« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11- Bộ Quốc Phòng.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11- Bộ Quốc Phòng.
- Nhà trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo nghề cho Bộ Đội xuất ngũ và nhu cầu học nghề của xã hội, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
- Trong những năm qua, mặc dù Nhà trường đã chú trọng quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn còn tồn tại một số vấn đề như quá trình đào tạo chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, do vậy chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
- Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11-Bộ Quốc Phòng" nhằm phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp khắc phục từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho Trường Trung cấp nghề số 11-BQP.
- Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11-BQP.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc xây dựng một số biện pháp quản lý công tác đào tạo nghề ở các mặt: Quản lý mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, hoạt động dạy-học nghề, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo nghề.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đổi mới phương pháp dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 2 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phỏng vấn, sử dụng phiếu hỏi, tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
- Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài đã trình bày những khái niệm về nghề, đào tạo nghề, chất lượng, chất lượng đào tạo, quản lý, quản lý đào tạo nghề.
- các nội dung quản lý đào tạo nghề.
- các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lý đào tạo nghề.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11-BQP.
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề để tìm ra những mặt đạt được, mặt tồn tại, nguyên nhân mặt tồn tại, từ đó tìm ra các biện pháp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Ttrường Trung cấp nghề số 11-BQP.
- Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đề xuất 5 biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề: 1.
- Quản lý đổi mới công tác tuyển sinh và theo dõi sinh viên sau tốt nghiệp.
- Quản lý đổi mới mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu chất lượng đầu ra.
- Quản lý đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
- Quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên.
- Quản lý đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên Qua thăm dò ý kiến của các chuyên gia cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết, tính khả thi cao và phù hợp thực tiễn.
- Luận văn đã chỉ ra phần nào những tồn tại trong quá trình quản lý đào tạo nghề, đề xuất ra được 5 biện pháp đổi mới quản lý để khắc phục tồn tại và nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề số 11-BQP.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt