« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng phần mềm CAE để phân tích và khắc phục các lỗi khi ép phun sản phẩm vỏ điện thoại di động SHG sử dụng nhựa PCEH1050.


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM ANH TUẤN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CAE ĐỂ PHÂN TÍCH VÀ KHẮC PHỤC CÁC LỖI KHI ÉP PHUN SẢN PHẨM VỎ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SHG SỬ DỤNG NHỰA PCEH1050.
- Giới thiệu chung Lý do chọn đề tài Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao, nhất là trong nhiều năm trở lại đây với sự đầu tư FDI của rất nhiều nước trên thế giới mở ra hàng loạt các nhà máy sản xuất các sản phẩm liên quan.
- Sản phẩm nhựa hiện nay được sản xuất bằng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó đúc ép phun là một phương pháp gia công nhựa chủ yếu.
- Các sản phẩm của đúc ép phun rất đa dạng chủng loại: sản phẩm gia dụng, điện thoại, linh kiện điện tử,… Phương pháp đúc ép phun hiện nay chủ yếu là thử nhiều lần với những chế độ khác nhau để tìm ra bộ chế độ tối ưu cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu công nghệ, phương pháp này gây tốn kém thời gian, gây lãng phí nguyên vật liệu và tăng chi phí giá thành.
- Vậy vấn đề đặt ra: làm thế nào chúng ta có thể quản lý được các bộ thông số ép phun, quản lý được chất lượng sản phẩm của sản phẩm sau khi ép phun, từ đó giảm thời gian sản xuất, tăng năng suất sản xuất, tiết kiệm chi phí, với những vấn đề được đặt ra như vậy tạo cho tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này.
- Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm CAE để phân tích và khắc phục các lỗi khi ép phun sản phẩm vỏ điện thoại di động SHG sử dụng nhựa PCEH1050” do PGS.TS.
- Mục đích và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là ứng dụng phần mềm CAE trong phân tích khuôn nhựa thông qua so sánh kết quả mô phỏng với kết quả thực nghiệm ép phun thực tế để từ đó chọn các chế độ ép phun hợp lý.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các thông số ép phun và ảnh hưởng của các thông số ép phun đến chất lượng sản phẩm vỏ điện thoại.
- Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian nên luận văn chỉ dừng lại ở nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số ép phun đến hàm mục tiêu lỗi đường hàn xuất hiện trên sản phẩm và thiết lập mối quan hệ giữa các thông số và hàm mục tiêu lỗi đường hàn trên sản phẩm để đánh giá sự chính xác giữa kết quả phần mềm mô phỏng CAE và kết quả thực nghiệm.
- Nội dung chính - Tìm hiểu các thông số ép phun và miền tham số khảo sát của các thông số ép phun ảnh hưởng đến kích thước đường hàn của sản phẩm.
- Chạy mô phỏng quá trình ép phun trên phần mềm Moldex3D.
- Xuất dữ liệu và xử lý kết quả mô phỏng.
- Thực nghiệm ép phun và kết quả thực nghiệm.
- Chọn bộ thông số tối ưu để giảm thiểu kích thước đường hàn, kết luận.
- Kết quả và kiến nghị Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Sử dụng phần mềm CAE để phân tích và khắc phục các lỗi khi ép phun sản phẩm vỏ điện thoại di động SHG sử dụng nhựa PCEH1050” với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
- Nguyễn Thị Hồng Minh, đề tài của tôi đã được hoàn thành và đạt được kết quả như sau.
- Nghiên cứu và đưa ra các thông số ép phun ảnh hưởng đến chỉ tiêu kích thước của sản phẩm đó là: Nhiệt độ dỏng chảy, nhiệt độ khuôn, tốc độ phun & áp suất nén.
- Trong ba thông số thì nhiệt độ dòng chảy và nhiệt độ khuôn là thông số ảnh hưởng nhiều nhất đến kích thước đường hàn.
- Dựa trên kết quả của 2 phương pháp mô phỏng và thực nghiệm thì xu hướng ảnh hưởng của các thông số ép phun là như nhau.
- Hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong tương lai, tác giả dự định sẽ tiếp tục phát triển luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này theo định hướng: “Tối ưu hóa bộ thông số ép phun nhằm khắc phục lỗi đường hàn của sản phẩm bằng phần mềm Moldex3D”

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt