« Home « Kết quả tìm kiếm

Điều khiển cực đại moment động cơ đồng bộ nam châm chìm ứng dụng cho ô tô điện


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Điều khiển cực đại momen động cơ đồng bộ nam châm chìm ứng dụng cho ô tô điện Tác giả: Phan Công Thành Luận văn: Thạc sĩ kỹ thuật Khóa: 2012B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Lý do chọn đề tài Ngày nay, động cơ điện được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng, các hệ truyền động trong các máy gia công kim loại, máy đóng gói, ôtô điện, hệ thống tự động tòa nhà… Trong đó, động cơ đồng bộ vĩnh cửu chìm (IPM) ngày càng phát triển mạnh mẽ và phạm vi ứng dụng rất lớn bởi những ưu điểm là động cơ nam châm vĩnh cửu chìm có nam châm được đặt trong rotor.
- Cấu trúc này không chỉ bền vững cho các ứng dụng tốc độ cao mà còn giúp động cơ có được một đặc điểm khác là sự khác biệt giữa điện cảm Ld và Lq.
- Chính sự khác biệt này đã giúp động cơ nam châm vĩnh cửu chìm tạo ra thêm một thành phần momen khác ngoài thành phần momen điện từ tạo ra do từ thông nam châm vĩnh cửu.
- Điều khiển cực đại momen động cơ đồng bộ nam châm chìm ứng dụng cho ô tô điện “ 2.
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu thuật toán cực đại momen cho động cơ đồng bộ nam châm chìm (IPM) ứng dụng cho ô tô điện.
- Nội dung: Đề tài gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan về động cơ IPM và các ứng dụng Khái quát về động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu Nguyên lý hoạt động của động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu Ưu điểm của động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu Chương 2: Mô hình toán học động cơ và các phương pháp điều khiển cơ bản Mô hình toán học động cơ đồng bộ Một số phương pháp điều khiển động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu Chương 3: Thuật toán cực đại momen Điều khiển cực đại momen với giá trị dòng điện Thuật toán điều khiển cực đại momen Cấu trúc điều khiển momen cực đại Ảnh hưởng của tham số động cơ thay đổi Chương 4: Mô hình hóa hệ thống và tính toán bộ điều khiển Sử dụng công cụ toán học để tính toán các bộ điều chỉnh dòng điện Id, Iq và bộ điều chỉnh tốc độ.
- Chương 5: Mô phỏng hoạt động của hệ điều khiển và hệ truyền động Sử dụng công cụ Matlab/ Simulink mô phỏng hoạt động của hệ điều khiển và hệ truyền động.
- Kết luận: Luận văn đã khảo sát hoạt động của hệ truyền động động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm (IPM).
- Vùng dưới tốc độ cơ bản điểm làm việc được điều khiển nằm trên đường MTPA nhằm đạt được momen tối ưu, vùng trên tốc độ cơ bản điểm làm việc được đặt trên đường giới hạn điện áp nhằm tận dụng hết khả năng làm việc của động cơ.
- Kết quả mô phỏng cho thấy thuật toán đưa ra là hoàn toàn đúng đắn so với phương pháp điều khiển truyền thống.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt