« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LÊ THỊ TÂM THANH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU THỜI TRANG VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Dệt May Mã đề tài : 2014BDET-KT03 Người hướng dẫn khoa học: TS.
- Dƣơng Thị Kim Đức HÀ NỘI - 2016 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam Tác giả luận văn: Lê Thị Tâm Thanh Khóa: CH2014B Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Dương Thị Kim Đức Từ khóa: Thương hiệu, thương hiệu thời trang, phát triển thương hiệu thời trang Nội dung tóm tắt: a) Lý do lựa chọn đề tài Ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
- Những sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nói chung và với mỗi doanh nghiệp thời trang nói riêng.
- Thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, một khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì nó trở thành một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp.
- Tài sản thương hiệu khó đo lường và khó nhận biết hơn các loại tài sản khác của doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều giá trị mà có khi ngay cả chủ nhân của thương hiệu đó cũng không thế ước lượng được chính xác.
- Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu là công tác thật sự quan trọng và đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp thời trang Việt Nam hiện nay.
- Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thƣơng hiệu thời trang Việt Nam”.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang thế giới và Việt Nam, tổng kết, phân tích và đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam (chủ yếu chú trọng phát triển sản phẩm và sản phẩm thời trang), nhằm góp phần khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu thời trang Việt Nam trong thời gian tới.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển 2 thương hiệu thời trang của một số hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới (Chanel, Gucci, Hermes) và Việt Nam (May 10, Việt tiến, Canifa) c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả  Các nội dung chính - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương hiệu, phát triển thương hiệu, thương hiệu thời trang, phát triển thương hiệu thời trang - Nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang của một số hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam - Tổng kết, phân tích và đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam.
- Những đóng góp mới của đề tài - Về lý luận: Hệ thống những nghiên cứu về thương hiệu thời trang và thời trang Việt Nam để làm sáng tỏ cơ sở lý luận phát triển thương hiệu thời trang thế giới và Việt Nam.
- Về thực tiễn: Những biện pháp đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam Nếu các giải phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam được áp dụng sẽ góp phần khẳng định và nâng cao giá trị thương hiệu thời trang Việt Nam trong tương lai.
- Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu các văn bản, chủ trương chính sách về phát triển thương hiệu của Đảng và Nhà nước, các Bộ ban ngành.
- Nghiên cứu phân tích, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển thương hiệu, phát triển thương hiệu thời trang.
- các sách, báo, tạp chí về phát triển thương hiệu, thương hiệu thời trang.
- Tổng kết kinh nghiệm Phương pháp bổ trợ: 3 - Thống kê, xử lý số liệu, biểu đồ d) Kết luận Về lý luận: Đề xuất 6 giải pháp phát triển thương hiệu thời trang Việt Nam 6 giải pháp: o Xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu, nâng cao nhận thức về thương hiệu o Xây dựng chiến lược thương hiệu o Nâng cao giá trị của sản phẩm o Truyền thông thương hiệu o Bảo vệ thương hiệu o Liên kết và nhượng quyền thương hiệu Về thực tiễn: Qua thực tế việc nghiên cứu áp dụng giải pháp phát triển thành công dòng sản phẩm veston nam four season của thương hiệu thời trang TUANBOT, luận văn đưa ra 6 bài học kinh nghiệm: 6 bài học kinh nghiệm o Đầu tư cho thương hiệu o Tôn trọng các quy định quốc gia và quốc tế về sở hữu trí tuệ o Đẩy mạnh khâu thiết kế sản phẩm o Chất lượng là yếu tố hàng đầu để phát triển một thương hiệu o Xây dựng giải pháp phát triển thương hiệu lâu dài o Sự phối hợp giữa các giải pháp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt