« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học Trang Bị Điện, nghề điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học Trang Bị Điện, nghề điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội.
- Đỗ Văn Tốn Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm một cách sâu rộng.
- Sự nghiệp dạy nghề đang từng bước phát triển, quy mô, chất lượng đào tạo tăng dần.
- Giáo dục-Dạy nghề đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Để đạt được điều đó, cần có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đặc biện là đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Vì vậy, đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề là một yêu cầu có tính hệ thống và cần thiết.
- Nhiệm vụ chính của giáo viên dạy nghề là rèn luyện để học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực thực hành nghề nghiệp vững vàng.
- Nghị định 02/TTg của Thủ tướng Chính phủ qui định: “GVDN phải có trình độ tay nghề cao hơn 2 bậc so với bậc thợ đào tạo”, điều đó nói lên giáo viên phải có tay nghề bậc cao để đủ tiêu chuẩn dạy thực hành, muốn vậy mục tiêu đào tạo của các trường đào tạo GVDN phải nâng cao kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên là tất yếu.
- Trong những năm vừa qua các cơ sở dạy nghề phần lớn chỉ quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên để đạt chuẩn về chuyên môn và chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên.
- Chính vì vậy, khi chương trình đào tạo nghề chuyển sang đào tạo theo năng lực thực hiện (có cấu trúc theo các mô-đun năng lực, tích hợp cả lý thuyết và thực hành), nhiều cơ sở dạy nghề rất lúng túng trong việc tổ chức giảng dạy.
- Nguyên nhân chính là do đội ngũ giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành trong các cơ sở dạy nghề chiếm tỷ lệ rất ít.
- Như vậy, để khắc phục được tình trạng nêu trên, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên là rất cần thiết của các cơ sở dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.
- Việc hình thành các cấp trình độ đào tạo, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong hệ thống dạy nghề hiện nay đang từng bước tạo ra những thay đổi căn bản trong đào tạo nguồn nhân lực.
- Dạy nghề nói chung và đội ngũ GVDN nói riêng đang đứng trước những thời cơ, thách thức to lớn.
- Trong thời gian trước mắt, đội ngũ GVDN vừa phải đáp ứng đủ số lượng, vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu dạy nghề với các cấp trình độ.
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng đội ngũ GVDN đến 2020 đảm bảo chất lượng, số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề vững vàng, việc bồi dưỡng giáo viên dạy nghề có hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá.
- Trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội đang bắt đầu thực hiện chủ trương đào tạo theo mô đun tích hợp nhưng trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn.
- Do vậy tác giả đã chọn đề tài.
- Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học Trang Bị Điện, nghề điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội ” làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Vận dụng cơ sở lý luận dạy học theo mô đun tích hợp để dạy học môn Trang bị điện (trong chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp - hệ Cao đẳng nghề tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội) với sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện và phương pháp dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề Điện công nghiệp nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng bài giảng theo mô đun tích hợp và nội dung của chương trình khung mô đun Trang bị điện và Thực hành Trang bị điện tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
- Đề tài tập trung nghiên cứu cấu trúc chương trình, biên soạn bài giảng tích hợp mô đun Trang bị điện và Thực hành Trang bị điện dựa trên nội dung của Chương trình khung và cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có của Nhà trường.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG THEO MÔ ĐUN TÍCH HỢP 1.1.
- Khái niệm về mô đun và mô đun tích hợp 1.1.1.
- Khái niệm về mô đun trong kỹ thuật 1.1.2.
- Khái niệm về mô đun và mô đun tích hợp trong dạy học 1.2.
- Đào tạo nghề theo mô đun 1.2.1.
- Đặc điểm của mô đun dạy học (đào tạo) 1.2.2.
- Chức năng của mô đun dạy và học 1.2.3.
- Cấu trúc của một mô đun dạy học 1.3.
- Các loại cấu trúc chương trình đào tạo nghề 1.3.1.
- Chương trình cấu trúc theo hệ thống môn/bài học 1.3.2.
- Chương trình đào tạo cấu trúc theo mô đun 1.3.3.
- Chương trình đào tạo cấu trúc kết hợp môn học – mô đun 1.4.
- Kế hoạch xây dựng bài giảng theo mô đun 1.5.
- Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo mô đun 1.5.1.
- Nhược điểm Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO MÔ ĐUN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 2.1.
- Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội 2.1.1.
- Chủ trương của Nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học.
- Một số biện pháp của Nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học 2.2.
- Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện tại Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà nội 2.2.1.
- Thực trạng tuổi đời, thâm niên giảng dạy, bằng cấp của đội ngũ giáo viên hiện nay 2.2.2.
- Về năng lực thực hành 2.3 Thực trạng về đào tạo theo môđun tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2.3.1.
- Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp ( Trình độ Cao đẳng nghề ) 2.4.
- Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chương trình môn học Trang bị điện.
- Nhận xét chung Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC LẠI CHƯƠNG TRÌNH VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG THEO MÔ ĐUN TÍCH HỢP MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 3.1.
- Tái cấu trúc nội dung chương trình mô đun trang bị điện 3.2.
- Phân Chia môđun Trang bị điện thành các môđun thành phần 3.3.
- Xây dựng cấu trúc các mô đun 3.4.
- Xây dựng bài giảng cho một số mô đun 3.4.1.
- Xây dựng bài giảng cho mô đun I-10 3.4.2.
- Xây dựng bài giảng cho mô đun I-12 3.5.
- Quy trình thiết kế bài giảng theo mô đun .
- Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô đun 3.5.3.
- Xây dựng nội dung bài giảng 3.5.4.
- Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp trong điều kiện có thể.
- Thiết kế các hoạt động dạy học 3.5.6.
- Rà xét lại và hoàn thiện bài giảng 3.6.
- Yêu cầu đối với bài giảng theo mô đun .
- Về cấu trúc 3.6.3.
- Về nội dung 3.6.4.
- Về phương pháp 3.7.
- Thiết kế một số bài giảng môn trang bị điện theo mô đun 3.7.1.
- Bài 26.1: Lắp ráp mạch điện tự động khống chế động cơ điện một chiều theo nguyên tắc thời gian.
- Thực nghiệm sư phạm.
- 3.8.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 3.8.2 Đối tượng thực nghiệm 3.8.3 Nội dung thực nghiệm.
- 3.8.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm.
- Kết quả thực nghiệm 3.8.6 Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm.
- Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ d) Phương pháp nghiên cứu.
- Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn kiện, tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi lấy ý kiến giáo viên, giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội để đánh giá thực trạng về nội dung, về tính phù hợp và tác dụng cũng như sự cần thiết, tính khả thi của việc cấu trúc lại chương trình và xây dựng bài giảng tích hợp trong mô đun Trang bị điện và Thực hành Trang bị điện tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
- Phương pháp bổ trợ khác: Phương pháp thống kê toán học.
- Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát bằng phiếu và thực nghiệm.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt