« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đa dạng di truyền và hàm lượng Huperzin a của loài thạch tùng răng cưa thu từ Sapa và Đà Lạt


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu đa dạng di truyền và hàm lượng Huperzin A của loài Thạch tùng răng cưa thu từ Sa Pa và Đà Lạt Tác giả luận văn: Phạm Thị Hạnh Khóa: 2014B Người hướng dẫn 1: PGS.TS.
- Lê Thị Bích Thủy Phòng Di truyền Tế bào thực vật – Viện công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Các nhà khoa học Mỹ đã mở ra tia hy vọng mới cho các bệnh nhân Alzheimer với công trình khoa học khẳng định việc "bắt chết" một enzym liên quan đến bệnh Alzheimer nhờ chất Huperzin A có trong cây Thạch tùng răng cưa.
- Trong khi các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra công dụng đặc biệt của loài cây Thạch tùng răng cưa và có nhu cầu rất lớn về cây này để tách chiết các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên nhằm giảm thiểu tác dụng phụ, thì ở Việt Nam Thạch tùng răng cưa đã phát hiện được ở khu vực Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
- Hiện nay, chưa có một công bố nào nghiên cứu về Thạch tùng răng cưa trong nước.
- Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng di truyền và hàm lượng Huperzin A của loài Thạch tùng răng cưa thu từ Sa Pa và Đà Lạt” nhằm phục vụ cho việc khai thác và phát triển nguồn gen Thạch tùng răng cưa ở Việt Nam.
- Từ khóa: Bệnh Alzheimer, Huperzin A, Thạch tùng răng cưa, PCR-RAPD, HPLC, TLC.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Đánh giá mức độ đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử với các xuất xứ Thạch tùng răng cưa từ Sa Pa và Đà Lạt Việt Nam.
- nghiên cứu định tính và định lượng Huperzin A của Thạch tùng răng cưa ở các thời điểm và các vùng sinh thái khác nhau.
- Đối tượng: 8 mẫu Thạch tùng răng cưa thu thập từ các địa điểm khác nhau ở Sapa và Đà Lạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích DNA tổng số của 8 mẫu Thạch tùng răng cưa thu được ở các vùng sinh thái khác nhau với 8 chỉ thị RAPD.
- đánh giá mức độ đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử RAPD với các xuất xứ Thạch tùng răng cưa.
- xác định hàm lượng Huperzin A của Thạch tùng răng cưa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
- xác định hàm lượng Huperzin A của Thạch tùng răng cưa ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Tám mẫu Thạch tùng răng cưa được thu thập từ 8 địa điểm khác nhau ở khu vực Sa Pa và Đà Lạt.
- Mẫu thu thập được đánh giá đa dạng di truyền, kết quả đánh giá đa dạng di truyền cho thấy các mẫu nghiên cứu có sự tương đồng di truyền khá cao từ 0,71 đến 0,89.
- Kết quả định lượng Huperzin A cho thấy, hàm lượng Huperzin A có trong lá cao hơn các bộ phận khác, hàm lượng Huperzin A trong các mẫu nghiên cứu thu vào mùa thu cao hơn mùa xuân.
- Huperzin A trong các mẫu thu từ Đà Lạt cao hơn khoảng 9 lần các mẫu thu từ Sa Pa.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tách chiết DNA tổng số Thạch tùng răng cưa - Phương pháp điện di - Phương pháp đo quang phổ hấp phụ - phương pháp PCR với các mồi RAPD - Phương pháp xử lý số liệu đa dạng di truyền - Phương pháp tách chiết Huperzin A - Phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC.
- Kết luận Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của 8 mẫu cho thấy hệ số tương đồng di truyền của các mẫu khá gần nhau dao động từ 0,71 đến 0,89, được chia thành 2 nhóm chính.
- Hai cặp mẫu có quan hệ di truyền khá gần nhau là DL1 và DL2.
- Đã định tính được Huperzin A trong các mẫu Thạch tùng răng cưa thu tại Sa Pa và Đà Lạt bằng TLC chiết bằng HCl 0,5% và hệ dung môi chạy sắc ký chloroform- isopropanol- ethyl acetate- ammonia .
- Định lượng Huperzin A bằng hệ thống LC/MS đã chọn được 4 mẫu Thạch tùng răng cưa có hàm lượng Huperzin A cao nhất là SP1, SP5, DL1 và DL3.
- Kết quả định lượng Huperzin A trong rễ, thân và lá cho thấy hàm lượng Huperzin A trong mẫu lá là cao nhất.
- MẫuThạch tùng răng cưa tại Đà Lạt (mùa Thu 92,5µg.g-1 mẫu khô.
- mùa Xuân 75,4 µg.g-1 mẫu khô đối với mẫu thu tại DL1) cao hơn gấp khoảng 9 lần lượng Huperzin A trong mẫu thu tại Sa Pa (cao nhất vào mùa Thu là 12,571µg.g-1 mẫu khô)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt