« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thiết bị y tế tại các bệnh viện.


Tóm tắt Xem thử

- SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thiết bị y tế tại các bệnh viện” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
- Xin cảm ơn Vụ TTB&CTYT, Cục CNTT Bộ Y tế, công ty cổ phần phần mêm HT Jsc,các đồng nghiệp trong ngành trang thiết bị y tế và gia đình, bạn bè đã luôn khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và công tác vừa qua.
- Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế trên thế giới.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế tại Viêt Nam.
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
- Nghiên cứu yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện.
- Vai trò của trang thiết bị y tế trong bệnh viện.
- 29 2.2 Sự phát triển trang thiết bị y tế trong giai đoạn hiện nay.
- 29 2.3 Các yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện.
- 32 2.3.1 Yêu cầu phân loại trang thiết bị y tế để quản lý.
- 33 2.3.2 Yêu cầu chuẩn hóa tên gọi trang thiết bị y tế.
- 35 2.3.3 Yêu cầu quản lý về bàn giao, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị y tế.
- Yêu cầu quản lý các thông tin chung về thiết bị phục vụ công tác lập kế hoạch40 Chương III Xây dựng phần mềm quản lý trang thiêt bị y tế tại các bệnh viện.
- 91 SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT TTBYT Trang thiết bị y tế CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Khả năng tiết kiệm chi phí theo mức độ điện tử hóa dữ liệu.
- 5 Bảng 1.2 Đánh giá khả năng tiết kiệm chi phí khám và chữa bệnh tại nước Mỹ khi các cơ sở y tế triển khai ứng dụng quy trình điện tử hóa thông tin y tế.
- Số lượng bệnh viện theo tuyến và loại bệnh viện.
- 20 Bảng 1.4: Thực trạng hạ tầng CNTT tại 200 bệnh viện.
- Thực trạng ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện.
- 75 Hình 3.3 Giao diện nhập thiết bị vào kho.
- 75 Hình 3.4 Giao diện thông tin phiếu nhập và thiết bị.
- 76 Hình 3.6 Giao diện duyệt nhập thiết bị vào kho.
- 77 Hình 3.7 Thêm thông tin phiếu dự trù lĩnh và thiết bị.
- 77 Hình 3.8 Sửa thông tin phiếu dự trù lĩnh và thiết bị.
- Lý do chọn đề tài: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua hệ thống y tế trong cả nước đã được đầu tư, nâng cấp trong đó thiết bị y tế chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng, giá trị và được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như Ngân sách nhà nước, các dự án ODA, các dự án viện trợ,….Việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị y tế đang là một vấn đề đặt ra đối với ngành y tế.
- Tại đa số các bệnh viện trên cả nước hiện nay, công tác quản lý thông tin về trang thiết bị tại các phòng Vật tư thiết bị y tế (VTTBYT) tại các bệnh viện chỉ đơn thuần quản lý và lưu trữ các thông tin về trang thiết bị trên sổ sách.
- Nội dung thông tin quản lý tương đối nghèo nàn và không khoa học.
- Cách quản lý này chỉ giúp nắm bắt được số lượng thiết bị hiện có, không có sự liên hệ giữa thực trạng trang thiết bị hiện đang sử dụng và các thông tin đang được quản lý.
- Với những đơn vị có số lượng lớn trang thiết bị đang được sử dụng, việc đưa ra những đánh giá nhận xét liên quan đến tình trạng thiết bị hiện có một cách toàn diện là rất khó khăn.
- Cách quản lý này rõ ràng ngày càng không đáp ứng được so với nhu cầu, đặc biệt là các trang thiết bị trong Bệnh viện ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động ổn định của Bệnh viện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh.
- Hiện nay ở các đơn vị y tế tại các nước phát triển, việc quản lý thông tin trang thiết bị ngoài những thông tin mang tính pháp lý về các thủ tục mua sắm còn có nhiều nội dung thông tin liên quan đến quá trình vận hành và sử dụng thiết bị như: Xem lại lịch sử thông tin thiết bị, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng và sửa chữa thiết bị trong thực tế, tình trạng sử dụng, thời gian sử dụng, hiệu suất sử dụng của thiết bị...Từ những thông tin đó người quản lý có thể có những đánh giá, phân tích, SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 2 lựa chọn giải pháp liên quan đến công việc trong thực tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị.
- Để có được nguồn thông tin liên quan đến các tiêu chí trên đòi hỏi phải có một công cụ hỗ trợ để quản lý và theo dõi, các phần mềm chuyên dụng về quản lý thiết bị sẽ đáp được một cách đầy đủ các yêu cầu nêu trên và do vậy, việc triển khai và ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị trong các Bệnh viện của chúng ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiêt.
- Bản thân là một cán bộ làm việc trong ngành quản lý về trang thiết bị y tế, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để thiết bị hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng, người làm công tác quản lý trang thiết bị y tế tại các bệnh viện nắm vững được tình hình hiện có, lập kế hoạch chi tiết, chính xác, đảm bảo có đủ trang thiết bị chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân vì vậy dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thái Hà tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý thiết bị y tế tại các bệnh viện” với hy vọng quản lý tốt hơn hệ thống các trang thiết bị y tế hiện nay.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu về nhu cầu quản lý trang thiết bị y tế trong các bệnh viện.
- Xây dựng quy trình để điện tử hóa các thông tin về trang thiết bị trong một bệnh viện giúp cho công tác lập báo cáo, lập kế hoạch, theo dõi tình hình trang thiết bị y tế và quản lý sửa chữa, bảo dưỡng, chất lượng trang thiết bị y tế.
- Xây dựng danh mục tên cơ bản của các trang thiết bị y tế để thống nhất sử dụng trong bệnh viện.
- Xây dựng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế để sử dụng cho các phòng vật tư thiết bị y tế.
- Đối tượng: Phòng vật tư bệnh viện E, Việt Đức, Hữu Nghị.
- Phạm vi nghiên cứu: Yêu cầu về quản lý trang thiết bị y tế tại các bệnh viện.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài: Quy trình quản lý thông tin y tế theo phương pháp truyền thống bằng sổ sách đã và đang thể hiện nhiều bất cập như: tỷ lệ lỗi cao, khó đọc, lưu trữ cồng kềnh, khó khăn trong vấn đề tìm kiếm, thống kê và chia sẻ thông tin.
- Trong khi đó, cùng với đà phát triển và những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực như công nghệ điện tử, SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 3 công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ xử lý tín hiệu y sinh, thiết bị điện tử y tế v.v.
- Điều này càng làm cho những bất cập trong phương pháp quản lý bằng sổ sách thể hiện rõ nét hơn.
- Xử lý thông tin y tế theo hướng điện tử hóa, số hóa thông tin và dữ liệu trong môi trường y tế theo mô hình bệnh viện điện tử, bệnh án điện tử đang là xu thế phát triển trên thế giới.
- Với xu hướng điện tử hóa thông tin y tế này, những bất cập phát sinh trong quy trình quản lý theo phương pháp truyền thống sẽ được khắc phục.
- Đồng thời những thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, thông tin và truyền thông sẽ được thể hiện như tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tăng khả năng chia sẻ thông tin, dễ dàng lưu trữ thông tin về lịch sử thiết bị, giảm chi phí hoạt động cho bệnh viện, giảm thời gian và chi phí cho việc báo cáo cơ quan cấp trên.
- Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở y tế vẫn thực hiện quy trình xử lý thông tin y tế theo sổ sách.
- Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai ứng dụng và phát triển quy trình điện tử hóa thông tin trong ngành y tế từ năm 2006, tuy nhiên tính tới thời điểm 2011, mới chỉ có một số cơ sở y tế bước đầu triển khai ứng dụng các quy trình điện tử hóa thông tin y tế bằng việc sử dụng các phần mềm đơn lẻ, rời rạc và thường không theo một chuẩn y tế cụ thể nào.
- Các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ thông tin trong y tế tại Việt Nam cũng chưa nhiều, hầu hết mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý thông tin bệnh viện riêng lẻ tập trung cho quản lý thông tin bệnh nhân, thông tin dược, nhân lực, tài chính theo những phần mềm do bệnh viện tự đặt hàng riêng lẻ nên không thống nhất và khó chuẩn hóa chung cho cả hệ thống.
- Đặc biệt là lĩnh vực trang thiết bị y tế, các phần mềm chỉ theo dõi về số lượng, chứ chưa có một quy định cụ thể nào để thóng nhất chung.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế trên thế giới Xử lý thông tin y tế theo hướng điện tử hóa, số hóa thông tin và dữ liệu trong môi trường y tế theo mô hình bệnh viện điện tử, bệnh án điện tử đang là xu thế phát triển trên thế giới.
- Đồng thời những thế mạnh trong lĩnh vực điện tử, thông tin và truyền thông sẽ được thể hiện như tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tăng khả năng chia sẻ thông tin trong các ứng dụng y tế từ xa, dễ dàng lưu trữ thông tin về lịch sử bệnh án, giảm chi phí hoạt động cho bệnh viện, giảm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tính trên nước Mỹ, nếu tất cả các bệnh viện triển khai thực hiện quy trình điện tử hóa thông tin y tế, bình quân mỗi năm nước Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 41,8 tỷ USD.
- Với tổng số bệnh viện hiện có trên cả nước Mỹ là 15.209 bệnh viện, trung bình mỗi bệnh viện sẽ tiết kiệm khoảng 2,75 triệu USD/năm.
- Bảng 1 dưới đây minh họa chi tiết những lợi ích khi triển khai ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử tại Mỹ.
- Trên bảng 2 thể hiện các kết quả về tiết kiệm chi phí cho các bệnh viện tại Mỹ khi ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử so với mô hình bệnh viện quản lý bằng sổ sách.
- Xét nghiệm Hướng dẫn làm xét nghiệm tối ưu  Hình ảnh Hướng dẫn chụp hình ảnh tối ưu  SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 5 Hóa đơn Giảm chi phí in hóa đơn  Giảm lỗi hóa đơn  Tiết kiệm chi phí Ít Trung bình Cao Bảng 1.1 Khả năng tiết kiệm chi phí theo mức độ điện tử hóa dữ liệu trong bệnh viện tại Mỹ.
- Đối tượng Tiết kiệm hàng năm (Tỷ USD) (Tính trong giai đoạn 15 năm) Tổng tiết kiệm sau 15 năm (Tỷ USD) Tiết kiệm trung bình hàng năm (Tỷ USD) Năm thứ 5 Năm thứ 10 Năm thứ 15 Bệnh nhân ngoại trú Sao chép Sổ bệnh án Xét nghiệm Thuốc điều trị Hình ảnh Tổng cộng tiết kiệm Bệnh nhân nội trú Y tá chăm sóc Xét nghiệm Thuốc điều trị Thời gian điều trị Hồ sơ bệnh án Tổng cộng tiết kiệm Tổng cộng Bảng 1.2 Đánh giá khả năng tiết kiệm chi phí khám và chữa bệnh tại nước Mỹ khi các cơ sở y tế triển khai ứng dụng quy trình điện tử hóa thông tin y tế.
- SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 6 Tính đến năm 2005 tại Mỹ đã có 5% số lượng các bệnh viện ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử.
- Tại các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ba Nha, Thụy Điển, Phần Lan và Hà Lan, việc triển khai các hệ thống bệnh viện điện tử đã là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính Phủ và ngành y tế trong những qua.
- Tại Anh đã có chương trình Quốc gia 10 năm thực hiện chính sách điện tử hóa bệnh viện bắt đầu từ năm 2002.
- Tính đến năm 2006, đã có 98% số lượng bác sỹ tại Hà Lan sử dụng dữ liệu bệnh án điện tử.
- Tại Hàn Quốc, tính đến năm 2006 đã có 11 bệnh viện có quy mô từ 300 đến 700 giường bệnh sử dụng bệnh án điện tử cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú, 3 bệnh viện 500 giường chỉ áp dụng cho bệnh nhân nội trú và 2 bệnh viện 700 giường chỉ áp dụng cho bệnh nhân ngoại trú.
- Tại các nước đang phát triển, việc ứng dụng mô hình bệnh viện điện tử chưa được rõ nét và đầy đủ như tại các nước phát triển.
- Tuy nhiên, việc triển khai quy trình điện tử hóa để quản lý một số dữ liệu bệnh án cơ bản của bệnh nhân cũng đã được thực hiện.
- Hầu hết các nước tại Châu Phi đã ứng dụng hệ thống phần mềm mã nguồn mở OpenMRS để quản lý dữ liệu bệnh án cho các bệnh nhân HIV/AIDS.
- Tại Peru, hệ thống PIH-EMR đã được triển khai ứng dụng từ năm 2001 để quản lý dữ liệu bệnh án điện tử cho khoảng 4.300 bệnh nhân lao.
- Tại Haiti, năm 1999 đã ứng dụng hệ thống phần mềm HIV-EMR để quản lý dữ liệu bệnh án cho khoảng 4.000 bệnh nhân mỗi năm.
- Tại Brazil, hệ thống điện tử hóa dữ liệu bệnh án SICLOM đã và đang được triển khai để quản lý cho khoảng 100.000 bệnh nhân mỗi năm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế tại Viêt Nam 2.1.
- Những chính sách đã ban hành về ứng dụng CNTT Từ những năm của thập kỷ 70, Đảng và chính phủ Việt nam đã rất quan tâm đến phát triển công nghệ thông tin, coi đó là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế- xã hội, một loạt chính sách về tăng cường ứng dụng phát triển công nghệ thông tin đã được ban hành như: nghị quyết số 26/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30 tháng 3 năm 1991 “ Tập trung phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 7 nhọn như điển tử, tin học.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa 7 “ Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nên kinh tế quốc dân.
- Nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ VIII “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực.
- Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.
- Luật Công Nghệ thông tin đã được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29/6/2006.
- Đây là những văn bản quan trọng nhất làm tiền đề để ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực.
- Nghị Định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
- Nghị định 64 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng trong cơ quan nhà nước.
- Quyết định số của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng Hệ thống thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia.
- Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT như: Quyết định ban hành phần mềm quản lý y tế cơ sở số 1833/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002.
- Quyết định ban hành phần mềm thống kê bệnh viện ( Medisoft).Quyết định số: 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện.
- Chỉ thị số 02/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Y tế ...Quán triệt chính sách của Đảng, nhà nước và của Ngành, nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng dụng CNTT.
- Quyết định sử dụng phần mềm quản lý văn bản nội bộ.
- Kế hoạch SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 8 ứng dụng CNTT giai đoạn 2000-2010 và 2011-2015.
- Quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Ban biên tập trang thông tin điện tử Website Sở Y tế.
- ban hành quy định quản lý, sử dụng vận hành phần mềm Netoffice để quản lý văn bản đi và đến.
- Văn bản quy định về tổ chức nhân sự CNTT và nguồn kinh phí phát triển CNTT v.v...Hay tại Cần Thơ ,Sở y tế còn ban hành Quyết định số 2312/QĐ-SYT ngày về quy chế sử dụng hộp thư điện tử trong hoạt động của Ngành Y tế v.v… Những chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của ngành là hàng lang pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y tế.
- Tuy nhiên Chính sách về ứng dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho việc ứng dụng và phát triển CNTT.
- Chính sách phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế chưa quy định cụ thể về chuẩn thông tin y tế, chuẩn quy trình hoạt động y tế có ứng dụng CNTT.
- 2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin y tế Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công tác thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu thống kê y tế.
- Là phương tiện tập trung luồng thông tin, hình thành Hệ thống thông tin y tế thống nhất, thông suốt và hiệu quả.
- Việc ứng dụng CNTT trong Hệ thống không chỉ nâng cao chất lượng số liệu mà còn tăng cường quản lý, điều hành của các cơ sở y tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và chất lượng dịch vụ y tế.
- SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 9 Chính vì vậy trong những năm qua, ngành y tế đã đầu tư nhằm phát triển và ứng dụng CNTT trong Hệ thống thông tin quản lý và đã đạt được những thành tích đáng kể.
- Cơ sở hạ tầng Tại trung ương: 100 % cán bộ đang làm công tác thông tin Thống kê của Phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, cán bộ làm công tác thông tin thống kê của các vụ, Cục, viện, Các chương trình y tế quốc gia và các bệnh viện Trung ương đều được trang bị máy vi tính.
- Bộ Y tế đã xây dựng được cổng thông tin điện tử, các thủ tục hành chính đều đã được đưa lên mạng.
- Thực hiện ứng dụng chính phủ điện tử, Hệ thống e-Office đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng từ năm 2005.
- Các bệnh viện địa phương: 52,9% bệnh viện tuyến tỉnh có LAN và 81% kết nối được Internet tốc độ cao, 37,2% bệnh viện tuyến huyện có mạng LAN và 65% kết nối internet.
- Tổ chức và nhân lực CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin Y tế.
- Bộ trưởng SVTH: Trịnh Đức Nam GVHD: TS Nguyễn Thái Hà 10 Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin (CNTT) trong các đơn vị sự nghiệp y tế giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế.
- Tại các Sở Y tế: 100 % sở cớ cán bộ CNTT đại học và cao đẳng trong đó bộ phận chuyên trách về CNTT chiếm khoảng 60%, 100% bệnh viện đa khoa tỉnh, trung ương có tổ CNTT với số lượng trung bình từ 2-3 cán bộ đại học và trung học.
- Tỷ lệ cán bộ CNTT của bệnh viện huyện thì vẫn cón thấp khoảng 20% Hệ thống máy vi tính dùng trong các cơ sở y tế không đồng bộ, hệ thống mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ở nhiều đơn vị y tế cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý đơn vị hay bệnh viện gặp nhiều khó khăn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt