« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định” Tác giả luận văn: Nguyễn Quốc Lưỡng, Khoá: 2011A Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Đại Thắng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011-2020 trong đó xác định giải pháp “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong hai giải pháp đột phá nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược.
- Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng được yêu cầu, đó là một đòi hỏi mang tính tất yếu đối với mỗi trường nghề nói chung và của Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định nói riêng.
- Với mong muốn được góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ giáo viên, luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định.
- Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định trong 3 năm 2010-2012 và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường trong thời gian tới.
- Luận văn đã hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng trong đào tạo nghề, nêu lên những đặc điểm cơ bản của nghề dạy học và vai trò của giáo viên tới chất lượng đào tạo của trường nghề, đồng thời đưa ra một loạt các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên trường nghề.
- 2 - Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định thông qua cơ cấu quản lý, lứa tuổi và thâm niên công tác, ngành nghề và chất lượng đào tạo hàng năm qua 5 tiêu chí sau: phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, ngoại ngữ và tin học, nghiên cứu khoa học.
- đồng thời, cũng đã phân tích những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường, gồm: Công tác tuyển dụng giáo viên.
- Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
- Cơ chế, chính sách đối với giáo viên và các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, môi trường đào tạo, đối tượng dạy học.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định, bao gồm: Hoàn thiện công tác tuyển dụng giáo viên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ nhằm tạo môi trường làm việc và động lực để giáo viên có thể phát huy được năng lực, sở trường.
- Đóng góp mới của tác giả - Đề tài đã đưa ra được 8 yếu tố cơ bản cấu thành nên chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, đó là: (1) Mục tiêu, chương trình đào tạo, (2) Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, (3) Trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, (4) Chất lượng học sinh đầu vào, (5) Công tác tổ chức quản lý trong nhà trường, (6) Môi trường học tập, sinh hoạt trong nhà trường, (7) Mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp và (8) Quản lý tài chính.
- Đề tài đã thống kê được hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên dạy nghề, bao gồm các tiêu chí: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống.
- Năng lực sư phạm dạy nghề và năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
- Đề tài đã đánh giá được thực trạng và chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường TCN Kỹ thuật công nghiệp gồm: Công tác tuyển dụng giáo viên.
- Cơ chế, chính sách đối với giáo viên và Các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, môi trường đào tạo, đối tượng dạy học.
- Đề tài đưa ra một số khuyến nghị với cơ quan quản lý các cấp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giao viên dạy nghề nói chung.
- d) Phương pháp nghiên cứu: 3 Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Điều này đặt ra nhiệm vụ to lớn cho công tác đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, đạt chuẩn.
- Đối với các trường nghề nói chung và Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định nói riêng thì việc nâng cao chất lượng đào tạo đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
- Nói cách khác vấn đề trước mắt của nhà trường là cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu của nhà trường, là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là một trong những giải pháp phải được ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển nhà trường.
- Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên, luận văn “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghiệp Nam Định” đã phân tích thực trạng, dựa vào các tiêu chí đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giáo viên, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên và từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường.
- Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện công tác tuyển dụng giáo viên.
- công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.
- đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên.
- thực hiện tốt các chính sách, chế độ nhằm tạo môi trường làm việc và động lực để giáo viên có thể phát huy được năng lực, sở trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt