« Home « Kết quả tìm kiếm

Điều khiển cực đại moment động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm ứng dụng cho ô tô điện.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Điều khiển cực đại moment động cơ nam châm vĩnh cửu cực chìm ứng dụng cho ô tô điện.
- Tác giả: Trần Lam Giang Khóa: 2013B Người hướng dẫn: PGS.TS Tạ Cao Minh Nội dung tóm tắt: Động cơ điện luôn là đối tượng được quan tâm nghiên cứu hàng đầu do nó là ứng dụng tiêu thụ điện phổ biến nhất.
- Gần đây, các loại động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM) được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như đồ gia dụng, máy điều hòa không khí, máy nén khí….
- Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện, do đặc thù hệ truyền động, nơi động cơ phải làm việc liên tục với dải tốc độ rộng thì động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm (IPMSM) là lựa chọn phù hợp nhất.
- Để điều khiển động cơ PMSM, phương pháp điều khiển vector hay còn gọi là điều khiển tựa theo từ thông (FOC) được ứng dụng rộng rãi.
- Phương pháp điều khiển kinh điển là dòng điện trục d thường được đặt bằng không (𝑖𝑑= 0) và tận dụng lợi thế tuyến tính giữa moment và dòng điện iq.
- Đây là một phương pháp đơn giản nhưng lại kém hiệu quả với động cơ IPMSM vì hạn chế giới hạn làm việc của động cơ ở vùng tốc độ cao.
- Kỹ thuật này được gọi là điều khiển cực đại moment/ dòng điện (MTPA).
- Với các đặc điểm trên, tác giả đã so sánh, phân tích và đưa ra ưu nhược điểm trong cấu tạo động cơ cũng như các phương pháp điều khiển.
- Qua đó xây dựng mô hình mô phỏng kiểm chứng thuật toán MTPA và mở rộng thêm vùng hoạt động của động cơ lên trên tốc độ cơ bản.
- Chương I: Tổng quan về động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu.
- Chương II: Điều khiển động cơ đồng bộ.
- Chương III: Phương pháp điều khiển MTPA cho động cơ IPMSM.
- Chương IV: Tính toán các mạch vòng điều khiển và mô phỏng.
- Luận văn này chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng trên cơ sở lý thuyết phương pháp điều khiển động cơ IPMSM cho phù hợp với ứng dụng trong ô tô điện

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt