« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác trong giảng dạy môn kỹ thuật lập trình cho học sinh trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác trong giảng dạy môn Kỹ thuật lập trình cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
- Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là quốc sách hàng đầu.
- Biện pháp cụ thể là đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức.
- Để đổi mới giáo dục cần đổi mới về chương trình, nội dung, sách giáo khoa, phương pháp kiếm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng của sinh viên và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.
- Trong những năm gần đây, dạy học tương tác là xu hướng lựa chọn hàng đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Hình thức dạy học này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động được thiết kế bởi người dạy.
- Trong các hình thức dạy học tương tác, việc sử dụng phần mềm và các phòng học đa chức năng nối nạng internet hoặc mạng nội bộ tỏ ra có nhiều ưu điểm và được nhiều cơ sở đào tạo quan tâm.
- Môn học "Kỹ thuật lập trình" là một môn học rất quan trọng đối với các chuyên ngành cao đẳng Công nghệ phần mềm, cao đẳng Quản trị mạng.
- Môn học này được giảng dạy ở các lớp Cao đẳng nghề....của trường Cao đẳng nghề Việt Đức - Vĩnh Phúc với thời lượng 120 tiết.
- Tuy nhiên việc ứng dụng Công nghệ thông tin kết hợp với 2 Phương pháp dạy học tương tác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc chưa được quan tâm đúng mức.
- Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác trong giảng dạy môn Kỹ thuật lập trình cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc".
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu Lý luận và công nghệ dạy học tương tác, ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm tích hợp để xây dựng Bài giảng điện tử tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cự chủ động của người học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn " Kỹ thuật lập trình".
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng Bài giảng điện tử tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn học này tại trường Cao đẳng nghề Việt Đức, Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận về dạy học tương tác, đặc biệt là tương tác người - máy.
- Nghiên cứu lý luận về bài giảng điện tử.
- Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm để xây dựng, quản lý, khai thác Bài giảng điện tử tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình".
- Tóm tắt nội dung chính Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng Bài giảng điện tử tương tác.
- Tương tác.
- Dạy học tương tác.
- Lý luận dạy học tương tác.
- Công nghệ dạy học tương tác.
- Chương II: Thực trạng Giảng dạy môn "Kỹ thuật lập trình" tại Khoa Công nghệ thông tin - trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- 3 Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh phúc.
- Thực trạng dạy học môn Kỹ thuật lập trình.
- Khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy ở khoa CNTT.
- Chương III: Xây dựng các bài giảng tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" giảng dạy trong trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc.
- Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tương tác.
- Xây dựng bài giảng môn học “ Kỹ thuật lập trình” theo quan điểm dạy học tương tác.
- Đóng góp mới của tác giả - Xây dựng hệ thống bài giảng tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình", giảng dạy trong trường cao đẳng nghề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động của người học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn " Kỹ thuật lập trình.
- Hệ thống bài giảng tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" được thực nghiệm phân tích xử lý để có độ tin cậy cao, có thể đưa vào áp dụng để giảng dạy môn học "Kỹ thuật lập trình" trong các trường cao đẳng, đại học nói chung và ở trường Cao đẳng nghề Việt Đức - Vĩnh Phúc nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận (lý luận dạy học liên quan đến phương pháp dạy học, tâm lý học, giáo dục học.
- Nghiên cứu thông qua nội dung sách giáo khoa, sách bài tập, sách và tài liệu tham khảo của môn Kỹ thuật lập trình giảng dạy cho hệ cao đẳng, đại học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Xây dựng nội dung, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng Bài giảng điện tử tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình".
- 4 + Thực nghiệm sư phạm: kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của hệ thống bài giảng tương tác đối với môn học "Kỹ thuật lập trình" giảng dạy trong trường cao đẳng, đại học.
- Phương pháp toán học.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.
- Sử dụng một số phần mềm để lưu trữ, quản lý, khai thác bài giảng.
- Về nghiên cứu lý luận Tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và công nghệ dạy học tương tác gồm.
- Tổng quan cơ sở lý luận về dạy học tương tác.
- Trong đó đã đóng góp thêm, làm sáng tỏ lý luận dạy học tương tác bằng cách phân tích vấn đề Lúc, chỗ và độ của tương tác đồng thời phân tích thêm sự tương tác giữa các phần tử trong nội bộ tác nhân của bộ ba tác nhân người dạy - người học, môi trường và ảnh hưởng của chúng trong bối cảnh xã hội hiện nay.
- Tổng quan về công nghệ dạy học tương tác đặc biệt là tương tác người - máy.
- Về thực tiễn Tác giả đã vận dụng phương pháp dạy học tương tác vào trong môn học Kỹ thuật lập trình tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, cụ thể.
- Đề xuất mô hình, quy trình và các biện pháp sư phạm để tổ chức quá trình dạy học môn Kỹ thuật lập trình ở trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc theo phương pháp dạy học tương tác.
- Đề xuất quy trình xây dựng bài giảng điện tử môn Kỹ thuật lập trình theo công nghệ dạy học tương tác.
- Xây dựng các bài giảng điện tử minh họa và tiến hành dạy thực nghiệm.
- Tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các giáo viên và phiếu điều tra phản hồi của học sinh về phương pháp dạy học đã triển khai.
- 5 Các kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã cho thấy việc áp dụng dạy học tương tác vào môn Kỹ thuật lập trình tại trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc là rất khả thi và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
- Về phía các giáo viên đã hưởng ứng tích cực và thấy được sự cần thiết phải đổi mới trong phương pháp giảng dạy trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện của nhà trường và xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt