« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.


Tóm tắt Xem thử

- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực khách quan.
- Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
- Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.
- đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học.
- đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
- Trong vài năm gần đây,bên cạnh việc đổi mới mục tiêu (MT), nội dung (ND), chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) mới ở các bậc học phổ thông, chúng ta đã và đang thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), hình thức tổ chức, điều kiện và phương tiện dạy học (PTDH), KTĐG và công tác quản lý GD.
- lựa chọn PPvà hình thức dạy học thích hợp, tạo nền tảng cho khâu KTĐG kết quả học tập của HS.
- Tăng cường KTĐG bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách 2 quan(TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng lớp học.
- trong quá trình dạy học.
- Việc tăng cường đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH đã được thực hiện trong các trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đã được nhà trường chú trọng và bước đầu đã được kết quả tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế phải khắc phục.
- Với mong muốn góp phần thực hiện đổi mới KTĐG trong quá trình dạy học bộ môn Tin học tại trường trung học phổ thông(THPT) Dương Xá, tôi chọn đề tài: “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tin học lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống câu hỏi và đề KTĐG kết quả học tập môn Tin học lớp 11 theo chuẩn KTKN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường THPT Dương Xá.
- Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu + Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Tin học 11 + Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra trong KTĐG môn Tin học lớp 11 4.
- Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện được việc KTĐG kết quả học tập bộ môn Tin học 11 theo chuẩn KTKN sẽ có tác động tích cực tới quá trình dạyhọcđúng mục tiêu của chương 3 trình đã đề ra, tránh quá tải nhưng cũng tránh học tủ, học lệch, góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng dạy học bộ môn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc KTĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn KTKN.
- Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi và đề kiểm tra và một số đề kiểm tra trong dạy học môn Tin học theo chuẩn KTKN.
- Đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Bố cục luận văn Nội dung luận văn được trình bày gồm có 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Chương II: Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra môn Tin học 11 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Chương III: Kiểm nghiệm và đánh giá 4 Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.1.
- Những nghiên cứu ở ngoài nước Vấn đề KTĐG kết quả học tập của HS từ lâu đã được nghiên cứu và đề cập trong nhiều tài liệu, công trình của các nhà khoa học quốc tế.
- Ralph Tyler được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá GD, ông sử dụng thuật ngữ ĐG để biểu thị quy trình ĐG sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được.
- Quan điểm của ông về vai trò ĐG trong GD đã đóng góp một giá trị đáng kể cho những phát triển CT và đánh giá giáo dục, tạo nền tảng tư duy và thực hành ĐG lúc bấy giờ.
- Tyler chủ yếu nhìn nhận ĐG là xem xét khả năng đạt được của người học về mục tiêu CT.
- Năm 1956, Benjamin S.Bloom và cộng sự của mình đã tiến hành phân loại mục tiêu giáo dục và hoàn thiện việc học tập.
- và các bài kiểm tra đã được chuẩn hóa.
- Cuốn “Classroom Assessment - Techniques” của Thomas A.Agelo đã giới thiệu GV biết họ cần phải sử dụng các PP cụ thể nào trong ĐG trên lớp học và các quyết định khi sử dụng các kết quả ĐG.
- Đánh giá GD trọng tâm là ĐGKQHT của HS, vấn đề các PP kĩ thuật chọn mẫu, kĩ thuật viết các câu hỏi trắc nghiệm, kĩ thuật phân tích xử lý số liệu.Các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đã phân tích và phát triển lí luận KTĐG ở các góc độ: vai trò, ý nghĩa, nội dung, mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp nhằm đảm bảo tính khách quan của việc KTĐG.
- Nhà giáo dục V.M.Palonxki đòi hỏi “Đánh giá kiến thức phải thực hiện một quá trình, quá trình đó bao gồm một số yếu tố như: nhận thức đúng mục đích KTĐG xuất phát từ mục đích dạy học, xác định đúng các bậc thang ĐG kết quả nắm tri thức của HS làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan và xác định các hình thức phù hợp”.
- Chandler lại coi rằng KTĐG bao gồm những thủ tục quy định mức độ người học đạt tới mục tiêu của các CT học, nắm được nội dung môn học đã đề ra và đạt được các kĩ năng, đặc tính mà một người giáo dục phải có.
- Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”.Đánh giá PISA không chỉ giới hạn trong CT giảng dạy mà còn vượt ra những hoạt động ngoài trường học, dựa trên PP tiếp cận hướng tới việc sử dụng kiến thức trong công việc hàng ngày và những tình huống thực tiễn.
- Đề thi SAT kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức và tư duy logic của thí sinh.
- Thí sinh có thể dự thi bất cứ lúc nào (7 lần/1 năm) dành cho đối tượng là HS lớp 11 và 12, kết quả được bảo lưu trong 5 năm.
- Mục đích của SAT 7 không phải để kiểm tra tiếng Anh mà để ĐG “khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề” thông qua kỹ năng giải toán, đọc hiểu và viết.
- Năm 1993, Bộ GDĐT bắt đầu chú trọng đến khâu KTĐG, đã mời một số chuyên gia nước ngoài tư vấn về KTĐG cũng như cử một số cán bộ ra nước ngoài học tập về khoa học này.
- Từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ĐG thực chất tình hình học tập của HS, qua đó có những giải pháp nâng cao chất lượng học tập.
- Có thể kể đến một số công trình, tài liệu bàn về KTĐG sau: “Đánh giá trong giáo dục” của Trần Bá Hoành [24].
- “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” củaDương Thiệu Tống [35.
- Ngoài ra, còn nhiều luận án, luận văn trong lĩnh vực dạy học kĩ thuật nghiên cứu về vấn đề KTĐG như luận văn “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ THPT dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng theo định hướng PISA” của Đặng Văn Tươi [36].
- “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ 12 – THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng” của Lê Gia Thao [32].
- “Đánh giá kết quả học tập nghề Tin học văn phòng thuộc hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình” của Đinh Thúy Duyên [12.
- Khi bộ GD đã bắt đầu triển khai thực hiện dạy học và đánh giá theo chuẩn KTKN trong giáo dục phổ thông, đã có những nhìn nhận và ĐG khá sâu sắc về việc KTĐG kết 8 quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng, vấn đề bắt đầu triển khai rộng rãi từ năm học .
- Qua tham khảo các công trình trong nước, có thể thấy các đề tài nghiên cứu về KTĐG mặc dù nhiều nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề KTĐG kết quả học tập môn Tin học 11 theo chuẩn KTKN.
- Kiểm tra Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa như sau: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để ĐG, nhận xét” (Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998)[31].
- Theo Bửu Kế trong từ điển Hán Việt(NXBTH,1999): Kiểm tra nghĩa là xét lại công việc.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (NXB Từ điển Bách khoa – 2002, tập II, tr 565-566): Kiểm tra kiến thức là hình thức ĐGKQHT có tác dụng củng cố, ôn tập hệ thống hóa tri thức nhằm kích thích sự học tập của HS.
- Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục, kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đã nắm được gì (kiến thức), làm được gì (kĩ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao, qua đó có được những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy – học.
- Còn trong hoạt động dạy học, theo quy định của Quy chế ĐG, xếp loại HS của Bộ GD&ĐT, kiểm tra là đo lường KQHT của HS.
- Có thể hiểu kiểm tra là việc đo lường kết quả học tập của HS bằng nhiều hình thức khác nhau để củng cố, hệ thống lại những kiến thức mà HS học được trong từng giai đoạn của quá trình học tập.
- Đánh giá Trong thuật ngữ tiếng Anh để nói về đánh giá và được dùng trong ngữ cảnh khác nhau.
- “Evaluation” thường dùng khi xác định giá trị hoặc đánh giá chương trình, hệ thống.
- Đánh giá kết quả học tập: Theo quy chế ĐG, xếp loại HS của Bộ GD&ĐT, đánh giá là nhận định kết quả học tập, tức là trình độ học lực của HS, bao gồm cả nhận xét tinh thần, thái độ, ý thức, PP học tập.
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác: Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người ĐG.
- 10 - Đảm bảo tính công khai và tính phát triển: ĐG được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực thúc đẩy đối tượng được ĐG vươn lên, có tác dụng thúc đấy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.
- Đảm bảo tính công bằng: Đảm bảo rằng những HS thực hiện các hoạt động học tập với một mức độ và thể hiện nỗ lực sẽ nhận được kết quả ĐG như nhau.
- Tóm lại, ĐG kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh để thực hiện đồng thời hai chức năng: một là thông tin phản hồi quá trình dạy học, hai là góp phần điều chỉnh hoạt động này một cách tốt hơn.
- Đồng thời giúp HS có định hướng học tập phù hợp để nâng cao hiệu quả học tập.
- Chuẩn KTKN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập.Chuẩn KTKN là cơ sở để biên soạn CT, SGK, xác định mục tiêu, trọng tâm bài học, lựa chọn các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học.
- Kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 11 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng, không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.
- Một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 1.3.1.
- Sự cần thiết của kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố là mục tiêu, nội dung, PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và KTĐG.
- Ngay cả nhiệm vụ hay mục tiêu dạy học xác định có 3 thành phần là KTKN, thái độ thì KTĐG cũng chỉ tập trung vào việc ĐG kiến thức.
- Một trong những đổi mới của GDĐT được thể hiện rõ nhất hiện nay là đã xác định rõ mục tiêu môn học, thậm chí từng chương, từng bài cụ thể.
- Từ các chuẩn này khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết 12 quả học tập môn học cần phải thiết kế những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh 1.3.2.
- Chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng có hai chức năng cơ bản: a.
- Chức năng xác định - Xác định được mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện chuẩn KTKN của chương trình giáo dục mà HS đạt được kết thúc một giai đoạn học tập.
- Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp để cải thiện thực trạng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.
- Yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 1.3.3.1.
- Kiểm tra, đánh giá phải có độ tin cậy và độ giá trị cao a.
- Chúng liên quan đến việc đo cái gì và đo như thế nào, thông tin đem lại có đúng mục đích đo đạc đã nêu ra hay không? Nói đơn giản, độ tin cậy chỉ cho ta biết khoảng cách, sai số hay sai lệch giữa kết quả kết quả với mục đích kết quả đưa ra.
- KTĐG để giúp cho việc nhận định, phán xét về KQHT của người học không chỉ căn cứ vào một vài câu hỏi của bài kiểm tra mà còn phải nhận định, ĐG hay phán xét về sự phát triển trong quá trình hoặc khả năng của người học, bởi vì những bài làm và câu hỏi kiểm tra đó có thể được sao chép, học thuộc lòng từ một bài làm có sẵn.
- Nếu kết quả đo có hệ số tin cậy là 1 tức là hoàn toàn tin tưởng, còn hệ số tin cậy là 0 nghĩa là không tin 13 cậy chút nào.
- Khi tiến hành kiểm tra, đề kiểm tra nếu đạt độ tin cậy từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được.
- Bài kiểm tra nên có độ dài phù hợp - Các câu hỏi cần phải đảm bảo được yêu cầu về độ khó và độ phân biệt 14 - Các chỉ dẫn cần rõ ràng để HS khỏi nhầm lẫn b.
- Giá trị thích hợp và tiêu biểu về nội dung: Đó là giá trị về mức độ bao trùm nội dung môn học, bài học cần kiểm tra.
- Các câu hỏi trong bài kiểm tra phải là mẫu tiêu biểu cho tổng thể nội dung CT.
- Giá trị những chứng cứ cấu trúc trong của bài kiểm tra chỉ ra các câu hỏi kiểm tra đã bao trùm hầu hết nội dung giảng dạy cũng như mức độ bao phủ của các câu hỏi KTĐG ở các trình độ từ dễ đến khó.
- Giá trị của những chứng cứ về cấu trúc ngoài của bài kiểm tra.
- Đây là điều rất cần thiết để so sánh điểm của bài kiểm tra với các cách đo khác có liên quan.
- Giá trị của những chứng cứ về sự trung thực trong quá trình kiểm tra nói lên điểm và thang phân loại qua kiểm tra có phản ánh đúng thực chất.
- Giá trị của những chứng cứ về sự tương tự cũng như sự khác nhau qua nhiều lần kiểm tra.
- Giá trị của chứng cứ về những mối liên quan của kiểm tra, ĐG với hệ quả xã hội mà việc thi cử, kiểm tra gây ra.
- Đây là những cơ sở giúp cho việc xây dựng quy trình kiểm tra.
- Trong quá trình lựa chọn phương pháp cũng như các công cụ kiểm tra bên cạnh sự quan tâm đến mục tiêu chương trình, kiểm tra, đánh giá cần phải chú ý đến độ tin cậy và độ giá trị để chú ý đến sự công bằng.
- Một bài kiểm tra muốn có giá trị thì phải có độ tin cậy.
- Vì vậy, khi kiểm tra kết quả học tập cần chú ý tới độ tin cậy.
- Kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn 15 Nhìn chung, nội dung chuẩn KTKN hiện nay như một bản tổng hợp, khái quát mục tiêu của từng bài học nên có thể coi mục tiêu bài học là cụ thể hóa của chuẩn KTKN.
- Như vậy, KTĐG theo chuẩn cũng có nghĩa như là theo mục tiêu.
- Sự tương ứng với mức của mục tiêu Sự tương ứng này thể hiện yêu cầu của đề kiểm tra, khi mục tiêu đặt ra ở mức nào thì đề kiểm tra phải tương ứng với mức đó.
- Chẳng hạn, với các mục tiêu về mặt kiến thức theo cách chia của BS.Bloom, thì yêu cầu tương ứng của kiểm tra sẽ là.
- Mục tiêu ở mức “biết” thì đề kiểm tra chỉ yêu cầu người học “nêu” hoặc “trình bày” một vấn đề nào đó, “vẽ” lại một sơ đồ nào đó.
- Với dạng câu hỏi này người học chỉ cần học thuộc những nội dung kiến thức là có thể hoàn thành bài kiểm tra.
- Mục tiêu ở mức “hiểu” thì đề kiểm tra phải yêu cầu người học phát biểu vấn đề theo quan điểm, cách nhìn của họ, trong đó có những sự phân tích, lí giải, lập luận nhất định.
- Khi mục tiêu đặt ra làm ở mức “làm thành thạo” thì đề kiểm tra cũng phải đòi hỏi người học thể hiện thuần thục các thao tác và tạo ra “sản phẩm” làm được theo yêu cầu nhất định với những điều kiện nhất định.
- Sự tương ứng với thành phần của mục tiêu Khi mục tiêu có 3 thành phần: kiến thức, kĩ năng và thái độ thì KTĐG cũng phải đo được cả 3 thành phần này, hoặc ít ra cũng đo được KTKN.
- Khi xác định mục tiêu cần thấy được mối quan hệ của các thành phần để hướng cho HS nhận biết được trọng tâm củabài, của chương.
- Ngoài việc xác định tương ứng kiến thức và kĩ 16 năng thì việc xác định thái độ cũng phải phù hợp với hai thành phần để hình thành được ý thức kiểm tra của HS với nội dung của bài học, bộ môn.
- Phương pháp kiểm tra đánh phải phù hợp với mục tiêu Công việc KTĐG có thể được tiến hành bằng một hay một số PP khác nhau như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra bằng quan sát.
- Trong PP kiểm tra viết lại chia làm hai loại: tự luận (còn gọi là TNTL) và trắc nghiệm (còn gọi là TNKQ).
- Thang phân loại của Bloom Nhìn chung chuẩn KTKN của CT giáo dục phổ thông được phân loại dựa trên cơ sở phân loại mục tiêu của B.S.
- Ở đây, Bloom và cộng sự đã đưa ra 3 loại mục tiêu là nhận thức, kĩ năng và thái độ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt