĂN PHÒNG.
- Thực trạng dạy học môn Tin văn phòng.
- Thực trạng về vận dụng các phương pháp dạy học ở khoa CNTT.
- Quy trình xây dựng bài giảng điện tử.
- Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học.
- Lựa chọn phần mềm và các công cụ để xây dựng BGĐT cho môn học Tin học văn phòng.
- THIẾT KẾ MINH HỌA VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC VĂN PHÒNG.
- Thiết kế hoạt động dạy học.
- Hoàn thiện và kiểm tra việc thiết kế bài giảng.
- 75 4 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của GS.TSKH Nguyễn Minh Đường luận văn với đề tài: “Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn Tin học văn phòng ở trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc” đã hoàn thành.
- Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học "Sư phạm kỹ thuật – Công nghệ thông tin” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu.
- Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
- Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2013 Tác giả Vũ Thị Yến 5 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan, những gì được viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân.
- Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Luận văn này đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
- Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2013 Học viên Vũ Thị Yến 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Ký hiệu Chữ viết tắt 1 BGĐT Bài giảng điện tử 3 CNDH Công nghệ dạy học 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông 6 CBQL Cán bộ quản lý 7 ĐHSP Đại học sư phạm 8 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 9 GV Giáo viên 10 HS Học sinh 11 KHGD Khoa học giáo dục 12 MTĐT Máy tính điện tử 13 PPDH Phương pháp dạy học 14 PTDH Phương tiện dạy học 15 QĐ Quyết định 16 SV Sinh viên 17 TT NCGD Trung tâm nghiên cứu giáo dục 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MINH HỌA Hình 1.1 Mô tả quá trình dạy học Hình 1.2 Vị trí của PTDH trong dạy học kỹ thuật Hình 1.3 Các thành phần của CNDH Hình 1.4 Cấu trúc BGĐT Hình 2.1 Biểu đồ trình độ chuyên môn của GV khoa CNTT Hình 2.2 Biểu đồ trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV khoa CNTT Hình 2.3 Biểu đồ thâm niên dạy học của GV khoa CNTT Hình 2.4 Mức độ nhu cầu được tham gia đào tạo Hình 2.5 Thực trạng về vận dụng các PPDH Hình 2.6 Giao diện của phần mềm Ms- Powerpoint Hình 2.7 Phần mềm Macromedia Dreamweaver Hình 2.8 Phần mềm Snagit Hình 2.9 Giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage Hình 3.1 Giao diện cửa sổ Frames pages Hình 3.2 Giao diện cửa sổ thiết kế Hình 3.3 Quy trình thiết kế BGĐT 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Mô hình dạy học Bảng 2.1 Số lượng, trình độ chuyên môn của GV khoa CNTT Bảng 2.2 Trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV khoa CNTT Bảng 2.3 Thâm niên dạy học của GV khoa CNTT Bảng 2.4 Thống kê tổng thu nhập/tháng của GV Bảng 2.5 Thực trạng về vận dụng các phương pháp dạy học Bảng 3.1 Cặp lớp thực nghiệm – đối chứng Bảng 3.2 Ý kiến đánh giá được phản hồi từ 18 GV dự giờ Bảng 3.3 Ý kiến đánh giá được phản hồi từ lớp thực nghiệm GV tiến hành giảng dạy bằng BGĐT Bảng 3.4 Kết quả làm bài tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bảng 3.5 Phân loại kết quả của HS Bảng 3.6 Khảo sát ý kiến của GV 9 MỞ ĐẦU 1.
- CNTT tạo ra một bước đột phá trong việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá tư duy người học trong quá trình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội kiến thức.
- Bởi vậy, việc phát triển và ứng dụng CNTT&TT vào quá trình dạy học đang là một xu thế của thời đại.
- Trong những thập niên gần đây, nhờ vào sự phát triển của CNTT và truyền thông, mạng Internet…, công nghệ dạy học hiện đại đã có những bước phát triển nhảy vọt.
- các phần mềm trong dạy học hiện đại ra đời là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học.
- Người học sẽ phải tự tìm hiều và lĩnh kiến thức, biến tri thức khoa học thành kiến thức của chính mình, phục vụ cho tương lai của mình, nhờ vậy, nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, đặc biệt là bài giảng điện tử được thiết kế với nội dung và phương pháp học tập theo một quá trình dạy và học một cách logic, khoa học sẽ tạo điều kiện cho người học có thể tương tác, chủ động và sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, nhờ vậy nâng cao được chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
- Ngoài ra, ứng dụng CNTT&TT trong dạy học sẽ tạo thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy, học suốt đời, học mọi lúc mọi nơi.
- Do vậy, CNTT đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới.
- Phương pháp dạy học đang là một trong những khâu yếu của giáo dục ở nước ta.
- Bởi vậy, Nhà nước ta đang coi đổi mới phương pháp dạy học là một trong những 10 trọng tâm của đổi mới giáo dục.
- Từng bước áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI cũng nêu rõ chủ trương “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá, hội nhập quốc tế”, trong đó, hiện đại hoá nội dung và phương pháp dạy học là vấn đề bức thiết.
- Những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy môn Tin học văn phòng ở trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
- Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp xây dựng BGĐT và sử dụng nó trong dạy học môn tin học văn phòng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc để nâng cao chất lượng dạy học.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu Bài giảng điện tử để dạy học môn học Tin học văn phòng.
- Phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn chỉ xây dựng BGĐT cho mục 3.4 chương 3 của môn Tin học văn phòng trong chương trình khung hệ Trung cấp chuyên nghiệp và thực nghiệm sư phạm bài giảng này tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng công nghiệpVĩnh Phúc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Bài giảng điện tử.
- Tìm hiểu lý thuyết xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử.
- Đánh giá thực trạng về dạy học môn Tin học văn phòng hiện nay ở trung tâm Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc.
- Ứng dụng xây dựng bài giảng điện tử của một bài giảng cụ thể.
- 11 - Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy môn Tin học văn phòng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc.
- Giả thuyết khoa học Hiện nay chất lượng dạy học môn tin học văn phòng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc chưa cao.
- Nếu áp dụng BGĐT vào dạy học môn Tin học văn phòng thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học môn Tin học văn phòng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường.
- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi: Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi lấy ý kiến CBQL, GV, HS để đánh giá thực trạng về dạy học môn tin học văn phòng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp điều tra, trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ.
- Để lấy thực nghiệm dạy học các BGĐT được biên soạn để minh chứng cho tính khả thi và giả thuyết khoa học được đề ra.
- Đng gp mi ca luận văn - Hệ thống hóa được một số vấn đề cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT và BGĐT trong dạy học.
- Đánh giá được thực trạng về dạy học môn Tin học văn phòng hiện nay tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc.
- Xây dựng được bài giảng điện tử cho mục 3.4 chương 3 để minh họa.
- Thực nghiệm sư phạm để minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học môn Tin học văn phòng theo BGĐT tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của trường Cao đẳng công nghiệp Vĩnh Phúc.
- 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1.1.
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1.
- Vai trò, hiệu quả của công nghệ thông tin trong dạy học - Vai trò: CNTT và truyền thông bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào những năm cuối của thế kỷ 20 và với tính ưu việt của nó, ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã và đang phát triển nhanh chóng với sự phổ cập của các phương tiện truyền thông như thư điện tử, Internet, cầu truyền hình cũng như công nghệ phần mềm vi tính và các phương tiện thông tin khác.
- Công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ đến công nghệ dạy học.
- Delors, công nghệ dạy học hiện đại được đặc trưng bởi việc sử dụng các phương tiện hiện đại như máy vi tính và các phần mềm hướng dẫn dạy và học, các thiết bị đa phương tiện và đa kênh truyền thông (multimedia) trao đổi thông tin tương tác, mạng thư viện điện tử, các hệ thống mô phỏng các quá trình hoạt động bằng vi tính, các hệ thống mô tả mùi, vị ảo v.v.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT và đa phương tiện trong dạy học như: Ứng dụng đa phương tiện trong dạy học của Anderson, B.
- Bent và Katia Van Den Brink, Hướng dẫn về đa phương tiện và phương pháp dạy học của James.
- Những công trình này đã đưa ra các hướng dẫn về ứng dụng đa phương tiện và bài giảng điện tử trong dạy học.
- Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 “ Tầm nhìn và hành động” tại Pari diễn ra ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra ba mô hình dạy học: (bảng 1.1) 13 Bảng 1.1.
- Mô hình dạy học Mô hình Vai trò trung tâm Vai trò người học Công nghệ sử dụng Thuyết giảng mặt giáp mặt GV Thụ động Bảng, tivi, radio, đèn chiếu E-learning Người học Chủ động MTĐT Truyền thông Nhóm HS Thích nghi cao độ MTĐT và mạng Mô hình dạy học cổ truyền là thuyết giảng, trong đó, GV đóng vai trò trung tâm với phương pháp dạy học là thuyết trình và giảng giải cho HS về nội dung học tập, HS thụ động tiếp thu kiến thức.
- Mô hình dạy học E-learning với việc sử dụng máy tính điện tử, trong đó người học là trung tâm, chủ động tìm hiểu, phát hiện và lĩnh hội kiến thức.
- Công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như: văn bản, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, video…vào bài giảng nhằm giúp HS có thể tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin.
- Mô hình truyền thông, dạy học qua mạng, người học có thể học từ xa theo nhóm và hoàn toàn chủ động trong quá trình học tập.
- UNESCO cũng đã khuyến cáo ứng dụng E-learning và truyền thông trong dạy học để tạo thuận lợi cho người học có thể cần gì học nấy, học suốt đời.
- Ở trong nước tuy còn là vấn đề mới mẻ, nhưng ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: Giáo trình Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học của Đỗ Mạnh Cường, Bài giảng lý luận dạy học hiện đại của Đỗ Ngọc Đạt, Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy - học và nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm của Phạm Xuân Hậu - CN.Phạm Văn Danh, Đa phương tiện và ứng dụng của Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft PowerPoint và Microsoft Fontpage, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số B2004-09-05 của Lê Công Triêm.
- Cũng đã có một số luận án nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học như: Luận án tiến sĩ Giáo dục học Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn KTCN ở trường THPT của Lê Thanh Nhu, Luận án tiến sĩ giáo dục, Luận án tiến sĩ 14 Giáo dục học Ứng dụng công nghệ mô phỏng trong thiết kế bài giảng các môn cơ sở nghề ca nghề điện công nghiệp của Nguyễn Thanh Tùng, luận văn nghiên cứu về BGĐT như luận văn của Đào Thế Dân, Ngô thị Thu Giang, Chữ Quang Vinh.
- Những công trình nêu trên đã góp phần phổ biến cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Hiệu quả của CNTT trong dạy học: CNTT đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá trình dạy và học, hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy và học.
- Hiện nay, với công nghệ dạy học bằng máy tính (Computer Aided/Assisted Instruction – CAI) thì máy tính trở thành một phương tiện tất yếu và không thể thiếu trong dạy học.
- Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học.
- xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning).
- Phương tiện dạy học và vai trò ca phương tiện dạy học 1.2.1.
- Phương tiện Theo từ điển Bách khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia – 99, phương tiện được hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện giao tiếp.
- Cụ thể “phương tiện là thành phần trung gian giữa hai hay nhiều thanh phần giao tiếp với chức năng truyền đạt thông tin ban đầu sử dụng một phương tiện để truyền tải thông tin, còn người nhận phải sử dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi”.
- Đa phương tiện (Multimedia) Theo Fenrich (1997): “Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình đồ họa và trắc nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn kết quả nhờ một máy tính có cấu hình thích hợp”.
- Theo (Philip,1997): “Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản hình ảnh, âm thanh, mô phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy tính.” Đa phương tiện có thể hiểu là sự kết hợp các công cụ mang thông tin khác nhau (văn bản, âm thanh, hình ảnh…) tạo thành một hệ thống thống nhất để truyền thông tin giữa thầy với trò.
- Trong quá trình dạy học, việc sử dụng đa phương tiện để truyền tải thông tin giữa thầy và trò sẽ mang lại hiệu quả rất cao vì đa phương tiện có thể tạo ra môi trường mô phỏng ảo, tăng hiệu quả của quá trình dạy học, tạo hứng thú cho người học.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt