« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn:.
- những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học.
- Tóm tắt: Bài báo trình bày các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cũng như việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học để đưa người học vào hoạt động tìm tòi nghiên cứu nhằm đảm bảo cho người học có được kiến thức sâu sắc, bền vững và có thể chuyển đổi được..
- Từ khóa: Tích hợp, liên môn, nguyên tắc, chủ đề..
- Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học.
- Khái niệm liên môn xuất hiện và là một xu hướng không thể đảo ngược để tổ chức dạy học vì các kiến thức không được xây dựng bởi việc tích lũy giản đơn theo cách chồng các kiến thức của các môn học khác nhau.
- Vậy những nguyên tắc nào cần đảm bảo khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn và cơ sở nào cho phép xây dựng và lựa chọn chủ đề để tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
- Đây là những vấn đề đặt ra khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn.
- viên có sự chuẩn bị tốt cho việc thực hiện dạy học tích hợp liên môn..
- Các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn.
- Liên môn theo ngữ nghĩa học là giữa các môn học.
- Có thể phân biệt ba dạng tích hợp: đa môn học, liên môn học và xuyên môn học..
- Đa môn học thể hiện sự đặt cạnh nhau một cách đơn giản của các môn học mà không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học.
- Liên môn áp dụng cho sự tương tác giữa các môn học nhưng đã thay đổi một cách tinh tế.
- Quan điểm nhận thức luận cho rằng liên môn cho phép xây dựng lại sự thống nhất của khoa học.
- nhất tạo nên tiếp cận liên môn là đặt người học trong tiến trình giải quyết vấn đề xung quanh một tình huống phức hợp, có tính thực tiễn [1]..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu tổng quan các tài liệu về dạy học tích hợp liên môn, trong đó khái niệm liên môn được hiểu như một sự tương tác quan trọng giữa các môn học.
- Việc phân tích một ví dụ về chủ đề đã thực nghiệm cho phép làm sáng tỏ các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn..
- Từ định nghĩa của liên môn, dẫn đến việc xác định các nguyên tắc tạo nên cơ sở của dạy học tích hợp liên môn:.
- Thứ nhất, liên môn ngụ ý đề cập đến việc tích hợp các khái niệm, các kiến thức và phương pháp của các môn học.
- Tất cả các chủ đề liên môn đều giả thiết sự có mặt của ít nhất hai môn học được gọi là bổ sung cho nhau, để tạo ra một hình ảnh của thực tế, hoặc để giải quyết một vấn đề phức hợp mà nó không thể giải quyết bởi duy nhất một môn học..
- Thứ hai, để việc tích hợp các kiến thức của các môn học có thể diễn ra, cần thiết sự hợp tác của các đại diện các môn học.
- Sự tương tác giữa các môn học khác nhau xác định quy chiếu của các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau trong tiến trình giải quyết vấn đề..
- Thứ ba, kết quả đạt được của sự tích hợp và sự hợp tác phải được thể hiện dưới dạng tổng hợp.
- Đó là sự hội tụ của những kiến thức và phương pháp của các môn học (nguyên tắc tích hợp) và những cố gắng của sự hợp tác..
- Ba nguyên tắc: tích hợp - hợp tác và tổng hợp - tạo nên khung quan niệm của dạy học tích hợp liên môn, nó bổ sung cho nhau và củng cố lẫn nhau.
- Khi thiết kế tiến trình dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi phải chuyển được ba nguyên tắc này vào dạy học và đề xuất cho được một tình huống cho phép sự huy động kiến thức của nhiều môn học, cho phép thực.
- hiện sự hợp tác giữa các giáo viên thuộc các lĩnh vực các môn học khác nhau và cho phép thực hiện sự tổng hợp mang tính tích hợp các môn học..
- Công việc đầu tiên mang tính nguyên tắc đó là phải xác định cho được mục tiêu dạy học cần đạt được, từ đó xây dựng và lựa chọn các nội dung dạy học..
- Xây dựng mục tiêu tích hợp.
- Dạy học tích hợp liên môn nhằm xây dựng kiến thức tích hợp, bồi dưỡng và phát triển các năng lực cốt lõi.
- Điều này có nghĩa cần diễn đạt chính xác kiến thức, thái độ và năng lực cần đạt khi viết mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu dạy học cần đạt có tính đến các nguyên tắc tích hợp hay không? Có tính đến sự hợp tác và làm việc theo nhóm hay không? Có xác định rõ ràng các loại kiến thức tích hợp nhằm tới và sản phẩm dự kiến từ phía người học hay không? Năng lực cốt lõi có thể làm chỗ dựa cho việc phát triển những năng lực chuyên biệt của môn học, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và giao tiếp hay không? Việc tính đến các câu hỏi trên sẽ giúp xác định một cách cân bằng sự đóng góp các kiến thức của các môn học khác nhau trong bài học cũng việc bồi dưỡng và phát triển năng lực của người học..
- Xây dựng và lựa chọn chủ đề.
- Dạy học tích hợp liên môn bắt đầu với việc xác định một chủ đề để huy động kiến thức..
- Thuật ngữ huy động có nghĩa rằng các chủ đề cần kiến thức của nhiều môn học để xử lí hoặc giải quyết một vấn đề không phải chỉ của một môn học.
- Lựa chọn một chủ đề mang tính thách thức và kích thích người học dấn thân vào quá.
- trình suy nghĩ và làm việc là điều cần thiết trong dạy học theo tiếp cận liên môn..
- Đặc trưng của liên môn là một tổng thể các thành phần có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau.
- xây dựng nội dung bài học trong dạy học tích hợp liên môn cần thấy được sự phát triển các kiến thức thuộc chủ đề trong một môn học cũng như mối quan hệ về chủ đề giữa các môn học khác nhau..
- Không phải bất kì chủ đề nào cũng có thể thực hiện dạy học tích hợp liên môn.
- Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của người học sẽ có nhiều cơ hội để tổ chức dạy học tích hợp liên môn..
- Đối với một môn học, mô hình xương cá (Hình 1) thể hiện quan hệ giữa kiến thức của một môn học (trục chính) với kiến thức trong chủ.
- đề của dạy học tích hợp liên môn (các nhánh rẽ) [3] Hình 1.
- Đối với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn học trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng nhện (Hình 2).
- Như vậy, nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ để đảm bảo tính hệ thống, mặt khác, vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các môn học khác nhau..
- Để lựa chọn và xây dựng nội dung học, giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc về chương trình và đặt chương trình các môn học cạnh nhau để so sánh, để tôn trọng những đặc trưng nhằm dẫn học sinh đạt tới mục tiêu dạy học xác định..
- Việc phân tích mối quan hệ giữa các môn học khác nhau trong chủ đề cũng như sự phát triển các kiến thức trong cùng môn học sẽ được thực hiện theo hai cách “đọc”: đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang nhằm đảm bảo nguyên tắc tích hợp và hợp tác..
- Việc thực hiện đọc thẳng đứng các chương trình để nắm bắt sự liên tục, sự phát triển của các kiến thức.
- Việc đọc thẳng đứng cho phép phân biệt các mức độ yêu cầu khác nhau về chủ đề như kiến thức, thái độ, năng lực hoặc kĩ năng đặc thù..
- Việc đọc nằm ngang cũng giúp giáo viên xác định các mục tiêu cần truyền tải bởi các môn khác nhau và xác định được các nội dung cần tích hợp cũng như các địa chỉ tích hợp..
- Kiến thức của lĩnh vực khoa học tự nhiên có thể đến từ các phân môn khác nhau như: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và không gian..
- Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên như:.
- Hai cách tiếp cận chính để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn thể hiện ở bảng dưới đây..
- Với hai cách tiếp cận, cùng với việc đọc thẳng đứng và đọc nằm ngang chương trình các môn học, giúp giáo viên khi xây dựng và lựa chọn các chủ đề có thể trả lời được các câu hỏi:.
- Vì sao lựa chọn chủ đề này?.
- Chủ đề gồm những nội dung của các môn học nào?.
- STT Cách tiếp cận Chủ đề tích hợp liên môn.
- Sự phát triển các chủ đề xuất phát từ các kiến thức về môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các quá trình đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái.
- Tiến trình sư phạm trong dạy học tích hợp liên môn.
- Sau khi đã xây dựng và lựa chọn được nội dung chủ đề, cần xây dựng một tình huống vấn đề gắn với thực tiễn, với nhu cầu của người học liên quan đến chủ đề đã lựa chọn.
- Tính liên môn sẽ sâu nếu giáo viên từ các môn học khác nhau hợp tác lại để cùng thiết kế bài học, cùng dạy và thực hiện đánh giá học sinh..
- Việc hợp tác để cùng dạy một chủ đề là hoàn toàn có thể.
- Vì vậy, dạy học tích hợp liên môn cần ở giáo viên sự dám đối đầu với thách thức và cùng trao đổi, đối thoại nhằm cụ thể hóa mối liên kết giữa các môn học trong chủ đề..
- Tiến trình sư phạm trong dạy học tích hợp liên môn là tiến trình giải quyết vấn đề, trong đó giáo viên có thể áp dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
- Kiến thức có được qua tiến trình giải quyết vấn đề, theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ dạy học, không còn là sự quy chiếu riêng của một môn học nữa..
- Trong tiến trình này, kiến thức môn học đã được huy động và tổ hợp lại để phục vụ cho giải quyết vấn đề phức hợp.
- Kiến thức tích hợp.
- biểu thị những năng lực trong hành động và không phải là những kiến thức trơ, kiến thức không vận hành được..
- Điều này có nghĩa, dạy học tích hợp liên môn kéo theo sự xây dựng một tình huống sư phạm đặc biệt, ở đó, việc miêu tả và phân tích vấn đề cần giải quyết không được thực hiện bởi việc quy chiếu vào một môn học.
- Mục tiêu của tình huống sư phạm và tiến trình giải quyết vấn đề là thúc đẩy và tạo thuận lợi cho người học xây dựng kiến thức tích hợp..
- Trong dạy học tích hợp liên môn cần quan tâm đặc biệt đến việc hợp tác giữa các giáo viên khi đánh giá học sinh để thảo luận về các phương pháp đánh giá, về các năng lực cần đo cũng như xây dựng tiêu chí đánh giá, xây dựng các câu hỏi, các tình huống đánh giá..
- Để tăng cường sự hợp tác giữa các môn học cần suy nghĩ đến việc cấu trúc lại một số bài học để có một quỹ thời gian rộng hơn và do đó linh hoạt hơn trong tổ chức dạy học..
- Vì vậy, việc lựa chọn chủ đề dựa trên cách tiếp cận đối tượng học.
- Chủ đề có những thí nghiệm kiểm tra các dự đoán về sự nở vì nhiệt đơn giản với các dụng cụ gần gũi với học sinh.
- Chương “Nhiệt học” của Vật lí 6, học sinh được nghiên cứu các kiến thức liên quan đến chất rắn, chất lỏng, chất khí như: Sự nở vì nhiệt của các chất và những ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
- Sự chuyển thể của các chất: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi,…Vì vậy có thể tổ chức dạy học chương này theo hai chủ đề: S ự nở vì nhiệt và Sự chuyển thể.
- Đối với chủ đề Sự nở vì nhiệt, theo chương trình sách giáo khoa thì các bài học được bố trí như sau: Sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng và khí).
- Bài Thực hành đo nhiệt độ là bài thực hành sử dụng nhiệt kế nên cũng được chúng tôi kết hợp vào chủ đề này..
- Vì vậy, hợp lí hơn cả là phải nói đến khái niệm nhiệt độ ngay ở bài đầu tiên của chủ đề.
- Dựa trên những phân tích trên, trong tổ chức dạy học chủ đề Sự nở vì nhiệt, khái niệm nhiệt độ được đưa vào bài đầu tiên và khái niệm này được sử dụng trong các kết luận về sự nở vì nhiệt thay cho từ “nóng”, “lạnh” và khi nói đến nhiệt độ thì hợp lí hơn là trình bày luôn kiến thức về “nhiệt kế” và “cách dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ”.
- Bài học 1: Nhiệt độ là gì? Đo nhiệt độ bằng cách nào? là sự tích hợp của ba bài học:.
- Đây cũng là một trong những mục tiêu tích hợp mà đề tài hướng đến..
- Ngoài ra, thực hiện “đọc” nằm ngang, cho phép tìm thấy mối quan hệ giữa các kiến thức của các môn học khác nhau xung quanh chủ đề:.
- Đây là các kiến thức thuộc phần Thân nhiệt - Sinh học 8..
- Hoạt động tìm hiểu “sự nóng lên của trái đất” được kết hợp trong chủ đề Hãy góp ph ầ n giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ của Trái Đất..
- Đây là các kiến thức thuộc nội dung Giáo d ụ c b ả o v ệ môi tr ườ ng..
- Đây là các kiến thức thuộc các bài: Tiêu hóa ở khoang miệng - nội dung Vệ sinh răng miệng (Sinh học 8), Tim và mạch máu (Sinh học 8)..
- Việc xây dựng và lựa chọn nội dung đảm bảo nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn:.
- tích hợp, hợp tác và tổng hợp, giúp xác định những quy chiếu của môn học trong nội dung tích hợp..
- Việc đảm bảo các nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cùng với việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạy học giúp các giáo viên hình dung sơ bộ tình huống dạy học và ý thức được tiến trình sư phạm nhằm đưa người học vào.
- Có thể thấy các đòi hỏi của dạy học tích hợp liên môn:.
- Thứ nhất, liên môn có thể dẫn đến việc thay đổi tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường.
- Có thể tổ chức các nhóm giáo viên hoạt động xung quanh các chủ đề liên môn.
- Điều này đối lập với cách tổ chức các nhóm chuyên môn riêng biệt của từng môn học..
- Thứ hai, liên môn có thể làm thay đổi cấu trúc của chương trình dạy học.
- Chương trình dạy học ngoài cách tổ chức kiến thức phân chia cắt theo lát cắt dọc theo trình tự nội dung các môn học, mà còn được cấu trúc theo lát cắt ngang, xoay quanh việc giải quyết các vấn đề phức hợp trong một chủ đề xuyên suốt..
- Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung liên môn chưa phải là điều kiện đủ cho phép người học lĩnh hội các kiến thức tích hợp để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
- Nội dung liên môn cần được thể hiện qua tiến trình sư phạm nhằm thuận lợi cho việc tích hợp nội dung các môn học cũng như hoạt động tìm tòi nghiên cứu để người học có thể xây dựng kiến thức tích hợp..
- [4] Đỗ Hương Trà, Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009.