« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá văn hóa doanh nghiệp.
- trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
- Tóm tắt: Văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đánh giá văn hóa doanh nghiệp là biện pháp giúp các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống tổ chức, thực thi chiến lược và sự cam kết của đội ngũ nhân viên với các chính sách và triết lý quản lý, từ đó đưa ra những điều chỉnh nhằm củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Bài viết này trình bày bản chất của văn hóa doanh nghiệp và kết quả áp dụng phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Từ kết quả đánh giá, nghiên cứu đề xuất một số bài học về phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, là tiền đề cho các đánh giá sâu rộng trên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam..
- Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, văn hóa doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh..
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
- Theo quy định tại Nghị định số 56/2009 NĐ-CP của Chính phủ 1 , doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn, hoặc số lao động bình quân năm (Bảng 1)..
- 2 Tổng cục Thống kê, “Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012”, http://www.gso.gov.vn/default.asp x?tabid=382&idmid=2&ItemID=12481).
- nước tồn tại về mặt pháp lý là 541.103 doanh nghiệp, chiếm phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các DNNVV.
- Các doanh nghiệp này đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân hàng năm và thu hút 77% lực lượng lao động [1].
- Cũng theo số liệu thống kê năm 2012, chỉ có 375.732 doanh nghiệp đang hoạt động, và có đến gần 170.000 doanh nghiệp đã phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc không thể xác minh được.
- Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2012 về các nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phá sản và giải thể, gần 70% doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân phá sản là do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, 30% là do thiếu vốn cho sản xuất và 15% không tiêu thụ được sản.
- (4) trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Văn hóa doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các thành tố như: các tạo tác hữu hình, giao tiếp, câu chuyện, huyền thoại, lễ nghi, hội.
- Robbins và Judge (2011) cho rằng bản chất của văn hóa doanh nghiệp thể hiện thông qua 7 đặc điểm căn bản:.
- ● C ấ u trúc h ữ u hình: Những cái có thể nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp.
- Các yếu tố này dễ thay đổi theo thời gian, hoặc khi chiến lược, ngành nghề hay sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi..
- Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Quy mô.
- Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp.
- Cấu trúc các cấp độ văn hóa doanh nghiệp..
- Ngoài ra, cách phân chia cấu trúc văn hóa doanh nghiệp của Hofstede và cộng sự (2010) cũng được nhiều học giả đánh giá cao (Hình 2) [5]..
- ● Giá trị: Là thành tố cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.
- Cấu trúc các tầng văn hóa doanh nghiệp..
- Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.
- Qua đó, văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là nguồn của lợi thế cạnh tranh.
- công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh và công ty có văn hóa doanh nghiệp yếu Văn hóa.
- doanh nghiệp mạnh.
- Văn hóa doanh nghiệp yếu.
- Nguồn: Kotter, 2011 Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có mối liên.
- hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh.
- Bởi vì, văn hóa doanh nghiệp được xem là động lực quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình tạo dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng và thị trường.
- được coi như thanh nam châm, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì đội ngũ nhân sự tài năng.
- và giúp xác lập bộ gien để doanh nghiệp phát triển trường tồn.
- Mặt khác, các mô hình cắt lớp văn hóa doanh nghiệp ở trên đều chỉ ra rằng, các quan niệm ngầm định hoặc các giá trị, là phần cốt lõi, quyết định bản chất văn hóa hoanh nghiệp.
- Phần cốt lõi này không dễ dàng nhận biết hoặc quan sát, mà phải được phân tích, đánh giá thông qua nhận thức và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về bản chất của văn hóa doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp..
- Phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp.
- Việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp trong tương quan với các định hướng và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, từ đó cho phép đưa ra các giải pháp hoàn thiện môi trường văn hóa,.
- nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Theo Schein (2004), nếu chỉ cắt dọc theo các cấp độ văn hóa mà không giải mã được các giá trị và quan niệm ngầm định thì người ta không thể thực sự hiểu văn hóa doanh nghiệp.
- ngược lại tinh túy trong văn hóa doanh nghiệp sẽ được phát lộ khi người ta có thể chỉ ra các giá trị ngầm định trong mối liên hệ với các hành vi trong tổ chức [2].
- Văn hóa doanh nghiệp có thể được phân tích đánh giá theo nhiều cách thức khác nhau, tuy nhiên, có thể chia làm hai nhóm chính [8]:.
- trích dẫn), nhìn nhận các văn hóa doanh nghiệp khác nhau trên các khía cạnh thống nhất, cho.
- Herzka và Turáková cũng cho rằng mô hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp của Daniel R..
- Mô hình này đã được 5.000 doanh nghiệp và nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới áp dụng trong hơn 20 năm qua 4 .
- Doanh nghiệp có hiểu rõ về định hướng và con đườ ng phát tri ể n? Kết quả đánh giá cho biết nhận thức của các thành viên về phương hướng lâu dài, còn gọi là sứ mệnh của tổ chức, bao gồm các yếu tố: (i) định hướng chiến lược;.
- Doanh nghiệp đã hiểu về thị trường và khách hàng, để chuy ể n thành các hành độ ng c ụ thể? Kết quả đánh giá thể hiện sự tôn trọng các giá trị văn hóa thông qua hiệu quả của các quy trình và hệ thống thực thi của doanh nghiệp, còn gọi là tính nhất quán, bao gồm các yếu tố:.
- Doanh nghiệp đã có các hệ thống để th ự c thi hi ệ u qu ả các đị nh h ướ ng kinh doanh?.
- Độ i ng ũ nhân viên có cam k ế t v ớ i các mục tiêu và định hướng đã đặt ra? Kết quả đánh giá biểu hiện khả năng doanh nghiệp trong việc chuyển nhu cầu khách hàng thành các hành động cụ thể, còn gọi là tính thích ứng, bao gồm các yếu tố: (i) tổ chức học hỏi.
- Có thể thấy, mô hình Denison mang lại cho người sử dụng những lợi thế rõ nét trong việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp, đó là: (1) Chỉ ra những điểm yếu và điểm mạnh trong tổng thể văn hóa doanh nghiệp.
- (2) cho phép xác định rõ những nội dung hay phạm vi cần có kế hoạch điều chỉnh trong văn hóa doanh nghiệp.
- và (3) giúp doanh nghiệp đồng nhất được định hướng phát triển của lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp..
- Đánh giá tình huống điển hình và rút ra bài học phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Kết quả đánh giá văn hóa doanh nghiệp dưới đây được tiến hành tại một công ty ở Hà Nội với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Với những thành công trong kinh doanh và uy tín trong ngành, công ty này có thể được coi là một điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Các kết quả đánh giá từ công ty này mang những hàm ý bài học kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp cho nhiều DNNVV, mà hầu hết có số năm hoạt động còn ít và thiếu kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp..
- Bước một, phỏng vấn Tổng giám đốc đồng thời là người sáng lập công ty nhằm tìm hiểu về tầm nhìn, định hướng chiến lược, triết lý kinh doanh, chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực, những thách thức và thành công trong phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Các thành viên ban điều hành cũng được yêu cầu đánh giá văn hóa doanh nghiệp bằng bảng hỏi dựa theo cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 3 cấp độ của Schein với 17 tiêu chí.
- Mục đích bước này là làm rõ những định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp mà lãnh đạo công ty muốn hướng tới, cũng như sự nhất quán trong nhận thức và định hướng quản lý của ban lãnh đạo..
- Cuối cùng, các kết quả phân tích bảng hỏi sẽ được so sánh với những định hướng phát triển đã được xác định trong bước một để đưa ra các nhận định đánh giá về những thành công và hạn chế trong phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cũng như những hàm ý bài học kinh nghiệm cho các DNNVV khác..
- Khái lược kết quả đánh giá văn hóa doanh nghiệp.
- Kết quả được phân tích từ 105 phiếu trả lời bảng hỏi của cán bộ nhân viên, giúp đưa ra bức tranh tổng thể về văn hóa doanh nghiệp của công ty.
- Từ kết quả đánh giá văn hóa doanh nghiệp theo mô hình Denison, kết hợp với các kết quả phỏng vấn và thực địa, các đặc điểm được ghi nhận trong văn hóa doanh nghiệp của công ty này gồm:.
- Văn hóa doanh nghiệp đã được từng thành viên trong công ty thấu hiểu, tạo nên sức mạnh và sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh cũng như lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường..
- Kết quả đánh giá văn hóa doanh nghiệp..
- Đặc biệt, công ty áp dụng chính sách tuyển dụng nhân sự rất chặt chẽ, chọn lựa kỹ lưỡng dựa theo các tiêu chí mang bản sắc riêng của doanh nghiệp.
- (3) Văn hóa doanh nghiệp thể hiện rõ triết lý quản lý theo hiệu quả công việc.
- Bên cạnh những điểm mạnh đã ghi nhận, văn hóa doanh nghiệp của công ty này cũng bộc lộ những hạn chế như sau:.
- Từ khảo sát tình huống một doanh nghiệp thành công, bước đầu bài viết rút ra một số bài học trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam..
- Thứ nhất, để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh, trước hết doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phải xây dựng được những chính sách và biện pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp và gắn liền với doanh nghiệp ngay từ khi thành lập.
- Các chính sách và biện pháp phát triển được xây dựng trên nền tảng triết lý kinh doanh rõ ràng, có sự đồng thuận và nhất trí cao của toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp..
- Kinh nghiệm thực tiễn từ công ty cũng cho thấy lựa chọn những thành viên có hệ giá trị chia sẻ với hệ giá trị của công ty và đi đôi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hướng đi đúng và hiệu quả..
- Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh là yếu tố đi trước, định hướng phát triển cho văn hóa doanh nghiệp.
- Nhưng khi doanh nghiệp có văn hóa.
- doanh nghiệp mạnh thì đây lại là nền tảng để triển khai hiệu quả các chiến lược kinh doanh..
- Doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu và định hướng phát triển dài hạn.
- Bởi vì, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới các mục tiêu đặt ra.
- Quá trình hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh sẽ dần hình thành và phát triển một văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp.
- Nếu mục tiêu và định hướng chiến lược thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp sẽ khó hình thành và phát triển được văn hóa doanh nghiệp mạnh..
- Thứ ba, phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng chính là tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp.
- Khi một doanh nghiệp xây dựng và phát triển được văn hóa doanh nghiệp mạnh, thấm sâu vào mọi thành viên trong tổ chức, tạo nên chuẩn mực hành vi và ứng xử với khách hàng, sẽ tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong nhận thức của khách hàng.
- Văn hóa doanh nghiệp mạnh tạo ra bản sắc doanh nghiệp và hình ảnh doanh nghiệp, và cũng chính là cốt lõi của thương hiệu doanh nghiệp.
- Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy, sự khác biệt của thương hiệu này chủ yếu được tạo ra từ đội ngũ con người của doanh nghiệp.
- Nhân viên được quan tâm sát sao ngay từ khâu tuyển dụng, sau đó là định hướng hành vi theo các triết lý của doanh nghiệp..
- Thứ tư, lãnh đạo là người đặt nền móng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Đồng thời, lãnh đạo là một biểu tượng, hình ảnh đại diện cho văn hóa của một doanh nghiệp.
- Tuy vậy, theo Phùng Xuân Nhạ (2011), lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiện còn yếu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, trình độ.
- phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa trải qua các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh [9].
- Đây là một hạn chế rất lớn trong phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, nhất là tại các DNNVV..
- Cu ố i cùng, văn hóa chính là con người.
- Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp của nếp nghĩ và cách làm của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp.
- Vì vậy, phát triển văn hóa doanh nghiệp thành công đòi hỏi phải phát huy vai trò chủ động tích cực của đội ngũ nhân tiên tham gia vào quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp..
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DNNVV.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các công cụ rà soát, đánh giá tổng thể văn hóa doanh nghiệp, gắn hành vi của nhân viên với các chính sách và triết lý quản lý, đặc biệt khi doanh nghiệp đối mặt với môi trường biến động hay kinh tế khủng hoảng.
- Kinh nghiệm từ ví dụ trên cũng cho thấy, sử dụng mô hình Denison, một mô hình đánh giá văn hóa doanh nghiệp được thế giới đánh giá cao, cần có sự kết hợp với các phương pháp phỏng vấn và bảng hỏi tiêu chí phát triển văn hóa doanh nghiệp được xây dựng theo điều kiện của Việt Nam, để đánh giá sát với thực tiễn DNNVV ở Việt Nam..
- Đồng thời, việc tiến hành đánh giá đồng loạt văn hóa doanh nghiệp theo nhóm các doanh nghiệp hay theo ngành kinh doanh, làm cơ sở dữ liệu cho việc so sánh hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp, cũng là một yêu cầu cần quan tâm trong các nghiên cứu tiếp theo.