« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn Mạch Điện.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn Mạch Điện Tác giả luận văn: Phạm Thị Hương Sen Khóa: 2012 B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài : Đảng và nhà nước ta rất chú trọng việc đào tạo con người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, vì thế mà giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu.
- Trải qua nhiều giai đoạn phát triển nền giáo dục đã thu được rất nhiều thành công trong việc đào tạo con người.
- Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn rất nhiều bất cập mà nền giáo dục cần khắc phục để có thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo quá trình phát triển đất nước.
- Vì vậy mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
- Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt.
- có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.
- chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
- Một trong các yếu tố quan trọng trong giáo dục là phương pháp giảng dạy, trải qua quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương pháp giảng dạy 2 cũng ngày càng phát triển.
- Ngày nay người ta luôn tìm mọi cách để việc truyền thụ kiến thức trở nên sinh động, dễ hiểu và người học trở thành trung tâm của quá trình dạy học.
- Một trong các phương pháp đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục đó là SPTT.
- Dựa trên yêu cầu của thực tiễn và những ưu điểm đã nêu của QĐSPTT mà tôi chọn đề tài luận văn: “Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn Mạch Điện” b.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QĐSPTT đề xuất hướng vận dụng QĐSPTT vào dạy học môn Mạch điện ở trường cao đẳng nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo -Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác vào môn học Mạch Điện tại trường cao đẳng nghề cơ điện – xây dựng Việt Xô - Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Mạch Điện ở trường Cao đẳng nghề.
- Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng QĐSPTT vào dạy một số nội dung trong môn Mạch Điện của nghề điện công nghiệp và dân dụng ở trường Cao đẳng nghề.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của QĐSPTT: Những khái niệm cơ bản của QĐSPTT, cơ sở việc học và quá trình dạy học theo QĐSPTT.
- Chương 2: Tác giả đã trình bày nội dung môn Mạch Điện.
- Vận dụng QĐSPTT vào 5 bài giảng của môn Mạch Điện.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu lý luận (triết học, giáo dục học, tâm lí học…) có liên quan tới luận văn.
- Nghiên cứu SGK, phân phối chương trình, sách tham khảo, tạp chí, các tài liệu có liên quan đến môn Mạch Điện.
- Điều tra quan sát Dự giờ, phỏng vấn, thu thập ý kiến của GV và SV về thực trạng dạy học môn Mạch Điện hệ cao đẳng nghề điện công nghiệp Thử nghiệm sư phạm Nhằm kiểm nghiệm thực tiễn về tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
- Khái niệm cơ bản của QĐSPTT và cơ sở việc học theo QĐSPTT, xây dựng qúa trình dạy học theo QĐSPTT.
- Tác giả trình bày quá trình thử nghiệm tại trường cao đẳng nghề cơ điện – xây dựng Việt Xô.
- Đánh giá kết quả thử nghiệm và đưa ra kết luận: Việc áp dụng QĐSPTT tại các trường nghề là cần thiết và khả thi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt