« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶNG THỊ ĐAN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ’’ LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- VŨ MẠNH HẢI Hà Nội - Năm 2016 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đề tài: “Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ’’ Tác giả luận văn: Đặng Thị Đan Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Màu sắc không chỉ dừng lại ở sự đa dạng và phong phú mà còn đòi hỏi sự đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Hiện nay, các chất màu tổng hợp được sử dụng rộng rãi và phổ biến với đặc tính màu sắc đa dạng, độ bền màu cao, rẻ, tiện lợi nhưng lại không có giá trị sinh thái.
- Các chất màu tự nhiên dùng để nhuộm vải được công nhận là an toàn vì hầu hết trong số đó không dị ứng, có khả năng phân hủy sinh học, không độc hại và không gây ung thư.
- Do đó, việc ứng dụng chất màu tự nhiên để tạo màu cho các sản phẩm trong các lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, may mặc đang là xu hướng được ưa chuộng.
- Việc sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm màu cho vải là nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên thế giới.
- Ở trong nước, các vật liệu tự nhiên như củ nâu, lá chàm, cánh kiến đã được dân gian sử dụng để nhuộm màu cho vải sử dụng hàng ngày, hình thành các loại vải như diềm bâu, lãnh, các mặt hàng thổ cẩm.
- Trong quá trình nhuộm màu, người ta thấy rằng vải được nhuộm bằng chất màu tự nhiên thường có độ bền màu với giặt, với ánh sáng kém.
- Chính vì vậy trong dân gian đã sử dụng kinh nghiệm của mình để cầm màu cho vải, giúp cho vải nhuộm màu tự nhiên có độ bền màu tốt hơn.
- Đối với vải nhuộm bằng củ nâu, người ta đã biết ngâm xuống bùn để lợi dụng ion sắt có sẵn trong bùn cầm màu cho vải.
- Một số loại lá có tanin cao cũng đã được sử dụng để cầm màu cho sản phẩm nhuộm từ lá chàm, ví dụ như lá trầu không.
- 2  Củ nghệ (Turmeric) từ lâu đã được sử dụng làm phẩm màu trong lĩnh vực thực phẩm.
- Thành phần chính của củ nghệ là Curcumin, một chất cho màu vàng kim.
- Đây là màu khá hiếm trong tự nhiên vì đa phần màu sắc tự nhiên có gam màu trầm.
- Curcumin cũng được biết đến như một chất có dược tính cao, giúp tăng cường khả năng kháng sinh, được dùng như một thực phẩm chức năng để hỗ trợ chữa bệnh.
- Gần đây một số nghiên cứu đã đề cập đến khả năng nhuộm màu cho vải của chất màu chiết xuất từ củ nghệ [3] tuy nhiên qua nghiên cứu sơ bộ cho thấy độ bền màu của vải nhuộm bằng củ nghệ rất kém.Từ đó thấy rằng việc nghiên cứu khả năng cầm màu cho vải sau khi nhuộm màu bằng chất màu tự nhiên tách chiết từ củ nghệ là cần thiết.
- Trong các nghiên cứu về cầm màu cho vải, phương pháp sử dụng ion kim loại thường được ứng dụng.
- Các ion kim loại được sử dụng là những ion có độ âm điện lớn, có khả năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ.
- Sau khi tạo phức, các hợp chất hữu cơ mang màu sẽ hình thành mạng liên kết không gian trên vật liệu, tăng cường khả năng liên kết với vật liệu giúp cho độ bền màu tốt hơn.
- Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp cầm màu phù hợp cũng là một nghiên cứu cần quan tâm.
- Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xử lý nâng cao độ bền màu của vải bông nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ củ nghệ’’ nhằm đóng góp một giải pháp góp phần nâng cao độ bền màu cho vải bông, làm phong phú và đa dạng hơn nữa màu sắc nhuộm từ chất màu tự nhiên.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là khảo sát, xác định được hóa chất, công nghệ cầm màu cho vải bông nhuộm bằng chất màu tách chiết từ củ nghệ.
- Nhằm nâng cao độ bền màu với giặt.
- 3  Đối tượng nghiên cứu.
- Củ nghệ dạng thương phẩm, được mua trên thị trường +Vải bông 100% sản xuất tại công ty Dệt 8/3 đã qua nấu, tẩy trắng Các thông số cơ bản: Thành phần: 100% Bông Kiểu dệt thoi: vân điểm.
- Hóa chất sử dụng: Hóa chất sử dụng được mua tại cửa hàng thuộc Công ty cổ phần hóa chất và vật tư KHKT, 39 Phố Tràng tiền, có xuất xứ Trung Quốc.
- Al2 ( SO4)3 - Chất cầm màu Optifix RSL của hãng Clariant.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Khảo sát lựa chọn nhiệt độ, thời gian nhuộm - Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất cầm màu, thời gian, nhiệt độ đến khả năng cầm màu của vải Bông + Khảo sát nhiệt độ và thời gian cầm màu + Khảo sát nồng độ chất cầm màu - Đánh giá khả năng cầm màu thông qua độ bền giặt 4.
- Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu thực nghiệm + Nghiên cứu khả năng cầm màu bằng các ion kim loại + Nghiên cứu khả năng cầm màu bằng màng cao phân tử + Đánh giá khả năng cầm màu bằng nhóm tiêu chuẩn ISO – 105 – C về độ bền giặt 4 5.
- Kết luận Chất màu tự nhiên được tách chiết từ củ nghệ có thể được sử dụng để nhuộm cho vải bông.
- Chất màu cho màu vàng ánh kim, là màu tự nhiên khá hiếm.
- Độ bền màu với giặt của vải bông được nhuộm bằng nghệ khá thấp, chỉ đạt cấp 2 hoặc cấp 2-3.
- Chính vì vậy việc nghiên cứu để cầm màu cho vải nhuộm là cần thiết.
- Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, đề tài đã lựa chọn và sử dụng Ion sắt (FeSO4) là tác nhân cầm màu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi cầm màu cho vải bông, độ bền màu của vải có thể đạt cấp 4.
- Nghiên cứu cũng cho thấy cầm màu ở nhiệt độ 95o C, nồng độ 2 g/l, dung tỷ 1:30 là thích hợp.
- Bên cạnh Ion sắt, lựa chọn hóa chất cầm màu Optifix RSL của hãng Clariant cũng có thể đảm bảo độ bền màu với giặt đạt cấp 3-4.
- Công nghệ cầm màu phù hợp với chất này là nồng độ 2 g/l, nhiệt độ 95o C với dung tỷ 1:30

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt