« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đồ họa cho môn Tin học văn phòng tại trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ VÂN ANH XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỒ HỌA CHO MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Người hướng dẫn: GS.
- Phương pháp nghiên cứu.
- 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM.
- Tổng quan về kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra.
- Đánh giá.
- Trắc nghiệm.
- Trắc nghiệm khách quan.
- Mục đích, vai trò các yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá.
- Mục đích của việc kiểm tra đánh giá.
- Vai trò của việc kiểm tra đánh giá.
- Các yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá.
- Mục tiêu của kiểm tra đánh giá.
- Các phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp kiểm tra viết.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Các loại trắc nghiệm.
- 33 a) Trắc nghiệm chủ quan (Trắc nghiệm tự luận.
- 33 b) Trắc nghiệm khách quan.
- 33 c) Trắc nghiệm chuẩn hóa.
- 34 d) Trắc nghiệm do người dạy thiết kế.
- Các tiêu chuẩn của một đề trắc nghiệm được xây dựng tốt.
- Kỹ thuật soạn một bài trắc nghiệm.
- Nghiên cứu việc ứng dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Một số quan niệm không đúng về trắc nghiệm khách quan.
- Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- 40 a) Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question.
- Câu hỏi đúng - sai.
- Câu hỏi ghép đôi.
- Câu hỏi dạng điền khuyết.
- Câu hỏi xếp thứ tự.
- Tác dụng của hình ảnh trong kiểm tra đánh giá.
- 47 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI.
- Ý nghĩa của việc giảng dạy môn Tin học văn phòng tại các trường ở Việt Nam.
- Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá tại trường Cao đẳng CN&KT Hà Nội.
- Chương trình môn “Tin học văn phòng.
- Mục tiêu môn học.
- Đặc điểm của môn học.
- Khả năng vận dụng hình thức thi trắc nghiệm đồ họa vào quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn “Tin học văn phòng.
- Giới thiệu chung về một số phần mềm kiểm tra đánh giá.
- 63 Chương 3: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỒ HỌA TRONG KTĐG MÔN “TIN HỌC VĂN PHÒNG.
- Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm đồ họa.
- Xác định các mục tiêu đánh giá.
- Xác định bảng phân bổ câu hỏi.
- Viết ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Hoàn thiện câu hỏi trắc nghiệm.
- 77 a) Thử nghiệm trên nhóm người học mẫu.
- 77 b) Phân tích câu hỏi và kết quả thử nghiệm.
- Xây dựng một số câu hỏi TNĐH cho môn “Tin học văn phòng.
- Câu hỏi gợi chọn.
- Câu hỏi điền khuyết.
- 84 3.2.4.Câu hỏi ghép đôi.
- Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm.
- 103 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa CH Câu hỏi CHTN Câu hỏi trắc nghiệm ĐTN Đề trắc nghiệm KTĐG Kiểm tra - đánh giá TNĐH Trắc nghiệm đồ họa TS Thí sinh p Độ khó TNKQ Trắc nghiệm khách quan 8 BANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang Bảng 1 Mục đích của việc kiểm tra đánh giá 52 Bảng 2 Mục tiêu kiến thức người dạy yêu cầu đối với sinh viên trong kiểm tra đánh giá 53 Bảng 3 Ý nghĩa của môn “Tin học văn phòng” đối với nghề nghiệp của sinh viên.
- 54 Bảng 4 Mục tiêu cần đạt được qua môn học 55 Bảng 5 Kết quả thăm dò các hình thức KTĐG đang được thực hiện trong Trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 56 Bảng 6 Tần suất sử dụng các hình thức kiểm tra đối với môn “Tin học văn phòng” 57 Bảng 7 Hình thức thi do sinh viên lựa chọn cho môn học 58 Bảng 8 Mục tiêu đánh giá nội dung chương trình môn học 67 Bảng 9 Phân bổ câu hỏi 68 Bảng 10 Kết quả đánh giá theo mục tiêu bài trắc nghiệm 91 Bảng 11 Kết quả đánh giá câu hỏi trắc nghiệm 93 Bảng 12 Bảng tổng hợp đánh giá câu hỏi qua mức độ khó 93 Bảng 13 Bảng tổng hợp đánh giá câu hỏi hỏi qua mức độ phân biệt 94 Bảng 14 Các loại điểm ở lớp thực nghiệm và đối chứng 94 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1 Thang nhận thức của Bloom 26 Hình 2 Sơ đồ các phương pháp kiểm tra đánh giá 28 Hình 3 Sơ đồ các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 40 Hình 4 Biểu đồ mục đích của việc kiểm tra đánh giá 53 Hình 5 Biểu đồ mục tiêu kiến thức người dạy yêu cầu đối với người học 54 Hình 6 Biểu đồ Ý nghĩa của môn “Tin học văn phòng” đối với nghề nghiệp của người học.
- 55 Hình 7 Biểu đồ mục tiêu cần đạt được qua môn học 56 Hình 8 Biểu đồ Các hình thức kiểm tra - đánh giá đang được thực hiện trong Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 57 Hình 9 Biểu đồ tần suất áp dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá đối với môn “Tin học văn phòng” 58 Hình 10 Biểu đồ hình thức kiểm tra - đánh giá do người học lựa chọn cho môn học 59 Hình 11 Sơ đồ quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 65 Hình 12 Biểu đồ độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm 93 Hình 13 Biểu đồ mức độ khó của các câu hỏi trắc nghiệm 94 Hình 14 Biểu đồ Đồ thị phân bố điểm của lớp thực nghiệm 95 Hình 15 Biểu đồ Đồ thị phân bố điểm của lớp đối chứng 95 Hình 16 Biểu đồ tần suất điểm 95 10 MỞ ĐẦU 1.
- Nhưng làm thế nào để xác định được năng lực thực sự của những con người mới này, điều này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đánh giá chất lượng người học.
- Đánh giá chất lượng người học trong quá trình đối tượng là một vấn đề rất được quan tâm ở nhiều trường nói riêng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung.
- Việc đánh giá được thể hiện thông qua các bài thi, bài kiểm tra kết thúc môn học.
- Chính vì vậy cần phải lựa chọn hình thức thi nào để có thể đánh giá được người học đầu đủ, chính xác và khách quan nhất.
- Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sử dụng hình thức thi trắc nghiệm vào một số môn trong đợt thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển sinh năm 2007.
- Điều đó cho thấy rằng không những đánh giá chất lượng đầu ra mà cả việc chọn lọc người học cũng đã trở thành một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Vậy lựa chọn hình thức thi nào là phù hợp? Thực tế trong các nhà trường Việt Nam từ xưa đến nay thì phương pháp kiểm tra tự luận vẫn đang được áp dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn có các phương pháp khác như thi vấn đáp, thi thực hành, thi trắc nghiệm khách quan, trong đó mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng.
- Và với những ưu điểm nhất định thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan đang là sự quan tâm, ứng dụng ngày càng nhiều.
- Bên cạnh việc chọn hình thức thi cho phù hợp với môn học, người dạy ngày nay còn phải biết tạo hứng thú trong thi, kiểm tra cho môn học đó nhằm tạo tâm lý vững vàng cho người học khi bước vào kỳ thi, người học không quá lo sợ, 11 căng thẳng sẽ giúp cho kết quả thi được tốt hơn và đánh giá được đúng hơn.
- Trong quá trình dạy học, người dạy có thể đưa vào những hình ảnh sinh động, những tình huống khác nhau nhằm gây sự chú ý của người học.
- Còn trong đánh giá kiểm tra trắc nghiệm đòi hỏi người người dạy phải đa dạng câu hỏi, đồng thời cũng có thể sử dụng những hình ảnh nhằm lôi cuốn sinh viên, tạo ra những cơ sở gợi ý cho sinh viên, từ đó giúp họ có hứng thú hơn và chịu khó tìm tòi hơn.
- Ngày nay với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì việc sử dụng máy tính để tiến hành kiểm tra đánh giá không còn là vấn đề khó khăn.
- Thuận lợi của việc sử dụng máy tính trong kiểm tra đánh giá là: Quản lý bài thi đơn giản, người học có hứng thú hơn trong khi làm bài đặc biệt là khi bài thi có sử dụng những hình ảnh đồ họa sẽ có tác dụng gợi ý sáng tạo hơn cho người học đồng thời khâu chấm bài cũng sẽ dễ dàng và khách quan hơn.
- Đối với môn “Tin học văn phòng”, do đặc điểm của môn học là môn thực hành là chính.
- Sau khi học xong môn này, yêu cầu người học phải biết thực hiện các thao tác đơn giản đối với các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel và PowerPoint nên việc tiến kiểm tra - đánh giá trên giấy là không hiệu quả, còn nếu kiểm tra - đánh giá bằng thực hành thì việc đánh giá sẽ chưa thật đầy đủ, toàn vẹn cho chương trình môn học.
- Hơn nữa trắc nghiệm đồ họa hiện chưa có tiền lệ.
- Nhất là đối với ngành kỹ thuật khi học thì người học phải học bằng hai thứ ngôn ngữ.
- ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ bằng đồ họa.
- Vì người học trong ngành công nghệ có sự khác biệt rất nhiều so với các ngành khác, họ muốn nói với người khác bằng ngôn ngữ đồ họa chứ không nói bằng văn viết.
- Hơn nữa vì đồ họa chưa có nhiều.
- Ngoài ra, đặc điểm của môn THVP là dùng rất nhiều biểu tượng nên việc sử dụng đồ họa cho người học trong ngành kỹ thuật là rất quan trọng.
- Do đó nếu sử dụng hình thức thi TNĐH trên máy tính kết hợp với thi thực hành cho môn học này sẽ đảm bảo được chất lượng của quá trình kiểm tra đánh giá Có thể nói dạy học và kiểm tra đánh giá người học là hai khâu luôn đi song hành với nhau.
- Từ đó giúp cho việc đánh giá cả người dạy và người học được chính xác hơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ người dạy và chất lượng đào tạo sinh viên, nhưng cũng cần phải đảm bảo được tính chính xác, toàn diện, khách quan, đặc biệt cần phải tạo được hứng thú cho người học.
- Do vậy, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đồ họa cho môn Tin học văn phòng tại trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội”.
- Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Khảo sát tình hình kiểm tra đánh giá tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
- Nghiên cứu nội dung chương trình môn học “Tin học văn phòng” trên cơ sở đó xây dựng câu hỏi TNKQ đồ họa cho môn học đó.
- Thực nghiệm sư phạm đối với hệ thống câu hỏi đã xây dựng để kiểm tra đánh giá độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học đã đề ra và hoàn thiện các đề xuất.
- Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm đồ họa cho môn Tin học văn phòng nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá kiểm tra kết quả học tập của người học tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn “Tin học văn phòng” của sinh viên chuyên ngành tin học tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
- Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm đồ học trong ngân hàng câu hỏi một cách khoa học và phù hợp với mục tiêu dạy học sẽ góp phần đánh giá được người học một cách chính xác, đầy đủ khách quan, đồng thời tạo được hứng thú trong kiểm tra đối với môn học này.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các người dạy chuyên ngành tin học để lấy ý kiến đóng góp trong việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm cho môn “Tin học văn phòng.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đồ họa cho môn “Tin học văn phòng” với đối tượng sinh viên chuyên ngành tin học.
- Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có: 04 chương Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp trắc nghiệm 14 Chương II: Thực trạng về đánh giá kết quả môn Tin học văn phòng tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
- Chương III: Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm đồ họa Chương IV: Thực nghiệm sư phạm 15 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM 1.1.
- Tổng quan về kiểm tra đánh giá 1.1.1.
- Kiểm tra Định nghĩa: Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy-học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của người học, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy-học.
- Đối với quá trình dạy học việc kiểm tra sẽ giúp đánh giá được chất lượng dạy của người dạy và đặc biệt là khẳng định được sự cố gắng nỗ lực cũng như chất lượng của người học, họ đã biết gì và làm được gì sau khi học xong một môn học nào đó.
- Tuy nhiên, để đánh giá đúng chất lượng của việc học và việc dạy thì phải tiến hành kiểm tra hay thực hiện một hình thức kiểm tra sao cho phù hợp chính xác và khách quan.
- Đánh giá Định nghĩa đánh giá: Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng cần đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các thang đo hoặc các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay chuẩn mực.
- Đánh giá có thể là đánh giá định lượng dưa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt