« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học của hệ thống lái xe tải


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài : Xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học của hệ thống lái xe tải.
- Hoàng Thăng Bình Từ khoá : Mô hình động lực học, Hệ thống lái.
- Khi xe ô tô chạy với vận tốc càng lớn thì hệ thống lái càng nhạy nếu vẫn giữ nguyên mô men đánh lái thì nguy cơ quá lái (bay lái) rất cao, điều này là vô cùng nguy hiểm cho người lái và các phương tiện tham gia giao thông.
- Khi vận tốc lớn thì mô men trợ lực lái cần giảm để giữ nguyên mô men đánh lái.Vì vậy, để có cảm giác lái thì hệ thống trợ lực phải có tỷ số truyền lực thay đổi.
- Hiện nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu riêng các thông số, cơ sở dữ liệu của hệ thống trợ lực lái xe tải.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu động lực học của hệ thống lái xe tải” để đưa ra bộ thông số thiết kế, cải tiến trợ lực lái cho các hệ thống lái nói chung và xe tải nói riêng.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định Mômen cản quay vòng của xe tải để làm cơ sở thiết kế hệ thống trợ lức lái của xe tải.
- Cơ sở lý thuyết động lực học quay vòng, các yếu tố ảnh hưởng đến quay vòng ô tô.
- Xác định mô men cản quay vòng hệ thống lái xe tải.
- Xây dựng mô hình, khảo sát đưa ra mối quan hệ giữa mô men cản quay vòng với các thông số như góc quay bánh xe dẫn hướng, vận tốc ô tô.
- Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu để điều khiển nguồn trợ lực cho hệ thống lái.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Với cơ sở lý thuyết về động lực học quay vòng ô tô, ảnh hưởng của độ đàn hồi lốp, các góc đặt bánh xe để xây dựng mô hình động lực học, tìm ra mô men cản quay vòng của xe tải.
- Tuy nhiên, với mô hình này chưa khảo sát được sự phân bố lại tải trọng giữa các bánh xe bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quỹ đạo chuyển động của ô tô.
- Phân tích được ý nghĩa của các góc đặt bánh xe vànhững ảnh hưởng chúng đến mô men cản quay vòng.
- Xây dựng được mô hình tính toán hệ thống lái có khảo sát đến các yếu tố ảnh hưởng như lực dọc, lực ngang, khả năng biến dạng lốp, mômen cản quay vòng.
- Sử dụng công cụ Matlab&Simulik để tính toán các thông số và khảo sát sự thay đổi mô men cản quay vòng của bánh xe dẫn hướng khi thay đổi vận tốc của ô tô và góc đánh lái.
- Sử dụng bộ thông số xe cụ thể để tính toán, khảo sát các thông số ảnh hưởng đến mô men cản quay vòng của ô tô, kết quả tính toán phù hợp với các quy luật nghiên cứu trong lý thuyết.
- Ý nghĩa thực tế của đề tài nhằm cải thiện đặc tính của hệ thống lái khi quay vòng và làm cơ sở để thiết kế bộ trợ lực lái đảm bảo mô men trợ lực phù hợp với các chế độ thay đổi của vận tốc ô tô và tốc độ đánh lái của người lái.
- Các kết quả chạy chương trình khảo sát cho thấy đối với cùng một xe, cùng một tải trọng, cùng một mômen đánh lái khi thay đổi vận tốc sẽ làm cho bánh xe dẫn hướng thay đổi, do đó sẽ thay đổi quỹ đạo chuyển động của ô tô.
- Kết quả cũng chỉ ra rằng để cải thiện tính năng quay vòng của ô tô, can thiệp đối với hệ thống lái là đưa vào hệ thống lái một bộ trợ lực có khả năng thay đổi mô men.
- Các kết quả khảo sát đạt được đã khẳng định cho phần nghiên cứu lý thuyết, cũng như thực tế.
- Việc chọn mô hình khảo sát phù hợp, không quá phức tạp, thể hiện được đầy đủ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Các nội dung phân tích, nghiên cứu lý thuyết cũng như các kết quả đạt được khi chạy chương trình mô phỏng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở nâng cấp, thiết kế, đảnh giá chất lượng của quỹ đạo chuyển động đảm bảo cho vấn đề an toàn giao thông hiện nay.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt